23.03.2016

"Đoàn kết, liên đới là điều mà chúng ta nợ họ"

"Đoàn kết, liên đới là điều mà chúng ta nợ họ" (*)
Nghị sĩ Liên bang sang Hà Nội - Blogger Việt Nam có nguy cơ bị tù nặng
Christiane Habermalz (Deutschlandradio Kultur)
Bản dịch của Dương Thạch (Diễn Đàn Việt Nam 21)
Martin Patzelt (CDU),  phụ trách khu vực Đông Nam Á trong Ủy ban Nhân quyền Quốc hội
Liên bang Đức tại buổi ra mắt sách Anh Ba Sàm ở Hà Nội 22/03/2016 (ảnh Mdb M.Patzelt)

22/03/2016 (DĐVN21) - Việt Nam đưa ra tòa xử Nguyễn Hữu Vinh, một trong những blogger nổi tiếng nhất của nước này. Blog của ông ta chỉ trích chính phủ nước cộng sản này và được đọc hàng triệu lần. Nghị sĩ CDU Quốc hội Liên bang Martin Patzelt hy vọng sẽ mang lại tại chỗ một bản án nhẹ hơn.

Người ta biết rất ít về các blogger Việt Nam - cũng như người ta ít nghe nói về nước Việt Nam cộng sản, một nước đã mở cửa về kinh tế - giống như đàn anh lớn Trung Quốc - nhưng về chính trị thì bám cứng vào quyền lực độc quyền của Đảng Cộng sản. Như thế công luận thế giới hầu như không để ý rằng một trong những blogger nổi tiếng nhất trong nước, Nguyễn Hữu Vinh, được gọi là "Anh Ba Sàm", bị bắt hồi tháng Năm năm 2014 cùng với người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy và phải ngồi tù từ ngày đó. Thứ Tư này ông bị xử tại Tòa án nhân dân Hà Nội. Nhưng không phải là không ai chú ý đến phiên tòa. Cuối tuần vừa rồi nghị sĩ CDU Martin Patzelt đã bay sang Hà Nội để làm quan sát viên.

"Là thành viên của Ủy ban Nhân quyền, tôi là báo cáo viên cho khu vực Đông Nam Á - và cho các quốc gia gọi nôm na là quốc gia bất hảo, đó là các nước mà quyền con người bị chà đạp đặc biệt.  Tôi không rõ rằng ngẫu nhiên mà tôi được giao phó khu vực này hay là vì nó có liên quan đến kinh nghiệm sống của một công dân Cộng hòa Dân chủ Đức. Dù sao đi nữa thì kinh nghiệm đó rất có ích,  vì nhờ đó mà tôi có thể cảm nhận và phần nào có thể đánh giá được ngay trong lòng những chế độ này".

Ông Patzelt ngồi trong một quán cà phê ở Berlin trước khi khởi hành. Ông chưa bao giờ đến Việt Nam, không nói được tiếng địa phương. Tuy nhiên, ông đã viết thư cho chính phủ Việt Nam, cho công tố viên, cho thẩm phán, cho chủ tịch quốc hội. Hai lần ông đã gặp vợ của Hữu Vinh tại Berlin. Ông đã đăng ký làm quan sát viên với cơ quan chức năng. Ông đã không nhận được trả lời, ông cũng không biết họ có tiếp ông hay không.

"Hôm qua tôi viết thư cho Đại sứ quán Việt Nam một lần nữa. Đó là lý do tại sao tôi đi bây giờ, nếu không thì tôi đến muộn mất".

Từ thời Đông Đức ông Patzelt biết quá rõ nền tư pháp của chế độ

Ông Patzelt không ngây thơ. Ông cho rằng rằng bản án đã được định trước. Bị truy tố là "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" blogger này có thể bị án bảy năm tù giam. Nguyễn Hữu Vinh là người đồng sáng lập blog "Anh Ba Sàm" vào năm 2007, có tiếng qua các bài công kích Trung Quốc và phê bình chính phủ. Gần một năm ông và người trợ lý bị giam để điều tra, điều này vi phạm rõ ràng pháp luật Việt Nam. Trong tháng 2 năm 2015, bản cáo trạng đã được mở rộng và nêu thêm hai trang blog chính trị khác, nơi Hữu Vinh đã tham gia. Cả hai blog bị cơ quan chức năng đóng cửa vì đăng những lời chỉ trích chính sách của chính phủ và các quan chức. Theo cáo trạng, các blog này đã được xem hơn 3,7 triệu lượt. Ông Patzelt hy vọng sự hiện diện của ông ít nhất giảm bớt được mức án.

"Nếu chúng ta không làm gì cả, nếu chúng ta không đặt tầm mắt vào nước này thì tình hình gần như vô vọng. Có ai quan tâm không? Không ai cả!"

Từ thời Đông Đức ông Patzelt biết quá rõ nền tư pháp của chế độ. Ông cựu Thị trưởng của thành phố Frankfurt (Oder) là một người Công giáo và lớn lên trong một gia đình 13 người. Từ ba năm nay ông là thành viên của Quốc hội Liên bang, nơi ông đang tham gia vào chương trình "Dân biểu Bảo vệ Dân biểu". Tháng Tám năm ngoái ông khiến nhiều người chú ý vì trong một thư ngỏ ông kêu gọi các gia đình Đức hãy cho người tị nạn trú ngụ trong nhà. Riêng ông đã thâu nhận hai người đàn ông đến từ Eritrea vào nhà mình. Ông nói ông rất kính trọng những người dũng cảm như Nguyễn Hữu Vinh.

"Họ đã thay đổi thế giới. Và họ đã thực sự tranh đấu cho một đời sống mà ngày nay chúng ta đương nhiên coi đó là cuộc sống của chúng ta. Chúng ta nên ghi nhớ rằng chúng ta được thừa hưởng của những người đấu tranh dũng cảm mà trong quá khứ đã nghĩ ra, hình dung, khuyến khích và tranh đấu cho các quyền con người. Đoàn kết, liên đới là điều mà chúng ta nợ họ".

Nếu không được vào tòa tham dự, ông sẽ đứng phản đối ở bên ngoài bằng sự hiện diện của ông, ông Patzelt nói.


(*) Tựa do Diễn Đàn Việt Nam 21 đặt thêm



Nguyên bản tiếng Đức: Bundestagsabgeordneter reist nach Hanoi - Vietnamesischem Blogger droht lange Haft,

Christiane Habermalz, Deutschlandradio Kultur 22.03.2016

Deutschlandradio Kultur – Studio 9

22.03.2016 18:20 Uhr
Bundestagsabgeordneter reist nach Hanoi Vietnamesischem Blogger droht lange Haft
Von Christiane Habermalz
Martin Patzelt (CDU), im Bundestags-Menschenrechtsausschuss zuständig für Südostasien, will den vietnamesischen Blogger Nguyen Huu Vinh vor Gericht unterstützen. (picture alliance / dpa / Bennett Murray)

Vietnam macht einem der populärsten Blogger des Landes, Nguyen Huu Vinh, den Prozess. Seine Blogs, die mehrere Millionen Mal aufgerufen wurden, kritisierten die Regierung des kommunistischen Staates. Der CDU-Bundestagsabgeordnete Martin Patzelt hofft, vor Ort ein milderes Urteil bewirken zu können.

Von vietnamesischen Bloggern weiß man wenig - wie man ja überhaupt wenig hört über das kommunistische Vietnam, das sich zwar wirtschaftlich geöffnet hat - wie sein großer Bruder China -, doch politisch starr am Machtmonopol der Kommunistischen Partei festhält. So ist es in der Weltöffentlichkeit kaum aufgefallen, dass einer der populärsten Blogger des Landes, Nguyen Huu Vinh, genannt "Der Schwätzer", bereits im Mai 2014 zusammen mit seiner Mitarbeiterin Nguyen Thi Minh Thuy verhaftet wurde und seitdem in Haft sitzt. Am Mittwoch soll ihm vor dem Volksgericht in Hanoi der Prozess gemacht werden. Doch ganz unbeobachtet findet die Verhandlung nicht statt. Der CDU-Bundestagsabgeordnete Martin Patzelt ist am Wochenende nach Hanoi geflogen – als Prozessbeobachter.

"Ich bin als Mitglied des Menschenrechtsausschusses der Berichterstatter für Südostasien – und für die sogenannten Schurkenstaaten, das heißt als Staaten, mit denen die Menschenrechte in besonderer Weise mit Füßen getreten werden. Ob ich zufällig diesen Bereich übertragen bekommen habe, oder ob das zusammenhängt mit meiner Lebenserfahrung als DDR-Bürger, weiß ich nicht genau. In jedem Fall kommt mir diese Erfahrung zugute, weil ich eher solche Systeme auch von innen her nachfühlen und auch ein bisschen einschätzen kann."

Patzelt sitzt in einem Café in Berlin, kurz vor seiner Abreise. Er war noch nie in Vietnam, spricht die Landesssprache nicht. Doch er hat Briefe geschrieben an die vietnamesische Regierung, an den Staatsanwalt, an den obersten Richter, an den Vorsitzenden der Volksvertretung. Zweimal hat er sich in Berlin mit der Ehefrau von Huu Vinh getroffen. Seine Anreise als "Prozessbeobachter" hat er den Behörden ordnungsgemäß angemeldet. Eine Antwort hat er nicht erhalten, ob er überhaupt empfangen wird, weiß er nicht.

"Ich habe der vietnamesichen Botschaft gestern noch mal geschrieben. Deswegen reise ich schon mal an, damit ich nicht zu spät  komme."

Patzelt kennt politische Justiz aus der DDR zur Genüge

Patzelt ist nicht naiv. Er geht davon aus, dass das Strafmaß schon längst festgelegt ist. Dem Blogger drohen bis zu sieben Jahre Haft, die Anklage lautet: "Missbrauch demokratischer Freiheiten". Nguyen Huu Vinh ist Mitbegründer des 2007 gestarteten beliebten Blogs "Anh Ba Sam", der für Beiträge gegen China und Kritik an der Regierung bekannt ist. Fast ein Jahr lang saßen er und seine Assistentin in Untersuchungshaft, ein klarer Verstoß gegen vietnamesische Gesetze. Im Februar 2015 wurde die Anklage in Verbindung mit zwei weiteren politischen Blogs erweitert, an denen Huu Vinh mitgewirkt hatte. Beide Blogs wurden wegen veröffentlichter Kritik an der Regierungspolitik und an Regierungsbeamten von den Behörden geschlossen. Laut Anklageschrift wurden sie mehr als 3,7 Millionen Mal aufgerufen. Patzelt hofft, durch seine Anwesenheit wenigstens das Strafmaß etwas mildern zu können.

"Wenn wir nichts tun, wenn wir den Fokus nicht auf diese Staaten richten, dann ist die Lage ziemlich aussichtslos. Wer kümmert sich um die? Keiner!"
Patzelt kennt diese Art politischer Justiz aus der DDR zur Genüge. Der frühere Oberbürgermeister von Frankfurt (Oder) ist Katholik und wuchs in einer 13-köpfigen Familie auf. Seit drei Jahren sitzt er im Bundestag, dort engagiert er sich im Patenschaftsprogramm "Parlamentarier schützen Parlamentarier". Im August vergangenen Jahres fiel er auf, weil er in einem offenen Brief deutsche Familien dazu aufrief, Flüchtlinge bei sich zu Hause einzuquartieren. Er selber nahm zwei Männer aus Eritrea in seinen Haushalt auf. Mutige Menschen wie Nguyen Huu Vinh, sagt er, nötigen ihm großen Respekt ab.  

"Sie haben die Welt verändert. Und sie haben eigentlich die Situation von der wir heute so selbstverständlich annehmen, dass das unser Leben ist, die haben sie auch erkämpft. Das sollten wir uns immer wieder vor Augen halten, dass wir Nutznießer sind von mutigen Kämpfern, die in der Vergangenheit Menschenrechte überhaupt ausgedacht, ersonnen und dafür geworben und gekämpft haben. Und diese Solidarität sind wir ihnen eigentlich schuldig."

Falls er nicht vorgelassen wird vor Gericht, sagt Patzelt, dann stellt er sich an die Bannmeile und protestiert  - durch seine Anwesenheit.