24.03.2016

Trung Cộng: 'Vùng sông Mekong là ngôi nhà chung'

Trung Cộng: 'Vùng sông Mekong là ngôi nhà chung'

Image copyright Xinhua    Image caption    Thủ tướng Trung cộng Lý Khắc Cường tại Diễn đàn Bác Ngao  nói với lãnh đạo sáu quốc gia bên sông Mekong rằng "khu vực Lan Thương - Mekong là ngôi nhà chung".
Ý kiến của Thủ tướng Trung cộng được nêu ra tại Diễn đàn Bác Ngao trên đảo Hải Nam tuần này với sự tham gia của lãnh đạo Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia và Miến Điện.
Cũng tại diễn đàn này (22-24/03/2016), ông Lý Khắc Cường tuyên bố Trung cộng đưa ra 11,5 tỷ USD tiền cho vay và tín dụng để năm quốc gia Đông Nam Á "có ngân quỹ phát triển các dự án cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cảng", theo Reuters hôm 23/3.
Thủ tướng Trung cộng cũng nhấn mạnh rằng khu vực sông Mekong là nơi "từ các láng giềng sau nhiều năm, nay chúng ta là một gia đình".

Được biết đại diện cho Việt Nam có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự diễn đàn Bác Ngao.
Cứu tinh hay bạo chúa?
Tuy nhiên, các diễn biến liên quan đến sự kiểm soát nguồn nước qua nhiều đập thượng nguồn của Trung cộng thời gian qua đã tạo chấn động trong dư luận Đông Nam Á.

Image caption   Các đập thượng nguồn do Trung cộng xây dựng có tác động lớn với các nước hạ nguồn Mekong
Sau khi bị phê phán là khóa đập nước gây ra khô hạn tại các nước như Thái Lan, Việt Nam, Trung cộng đã cho xả nước và làm dòng Mekong dâng nước cao, tạo nguy cơ ngập lụt.
Trong một bài viết hôm 23/3 trên trang The Diplomat, tác giả Margaret Zhou đặt câu hỏi "Trung cộng là vị cứu tinh hay bạo chúa về nguồn nước?" (China and the Mekong Delta: Water Savior or Water Tyrant?).
Bà cũng nói cần chú ý để "không bị lừa bởi tin tức rằng Trung cộng tháo nước giúp chống hạn dọc sông Mekong".
Bài báo nói phía Trung cộng luôn cho hiện tượng khí hậu El Nino là nguyên nhân gây ra hạn hán tại Đông Nam Á nhưng Niwat Roykaew, lãnh đạo tổ chức bảo tồn Chiang Khong Conservation Group thì tin rằng sáu đập trữ nước bên phía Trung cộng là nguyên nhân chính gây hạn hán.
Cùng thời gian, tại Bangkok, Thái Lan cũng diễn ra một hội thảo "Trung cộng có thực sự cứu chúng ta khỏi hạn hán?"
Đây là sự kiện do mạng lưới người dân Thái tại tám tỉnh Thái Lan dọc sông Mekong vừa tổ chức sau khi Trung cộng công bố nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ tăng thêm lưu lượng xả 2.190m3/giây "theo yêu cầu của phía Việt Nam".
Image copyrightAFP   Image caption  Hạn hán tại Việt Nam
Hội thảo tại Thái Lan nói phát ngôn từ phía Trung cộng như thể "ban ơn" cho những quốc gia ở hạ nguồn.

Image copyright   AFP   Image caption  Dòng Mekong ở biên giới Thái - Lào
Ông Montree Chantawong, nhà nghiên cứu từ tổ chức Liên minh Khu vực Hướng tới Phục hồi Sinh thái (TERRA) phát biểu tại hội thảo:
"Khi nhìn lại mực nước sông Mekong từ tháng 1 đến tháng 4 trong hai năm 2014, 2015. Lúc nào dòng chảy cũng là hơn 2.000m3/giây. Thật trùng hợp, Trung cộng thông báo sẽ xả nước xuống hạ nguồn với lưu lượng 2.190m3/giây, cũng cùng thời điểm này năm nay. Vậy có gì khác biệt?
"Khi nhìn lại, chúng tôi nhận thấy thiếu nước và xâm nhập mặn ở sông Mekong đã xảy ra từ vài năm trước. Vậy tại sao Trung cộng lại nói hành động của mình như là ban ơn trong khi tình trạng hiện giờ không khác gì với vài năm trước."

Ông Montree cũng nói với BBC Tiếng Việt việc xả nước với vận tốc này chỉ có thể khiến "khoảng 20% lượng nước được xả có lẽ sẽ đến được Đồng bằng Sông Cửu Long"
Tin BBC