Cuộc
biểu tình của cộng đồng Người Việt Cali trước gian hàng du lịch CSVN tại South
Coast Plaza (04.06.2016)
Vào khoảng 13:00 giờ
trưa ngày Thứ Bảy 4/6/2016, tại khu trung tâm thương mại nổi tiếng South Coast
Plaza của thành phố Costa Mesa Nam Cali, đã diễn ra một cuộc biểu tình chớp
nhoáng của cộng đồng Người Việt Cali tại một gian hàng du lịch của CSVN. Được
biết cuộc biểu tình này là do Liên Uỷ Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, Cộng
Đồng Việt Nam Nam California, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali,
cùng phát động.
Cuộc biểu tình diễn ra
trong một sự kiện mang tính văn hóa du lịch mang tên ASEAN Festival 2016 – Arts
& Culture. Đây là một lễ hội được tài trợ bởi China Airlines, nhằm quảng bá
nền văn hóa-du lịch của các nước thuộc khối ASEAN. Trong danh sách những công
ty tài trợ thấy có logo của VTV (Đài Truyền Hình chính của CSVN, đã có văn
phòng tại Mỹ). Trong thông báo của Liên Ủy Ban Chống Cộng Và Tay Sai, cho biết
có tổng lãnh sự CSVN và đài truyền VTV dự định sẽ có mặt tại gian hàng này.
Ngay lập tức, các tổ chức cộng đồng Nam-Bắc Cali đã thông báo cho nhau, huy
động đồng bào để có mặt tại khu vực festival để biểu tình chống phái đoàn CSVN.
Những gì ghi nhận lại
được tại festival này vào trưa ngày 4/6 quả thực là một sự tủi nhục cho nền
ngoại giao của CSVN. Các gian hàng của các quốc gia khác như Thái Lan, Nam
Dương, Phi Luật Tân, Miến Điện… đều được trang hoàng với tên, màu cờ của quốc
gia mình. Trong khi đó, gian hàng của Việt Nam không hề có cờ quốc gia, mà cũng
không hề có một dòng chữ Vietnam tại gian hàng. Hình như đã biết trước là phải
đối diện với cuộc biểu tình, tổng lãnh sự CSVN tại San Francisco đã cho dấu
giếm hết tên tuổi của quốc gia mình tại gian hàng!
Gian hàng Thái Lan
Gian hàng Miến Điện (Myanmar)
Gian hàng Nam Dương (Indonesia)
Trước lúc 12:00 giờ
trưa, gian hàng Việt Nam còn có một vài cô gái sinh viên, mặc áo dài đứng trong
gian hàng để tiếp khách. Phóng viên Vũ Nhân của SBTN là người đầu tiên đặt máy
quay phim trước gian hàng Việt Nam và kịp phỏng vấn một cô sinh viên làm thuê
tại đây. Nhưng lập tức, anh đã bị viên trưởng ban bảo vệ của South Coast Plaza
mời ra khỏi khu vực này và yêu cầu chỉ được tiếp xúc với ông ta chứ không được
phép vào trong.
Phần đông các người biểu tình cũng bị mời ra khỏi khu vực triển
lãm. Tuy nhiên, một số chị em với những chiếc áo dài cờ vàng, nón lá cờ vàng đã
ngồi vào khu vực khán đài một cách trật tự như người đi xem triển lãm, cho nên
vẫn được ngồi tại đó. Khu vực khán đài này cũng ngay sát bên cạnh gian hàng
Việt Nam. Cho nên người đi xem triển lãm có cảm giác như màu cờ vàng là đại
diện cho gian hàng Việt Nam vậy! Và trong suốt khoảng thời gian từ 1:00 đến
3:00 giờ chiều, gian hàng Việt Nam không có bóng dáng một viên chức ngoại giao,
du lịch nào. Chỉ có một anh nhân viên mặc áo thun, quần jean đứng tiếp khách,
cạnh một nhân viên bảo vệ Mỹ! Được biết, viên trưởng ban bảo vệ của South Coast
Plaza sau đó đã ra thông báo với đoàn biểu tình, là tổng lãnh sự CSVN sẽ không
đến tham dự festival nữa, cho nên không cần biểu tình thêm (nhưng thực ra, ông
này có đến sau đó).
Nơi
tổ chức, một sân khấu trình diễn và khoảng 60 ghế ngồi cho cư dân đến xem trình
diễn văn nghệ của các quốc gia Đông Nam Á. Có rất nhiều đồng hương Việt Nam đến
ngồi hàng ghế đầu, một số trên tay cầm cờ vàng VNCH và cờ Mỹ, một số choàng
khăn bằng cờ vàng.
Bàn
trưng bày những sản phẩm đến từ Việt Nam có tranh ảnh, tượng, trống đồng... và
một vài nam nữ trẻ Việt Nam đứng tại quầy. Một số đồng hương đến ngay gian
hàng của Việt Nam, nói lớn: “Vietnam Communist go home.” Rồi sau đó, không còn
thấy những nhân viên Việt Nam đứng trong gian hàng của Việt Nam nữa.
Những người Việt đi ngang qua khu vực festival, qua gian hàng Việt Nam, đều cảm thấy xấu hổ cho đất nước Việt Nam. Lẽ ra đây phải là một ngày hội văn hóa, đồng bào hải ngoại tham gia để cổ vũ cho nền du lịch, nền văn hóa Việt Nam. Vì đâu nên nông nỗi này?
Đúng là một kết quả đáng buồn, một cuộc trốn chạy của một chính sách ngoại giao yếu kém, một chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc không thành thực của CSVN.
Cờ Vàng tại sân khấu triển lãm