Trang mạng
Milwaukee Journal Sentinel mới đây dẫn lời Phó Đô đốc Brian Antonio, giám đốc
quản lý chương trình đóng chiến hạm tuần duyên, cho biết Hải quân Mỹ sẽ sớm
phái tuần dương hạm tối tân USS Milwaukee tham gia tuần tra an ninh hàng hải tại
Biển Đông.
Cận cảnh siêu hạm tuần duyên USS
Milwaukee của Hải quân Mỹ (Ảnh: Journal Sentinel)
“Giống như tàu
USS Fort Worth, chiến hạm USS Milwaukee là đại diện tốt nhất cho Mỹ và hải quân
Mỹ”, Phó Đô đốc Antonio phát biểu trong buổi lễ bàn giao hôm 21/11 tại hồ
Michigan với sự tham dự của khoảng 4.000 quan khách.
Tuần dương hạm USS Milwaukee, được đóng tại bang
Wisconsin miền Tây nước Mỹ, vừa được bàn giao cho lực lượng Hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, chưa rõ thời điểm tàu tuần dương trên sẽ có
mặt để tham gia tuần tra tại Biển Đông.
“Chiến hạm USS
Milwaukee cùng một số tàu tuần duyên sẽ góp phần làm thay đổi khó tin đối với
hải quân Mỹ”, Tư lệnh tàu USS Milwaukee Kendall Bridgewater phát biểu.
Tuần dương hạm USS Milwaukee được thiết kế tuần tra
gần bờ và chạy với vận tốc nhanh hơn nhiều các tàu tuần tra khác và có thể
chuyển đổi chức năng tấn công sang nhiệm vụ rà phá bom mìn và tác chiến chống
ngầm.
Tàu USS Milwaukee có lượng giãn nước tối đa 3.400 tấn,
chiều dài 118,5m, rộng 17,5m có thể chở đến 100 người. Với hai động cơ tuốc bin
khí kết hợp với hai động cơ diesel và 4 động cơ phản lực nước tạo ra tổng công
suất tới 113.710 mã lực, tàu USS Milwaukee có thể đạt vận tốc tối đa hơn 83 km/h
và tầm hoạt động 3.000 hải lý.
Tàu USS Milwaukee là chiến hạm thứ ba lớp Freedom do
Công ty hàng hải Marinette đóng tại xưởng Marinette và đã chạy thử tại hồ
Michigan trước khi bàn giao cho Hải quân Mỹ.
Trong khi đó, Hải quân Mỹ tuần trước tuyên bố sẽ tiến
hành một đợt tuần tra nữa tại Biển Đông vào cuối năm nay, trong đó có việc áp
sát khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung cộng bồi đắp trái phép ở
Biển Đông.
Bên lề thượng đỉnh APEC tại Manila, Phi Luật Tân và
hội nghị cấp cao ASEAN tại Kuala Lumpur, Mã Lai gần đây, Tổng thống Hoa Kỳ Obama
hối thúc Trung cộng ngừng bồi đắp và xây dựng đảo phi pháp tại Biển Đông theo
luật pháp quốc tế.
Cuối tháng trước, Hoa Kỳ cũng phái tàu khu trục trang
bị hỏa tiễn định hướng USS Lassen tuần tra áp sát một đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi
đắp phi pháp tại quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo Milwaukee Journal Sentinel