„Có người trong ngành
Công An nói với tôi: “Muốn sống yên trong xã hội này hãy nằm xuống. Nằm xuống
rồi thì không ai muốn vật mình ngã cả”. Người ta muốn mọi người trong xã hội
này thành những con giun đất.“
Công an Việt Nam đã làm gì để
duy trì sự tồn tại của đảng?
Theo dõi
người bị tình nghi chống nhà nước thì ở đâu cũng có, từ cổ chí kim, từ đông
sang tây, chính quyền bá đạo hay vương đạo đều vậy. Ngăn chăn sự di chuyển của
người dân thì chỉ có nhà nước thuộc dạng không phải vì dân, do dân và của dân.
Nhà nước Việt Nam đang ngăn chặn tư do di chuyển của nhiều người.
Tôi điện
thoại hỏi thăm, chúc tết một người bạn, anh bảo đang trên đường thăm bạn bè, và
đang bị công an chìm theo sau. Một chị bạn tôi đến thăm bạn của chị trong một
chung cư, có vài cái xe gắn máy làm đuôi đeo lẵng nhẵng, chị đậu xe trong khu
nhà xe, lúc ra về, xe bị đâm thủng cả bốn bánh. Lần trước đó, chị đi xe đạp,
đến thăm một người bạn khác, gửi xe trong khu trông, giữ xe, lúc ra cũng bị
rạch bánh xe. Cụ Nguyễn Văn Lực, học trò của Nguyễn Thái Học, sau khi ra khỏi
tù Chí Hòa, năm 1985,đạp xe đi thăm bạn, trên quãng đường vắng, bị một tay du
đãng tông xe gãy chân, y chỉ mặt, chửi cụ: “ĐM thằng già, còn đi lạng quạng nữa
thôi?” Về nhà, chân bó bột, vài tháng chịu đau đớn cả tinh thần lẫn thể xác
không nổi, cụ mất. Tại Hà Nội, có trường hợp một người bị theo đến hơn chục năm
vì thường đến ăn ở một tiệm phở đang bị theo dõi. Người ta âm thầm một cách
“tối mật” để tìm ra “ổ gián điệp” trong lòng thủ đô xã hội chủ nghĩa.
Giữa những năm
1980 về trước, miền Bắc, rồi tiếp theo miền Nam Giải Phóng lâm vào cảnh ngăn
sông cấm chợ. Di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh nọ phải xin phép, phải qua hàng
chục trạm kiểm soát, vài cân gạo, cá mang theo cho người thân, gia đình cũng bị
cấm, bị tịch thu. Cả nước là nhà tù lớn. Người dân được khuyến khích, gián tiếp
có, trực tiếp có, người này theo dõi người khác, tổ trưởng dân phố theo dõi
người trong tổ, công an khu vực theo dõi người trong khu vực, học trò, sinh
viên theo dõi cô, thày. Sau năm 1975, dân miền Nam vô cùng ngạc nhiên và dị ứng
với cách công an phường, công an khu vực cứ đến nhà dân là xồng xộc vào, đi
thẳng xuống tới nhà bếp, ngó ngang ngó ngửa, không bỏ qua ngóc ngách nào, mà
miệng thì xoen xoét hỏi thăm ngọt như mật. Công an cố tìm đâu đó một bằng chứng
cỏn con dần dẫn đến kết luận ai đó chống chính quyền, phản động. Có người trong
ngành Công An nói với tôi: “Muốn sống yên trong xã hội này hãy nằm xuống. Nằm
xuống rồi thì không ai muốn vật mình ngã cả”. Người ta muốn mọi người trong xã hội này thành
những con giun đất. Người ta cũng cố tạo ra một hình ảnh về quyền
lực và sự đe dọa của đảng và nhà nước bao trùm lên mọi ngóc ngách của xã hội.
Hiếm có chế độ nào muốn tỏ ra sự đe dọa của họ với người dân như thế.
Công an Việt
Nam thuộc loại “giỏi nhất thế giới”(sic), nghiệp vụ của họ không thua gì của
các nước, nhưng khắc biệt về bản chất. Trong khi ở các nước tự do, các cơ-quan
an-ninh công an, cảnh-sát bị ràng buộc bởi định chế pháp-lý, bị kiểm soát bởi
quốc hội thì trong các nước độc tài, đảng trị, cộng-sản các cơ quan này được
phép ngồi trên tất cả và được dành cho các ưu tiên về ngân sách, quyền lực để
duy trì chế độ. Các cơ quan an ninh VN vẫn theo các bài học cũ được dậy từ Liên
Bang Sô Viết, Rumania, Trung Cộng, CHDCND Đức, chú trọng khủng bố, bắt cóc, thủ
tiêu. Không có con số chính xác, nhưng người ta ước lượng số lượng số mật báo
viên, công an chìm VN khoảng 500.000 người. Nếu gồm cả những người không chính
thức trong biên chế, như điềm chỉ, cộng tác viên, v…v số này có thể lên đến hàng
triệu. Trung bình từ 50 đến 100 người dân bị 1 – 2 người giám sát, theo dõi và
sẵn sàng bị báo cáo về bất cứ hành vi, lời nói của họ. Tưởng cũng nên nói thêm
về những người tình báo, chỉ điểm, nhân dân tự phát này. Một phần các mật báo
viên, điềm chỉ viên, nhân dân tự phát bị o ép phải làm việc với công an. CA nắm
được một điểm yếu nào đó của họ, như nghiện ngập, đĩ điếm, buôn lậu, mua, bán
ma túy, dân du đãng, cho vay nặng lãi v..v. Từ bị o ép, đám này sau trở thành
trợ thủ rất đắc lực cho CA để được yên thân. Một số người khác tình nguyện tham
gia, và phần lớn còn lại là những kẻ lợi dụng, cơ hội mong có được thêm chức vụ
trong nơi làm việc hay được dành cho thêm một chút dễ dãi trong xã hội, trong
nghề nghiệp. Mạng lưới chỉ điểm, mật báo viên này có mặt từ hạ từng cơ sở, nơi
có bọn cặn bã của xã hội cho đến thượng từng kiến trúc, nơi có các vị gọi là
tinh hoa của đất nước.
Khi một, hay nhiều đối tượng trong cùng một
nhóm, bị theo dõi, công an thường áp dụng các biện pháp thu thập thông tin một
cách kín đáo. Khi có đủ chứng cứ, họ bắt. Không đủ chứng cứ, họ ngụy tạo chứng
cứ để bắt. Khi không thể ngụy tạo chứng cứ, hoặc vì một lý do gì không hay chưa
thể bắt được, họ ra mặt khủng bố.
Khủng bố của
CA có 1001 cách. Đây chỉ sơ lược, không thể lường hết trong những bộ óc đặc sệt
suy nghĩ cách thức đàn áp người dân. Từ bắt đầu lộ diện một hai cái đuôi, làm
vẻ như vô tình, nhưng là cố ý cho đối tương biết là mình bị theo dõi( đừng nghĩ
là mình may mắn hay giỏi nên phát hiện ra bị theo dõi), người bị theo dõi sẽ có
thể hoảng sợ, trốn chạy,và sa lưới. nếu thấy không có gì phải trốn chạy thì
tinh thần cũng bất an, có thể không còn muốn ra khỏi nhà, không muốn liên lạc
thư từ, gọi phôn… Chiến thuật khủng bố “cách ly đối tượng với cộng đồng”, “bắt
cá ra khỏi nước” của CA bắt đầu có hiệu quả, bắt đầu chôn chân được đối tượng,
bắt đầu ngăn cấm được sự tự do di chuyển của người bị tình nghi. Nhưng nếu đối
tượng thuộc loại cứng cựa, sẽ có vài tên ” mặt không ưa được, mặt như c.a.” đến
rình mò, cắm trụ trước nhà, làm đuôi, thậm chí công khai ngăn chận không cho ra
khỏi nhà trong những trường hợp đặc biệt. Không chỉ chính đối tượng mới bị
phiền phức rắc rối, người nhà của họ cũng bị cố tình làm phiền, quấy nhiễu. CA
cố tình làm cho sinh hoạt, tình cảm trong gia đình bị xáo trộn, đôi khi đến đổ
vỡ.
Nếu vẫn chưa
lung lạc được tinh thần đối tượng, chưa phá vỡ được hạnh phúc gia đình, họ rỉ
tai, xúi bẩy mọi người chung quanh, hàng xóm, láng giềng, họ hàng, bạn đồng
nghiệp, thậm chí cả bạn hàng ngoài chợ tỏ thái độ ghét bỏ, tố khổ, chửi bới,
bất hợp tác bằng đủ mọi cách khiến đối tượng và có khi cả gia đình không dám ra
khỏi cửa đi đến đâu, con còn nhỏ không dám đến trường. Chính đối tượng hay
người nhà có thể bị mất việc làm hạ bậc lương hay bị thuyên chuyển đi nơi khác.
Một bà tham gia biểu tình chống Trung cộng xâm lược, nhà ở cuối một con hẻm,
mỗi ngày ra, vào đều chịu hàng trăm lời rủa xả, chửi bới, xiên xỏ của người
quen, lẫn không quen, trong hẻm, có khi nhận cả thùng nước rửa chén, bát hắt
vào người. Trước đó vài năm, bà này cũng được thì thầm bảo làm như thế với một
người có mặt trong vụ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Bà đã không nghe theo và bị để ý từ
đó.
Để duy trì được tổ chức của họ, nhà nước VN đang làm
tất cả những việc mờ ám nhất, tự chế diễu lời nói cuối cùng trong tuyên ngôn cộng
sản của họ: “Người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan
điểm và ý định của mình.” Phải chăng lời nói cuối cùng trong bản tuyên ngôn này
cũng tự chế diễu nó ?
Khó khăn cho
các người đang tranh đấu cho một nước VN dân chủ, tự do càng ngày càng nặng nề.
Nhìn vào hàng ngũ công an trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước, người ta chờ
đón những cuộc khủng bố, cầm tù lớn nhất sẽ xảy ra
Quang Nguyên (VNTB)