Ngày
8 tháng 5 năm 2015, tại trụ sở của công ty Nike (Portland), Tổng thống Obama đã
phát biểu:
“Khi
chúng ta xem xét một quốc gia như Việt Nam, vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải thực sự thay đổi chính sách và cải thiện tiêu
chuẩn cho người lao động...”
"Họ
phải thiết lập được mức lương cơ bản. Họ phải thông qua luật về điều kiện an
toàn lao động và bảo vệ công nhân.”
“Lần
đầu tiên, Việt Nam sẽ phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo
vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi.TPP sẽ giúp tạo ra sân chơi
công bằng và mang lại lợi ích cho người lao động Việt Nam."
Tại
sao Tổng thống Mỹ lại yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam “phải để cho người lao
động tự do thành lập côngđoàn”? Trong khi tại Việt Nam đã có “ Tổng liên đoàn
lao động” với gần 120 ngàn công đoàn cơ sở, trên 8 triệu 500 ngàn đoàn viên?
“Công
Đoàn Độc Lâp”, Niềm tin và cuộc đấu tranh gian khổ.
Khi
nhìn thấy sự bất công xẩy ra mọi lúc, mọi nơi đối với giai cấp công nhân và
người lao động trong một đất nước luôn
trương bảng hiệu “ độc lập, tự do, hạnh phúc.” (!) từ năm 2006, những anh chị em trong nước quan tâm
đến quyền lợi của người lao động tại Việt Nam đă tuyên bố thành lập “ Công
Đoàn Độc Lập Việt Nam” ( CĐĐL).
Trong
Lời kêu gọi gửi toàn thể công nhân và người lao động Việt Nam, sau khi tuyên bố
thành lập đã nêu rõ:
“Hôm
nay, ngày 20 tháng 10 năm 2006, tại Hà Nội, Tổ chức "Công
Đoàn Độc Lập"
đầu tiên của Việt Nam được tuyên bố thành lập.
Công
Đoàn Độc Lập Viêt Nam được thành lập nhằm mục
đích giúp đỡ, bảo vệ các lợi ích về vật chất và tinh thần của giai cấp công
nhân và người lao động Việt Nam.
Bất
kỳ người công nhân và người lao động Việt Nam nào cũng có quyền gia nhập Công
Đoàn Độc Lập Việt Nam.
Công
Đoàn Độc Lập Việt Nam có trách nhiệm sử dụng
các công cụ pháp lý, các quan hệ trong và ngoài nước để giúp đỡ, bảo vệ quyền
lợi về vật chất và tinh thần của các
thành
viên...”
Đúng
một tuần sau, từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 10 năm 2006, một cuộc hội nghi quốc
tế gồm trên 70 đại biểu từ 13
nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc châu, Pháp, Anh, Đức, Bỉ,
Tiệp, Hà lan, Nga được tổ chức tại Warszawa, thủ đô nước Cộng Hòa Ba Lan. Hội
nghị mang tên “ Cơm Áo và Tự do” được sự tài trợ của “ Công Đoàn Đoàn Kết”, Ba Lan,
"Hiệp Hội Tự Do Ngôn Luận Ba Lan”.
Hội
Nghị nhằm mục đích ủng hộ về mọi mặt cho “ Công đoàn độc lập Việt Nam”. Các
đại biểu hội nghị được các bộ trưởng, chánh văn phòng Tổng Thống Ba Lan, văn
phòng Thủ tướng chào đón. Các đại biểu cũng đến chào Chủ tịch Công đoàn đoàn
kết , thăm viện bảo tàng “ Công đoàn đoàn kết" tại Gdansk.
Cùng
ngồi ghế chủ tọa với các đại biểu Việt Nam là Phó chủ tịch Công Đoàn Đoàn
Kết Ba Lan T. Wojciech và
Chủ tịch Hiệp Hội tự do ngôn luận Balan M. Chojecki.
Hội
nghi đã thành lập “Ủy Ban Bảo vệ người lao động Việt Nam” ( UBBV).
Từ
thời điểm đó, UBBV và CDĐL đã sát cánh cùng nhau trong việc tranh
đấu cho quyền lợi của công nhân và người lao động Việt Nam.
Tuy
nhiên, sau khi được kết nạp làm thành viên “ Tổ chức thương mại thế giới -WTO”,
nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã nuốt lời cam kết.
Nhà
cầm quyền CS bắt đầu đàn áp dã man những thành viên sáng lập “ Công đoàn độc
lập”: Luật sư Lê Thị công Nhân và những thành viên sáng lập khác
bị vào tù; Phó chủ tịch Lê Trí Tuệ bị bắt cóc, biệt tích từ 8 năm
nay,nhiều người buộc phải trốn chạy ra nước ngoài và xin tỵ nạn tại các nước
dân chủ.
Nhưng,
những anh chị em tranh đấu cho quyền lợi của người lao động quyết không bỏ
cuộc, tiếp tục hoạt động bí mật, tiếp cận các công ty, xí nghiệp để xây dựng
phong trào.
Những
anh chị em trong nước vẫn bám trụ với các cơ sở công nhân: Hàng chục ngàn tờ
báo với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu hướng dẫn công nhân tranh đấu bảo vệ quyền
lợi đã được phát hành và gửi tới người lao động bằng mọi hình thức.
Hàng
trăm cuộc đình công lớn nhỏ mỗi năm đã xẩy ra trong phạm cả nước, có những cuộc
đình công có hàng chục ngàn công nhân tham gia. Những cuộc đình công đã buộc
giới chủ phải nhượng bộ một phần những đòi hỏi chính đáng của công nhân.
Cuối
năm 2008, " Phong Trào Lao Động Việt" ra đời như là một sự
tiếp nối để giúp đỡ công nhân không ngừng tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mình.
Tại
Hải ngoại, anh chị em trong UBBV đã tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, tiếp xúc với
nghiệp đoàn các nước, chính phủ các nước để tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt
Nam toa rập với giới chủ, tạo điều kiện cho giới chủ bóc lột thậm tệ người lao
động Việt Nam.
Tổng
Liên Đoàn Lao Động Việt Nam ( TLĐLĐVN) chỉ là một tổ chức do đảng CS lập ra.
Chủ tịch TLĐLĐVN qua các thời kỳ là Uỷ viên trung ương đảng CS Việt Nam, tất cả
các cấp lãnh đạo công đoàn từ trung ương đến cơ sở đều do các đảng viên CS nắm
giữ. Đây là tổ chức cộng sản trá hình, được lập ra từ năm 1946 đến nay, các chủ
trương, đường lối không hề thay đổi. Trong „Điều lệ” củaTLĐLĐVN cũng nói rõ:”
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”. Mọi hoạt động của TLĐLĐVNchỉ là thực hiện mọi chỉ
thị của đảng cộng sản, kiểm soát chặt chẽ mọi sinh hoạt của công nhân.
Ngày
30.01.2008, với sự chấp thuận của TLĐLĐVN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra nghị
định số 11/2008 ND-CP, thực chất nội dung của Nghị định là cấm công nhân đình
công.
UBBV
cũng thường xuyên làm cho dư luận quốc tế thấy rõ việc xuất khẩu lao động của
nhà cầm quyền Việt Nam thực chất là buôn nô lệ với tài sản thế chấp buộc các
nạn nhân phải làm việc cật lực để trả lãi tiền vay ngân hàng trong nước.
UBBV
đã có mặt ở những nơi mà người lao động Việt Nam bị bóc lột và bị coi rẻ như Mã
lai, nơi có nhiều công nhân xuất khẩu nhất Đông Nam Á, nơi mà năm 2007, 2008 đã
có hàng trăm công nhân bị chết vì tai nạn lao động để giúp đỡ. UBBV đã
gặp gỡ các giới chức Tổng Liên Đoàn Mã lai để can thiệp với giới chủ; hướng dẫn
công nhân tham gia nghiệp đoàn Mã Lai, thành lập nghiệp đoàn của mình để tự bảo
vệ. Anh chị em tranh đấu cho quyền Nghiệp đoàn chấp nhận mọi gian khổ hiểm
nguy.
Giữa năm 2009,
trong một khóa huấn luyện tại nước ngoài, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng
Quốc Hùng đã gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với những nhà lãnh đạo Nghiệp Đoàn
Miến Điện.
Cuộc
gặp gỡ đã tăng thêm niềm tin cho những người dấn thân vì công nhân tại Việt
Nam. Đến với công nhân, chia sẽ những khó khăn với công nhân là bổn phận từng
ngày, từng giờ của anh chị em từ
trước đến nay.
Cuối
năm 2009, UBBV tổ chức đại hội lần thứ 2 tại Kuala Lumpur,
Thủ đô nước Mã Lai nhằm tạo điều kiện gần gũi hơn với công nhân xuất khẩu Việt
nam tại Mã Lai. Nguyễn Hoàng
Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh thay mặt anh em trong nước tham dự hội nghị.
Hội nghị được sự quan tâm của Tổng liên đoàn lao động Mã lai và các Nghiệp đoàn
quốc tế.
Cuộc tranh đấu đòi quyền lợi bị giới chủ cướp đoạt những
ngày tháng 1 năm 2010 của trên 10 ngàn công nhân công ty giày Mỹ Phong, Trà
Vinh với sự hướng dẫn giúp đỡ trực tiếp của PTLDV đã mang lại thắng lợi,
buộc giới chủ phải thỏa mạn phần lớn đòi hỏi của công nhân.
Nhà cầm quyền Việt Nam lại thẳng tay đàn áp.
Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ
Thị Minh Hạnh bị bắt và bị kết án nặng
nề: 9 năm tù cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng; 7 năm tù cho Đoàn Huy Chương và Đỗ thị
Minh Hạnh.
UBBV bắt đầu chiến dịch đòi tự do cho Hùng, Hạnh,
Chương.
Bản án mà nhà cầm quyền dành cho 3 người đã làm cho dư
luận thế giới và cộng đồng người Việt hải ngoại thấy rõ hơn những khó khăn mà UBBV
và anh chị em trong nước từ CĐĐL đến PTLĐV phải vượt qua,
những hy sinh to lớn mà từ lâu nay họ âm thầm chịu đựng và kiên quyết tranh đấu
vì quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam.
Cả Hùng, Hạnh, Chương đều lần lượt được Mạng
Lưới Nhân Quyền Việt nam vinh danh.
Dư luận thế giới ngày càng thấy rõ cuộc tranh đấu của anh
chị em trong nước và UBBV là hoàn toàn vì quyền lợi của người lao động
Tháng 6 năm 2012, UBBV tổ chức đại hội lần 3
tại Washington DC, nhằm tiếp cận gần hơn với
chính giới Hoa Kỳ, các tổ chức NGO của Mỹ và các Nghiệp đoàn Mỹ, kêu gọi dư
luận tạo sức ép buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho Hùng Hạnh
Chương, làm cho chính giới và các Nghiệp đoàn Hoa kỳ thấy rõ hơn Tổng
Liên Đoan Lao Động do đảng cộng sản lập ra chỉ là bù nhìn.
UBBV cũng đã nhiều lần tiếp xúc, gặp gỡ ban lãnh đạoTổng
Liên Đoàn Lao Động Thế Giới ( International Trade Union Confederation - ITUC)
tại Bỉ.
UBBV đã cho ITUC và nhiều nghiệp đoàn thành viên thấy
rằng, giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam cần có một tổ chức Nghiệp
đoàn đúng nghĩa, do công nhân tự lập ra, đại diện quyền lợi cho mình chứ không
phải là nghiệp đoàn trá hình làm vật trang sức cho đảng cộng sản.
Năm 2014, Công Đoàn Độc Lập, UBBV và PTLDV đã
chính thức liên kết thành "Liên Đoàn lao Động Việt Tự Do" ( Viết tắt
là Lao Động Việt- LDV) để
tăng thêm sức
mạnh, tăng cường sự hỗ trợ trong và ngoài nước.
Lao Động Việt đã chính thức nạp đơn để làm
thành viênTổng Liên Đoàn lao Động Thế Giới ITUC.
Giữa tháng 1 năm 2014, LDV đã tổ chức đại hội
lần thứ 1 tại Bangkok,
Thủ đô Thái lan để tạo điều kiện cho anh chi em trong nước và vùng Đông Nam Á
tham gia.
Sau Đại Hội, LDV đã viết thư đến chính phủ
các nước thành viên tham gia đàm phán Hiệp ước
thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP, nêu rõ thực trạng của giai cấp
công nhân và người lao động Việt Nam, đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam phải chấp
nhận tính hợp pháp của LDV.
LDV phải được hoạt động công khai tại
Việt Nam, giai cấp công nhân Việt nam có quyền thành lập các Công Đoàn Độc lập
của mình. Coi đây là một điều kiện bắt buộc khi ký kết TPP. Nếu không, giai cấp công nhân và người lao
động Việt nam tiếp tục là những nô lệ ngay trên chính quê hương mình. Hàng hóa
mà họ làm ra để xuất khẩu đến các nước TPP sẽ thấm đượm nước mắt,mồ hôi và cả
máu của người công nhân.
Cuộc tranh đấu phối hợp của LDV với các tổ
chức và cộng đồng trong và ngoài nước đã buộc nhà cầm quyền cộng sản phải trả
tự do vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh (ĐTMH) sau hơn 4 năm 6 tháng bị cầm tù.
Như một đại diện của giai cấp công nhân bị áp bức tại
Việt nam, ĐTMH đã đi đến các nước âu châu và Mỹ gặp gỡ các chính phủ,
các tổ chức nghiệp đoàn, gặp gỡ lãnh đạo ITUC nêu rõ sự cần thiết phải
có Công Đoàn Độc Lập tại Việt Nam.
Sau một thời gian vận động tại Âu châu và Mỹ, ĐTMH
lại trở về Việt Nam tiếp tục tranh đấu cho quyền thành lập nghiệp đoàn của
công nhân; tiếp tục tranh đấu đòi trả tự do cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng
và Đoàn Huy Chương dù nguy hiểm luôn luôn rình rập.
Một thành viên khác của LĐV: Đặng Chí Hùng ( tên
thật là Phạm Mạnh Hùng), trong thời gian hoạt động tại Việt Nam, bị an ninh
cộng sản truy sát, phải chạy sang Thái lan, bị cảnh sát Thái bắt giam theo yêu
cầu của nhà cầm quyền Việt Nam. Sau một thời gian bị giam cầm, Đặng Chí Hùng
được chính phủ Canada bảo lãnh tỵ nạn.
Đặt chân đến Canada Đặng Chí Hùng không hề
nghỉ ngơi, tiếp tục lên tiếng tranh đấu cho quyền lợi của người lao động Việt
Nam.
Đặng Chí Hùng đã trực tiếp điều trần trước
Quốc Hội Canada về thực trạng nhân quyền
tại Việt Nam, đặc biệt là cuộc sống và quyền lợi của người công nhân Việt
Nam luôn bị nhà cầm quyền và giới chủ coi rẻ.
Tại Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2015, luật sư Lê
Thị Công Nhân, thay mặt LDV đã gửi thư đến nhà cầm quyền Việt Nam đề nghị LDV
được đăng ký hoạt động công khai và hợp pháp tại Việt Nam. Nhưng đến nay, đã
hơn hai tháng vẫn chưa nhận được trả lời của nhà cầm quyền Việt nam
Trong những ngày vừa qua, ĐTMH có mặt tại
ÚcChâu, thay mặt cho LDV tham dự đại Hội các Nghiệp Đoàn Liên bang
Úc.
Tại Việt nam, các thành viên LDV, dù bị nhà cầm quyền cho công
an theo dõi, một số trường hợp bị công an giả dạng côn đồ đánh đập dã man, vẫn
thường xuyên bám trụ các công ty, xí nghiệp hướng dẫn công nhân tranh đấu dưới
nhiều hình thức.
Các cuộc đình công vẫn liên tiếp nổ ra, phạm
vi ngày càng lớn, đặc biệt là khu vực phía nam.
Những ngày đầu tháng 4 năm 2015, cuộc đình
công của hơn 90 ngàn công nhân công ty PouYuen tai khu công nghiệp Tân Tạo, Sài
Gòn đã làm chấn động dư luận trong nước và thế giới.
Lần đầu tiên, cuộc tranh đấu không hướng tới
giới chủ mà hướng tới nhà cầm quyền, chống lại điều 60 luật bảo hiểm xã hội đã
được quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ năm tới.
Hàng ngàn công an và dân phòng đã được điều tới nhằm uy
hiếp công nhân. Nhưng sức mạnh của gần trăm ngàn người đã buộc công an không
dám đàn áp.
Cuộc đình công đã lan tỏa đến nhiều nơi khác trong cả
nước đặc biệt là cuộc đình công của công nhân Long an kéo dài hơn 10 ngày.
Tổng Liên đoàn lao động Việt nam đáng lẽ phải ủng hộ
nguyện vọng chính đáng của công nhân, nhưng lại đe dọa công nhân. Chủ tịch Tổng
Liên Đoàn Đặng Ngọc Tùng còn buộc tội công nhân là bị bọn phản động xúi dục.
Nhà cầm quyền sau một thời gian dùng sức mạnh
đe dọa, nhưng không ngăn cản được ý chí của người lao động đành phải xuống nước
điều đình với công nhân. Đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải hứa là đề nghị với Quốc Hội sửa lại điều 60
luật BHXH.
Cuộc tranh đấu vừa qua chứng tỏ sức mạnh lớn
lao của người lao động, khi họ đoàn kết thành một khối, tranh đấu vì quyền lợi
chung.
Giai cấp công nhân và người lao động là nguồn lực trực
tiếp sản sinh ra của cải vật chất, là lực lượng quyết định trong vấn đề tăng
trưởng kinh tế hiện nay tại Việt nam, nhưng lại là lực lượng bị coi rẻ, bị bóc
lột tệ hại nhất.
Tranh đấu cho Nhân quyền, trước hết phải
tranh đấu cho quyền dân sinh và quyền của người lao động.
Từ gần 9 năm nay LDV không bao giờ tách rời
mục tiêu đó.
Trong quá trình cố gắng đạt được mục tiêu tối
hậu là thành lập một CĐĐL, LDV cũng đã kết hợp với nhiều tổ chức quốc tế để
giúp đỡ cải thiện đời sống công nhân:
- Năm 2008 UBBV đã kết hợp với đài truyền hình số 7 của Úc Châu đột nhập nhà
máy của công ty Nike tại Mã lai, thu thập những chứng cứ về sự tồi tệ của giới
chủ đối với công nhân để đưa ra công luận. Sau khi những thước phim được công
chiếu, dư luận đã buộc giới chủ Nike bồi thường cho hàng chục ngàn công nhân
trong đó có hơn 8 ngàn công nhân Việt Nam. Điều kiện làm việc và nơi ăn ở của
công nhân sau đó được cải thiện.
- Tranh đấu với giới chủ, giúp cho một số công nhân công ty Diamond
tại BìnhDương, Việt Nam bị đuổi việc có lại việc làm.
- Giúp cho 41 công nhân của công ty Topla Hight Tech tại Mã Lai lấy
lại 8 tháng tiền lương
- Giúp cho 16 công nhân hảng tàu Nhân Khánh ở Mã Lai được trở về VN
vì không có việc làm, chủ không trả lương.
- Đưa 11 công nhân bị tù ở Mã Lai về lại VN.
- LDV đã giúp các tổ chức quốc tế điều tra về tình trạng lương bổng cũng như
an toàn lao động tại các công ty có chi nhánh ở VN như: Nike, Shilla Bags,
và Vina Duke.
- Tháng 5, năm 2015 LDV đã kết hợp với tổ chức Educating for Justice để
huấn luyện về cách điều tra các công ty.
- Tháng 6, năm 2015 LDV đang giúp Liên Hiêp Quốc điều tra về tình hình
công nhân xuất khẩu lao động VN tại Mã Lai.
Dù gian khổ, tù đày, hy sinh, các thành viên
LDV luôn luôn kiên cường bám trụ các xí nghiêp, các công ty, hướng dẫn và giúp
đỡ công nhân tranh đấu bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
LDV cũng đã làm cho các chính phủ, các đối
tác kinh tế của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam không thể thờ ơ trước cuộc sống
tối tăm của công nhân và người lao động Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên " Công Đoàn Độc
Lập" trở thành một điều kiện cứng rắn trên bàn đàm phán TPP.
Không phải ngẫu nhiên mà giờ đây " Công
Đoàn Độc Lập" là một từ phổ thông trên các phương tiện truyền thông và dư
luận.
Không phải ngẫu nhiên mà Tổng Thống Mỹ Obama
nhiều lần nhắc đến " Công Đoàn Độc Lập" trong các phát biểu của mình
liên quan đến Việt nam.
Lê Thị Công Nhân, Lê Trí Tuệ, Đỗ thị Minh
Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, dù bị tù đày, bị tra tấn dã man,
dù bị giam cầm trong điều kiện nghiệt ngã nhất vẫn kiên cường, vẫn chấp nhận hy
sinh vì họ tin tưởng vào sức mạnh của công nhân, tin tưởng chắc chắn rằng mục
tiêu tranh đấu cho quyền dân sinh, tranh đấu cho quyền lao động sẽ được sự đồng
tình của đồng bào trong nước và hải ngoại.
Quyền thành lập Công Đoàn Độc Lập chắc chắn sẽ
trở thành hiện thực tại Việt Nam
Trần Ngọc Thành
Lao Động Việt
--
Nếu
muốn tìm hiểu thêm, xin vào website
Email về chao@laodongViet.org