Một trường đại học Fullbright Việt Nam (Fullbfright
University Vietnam FUV) tại Sài Gòn sẽ khai trương vào cuối năm 2016. Điều này
là thêm một bước tiến quan trọng nữa trong việc quốc tế hóa dần các đại học Việt
Nam.
Chương trình cũng như phương pháp giảng dạy tại các đại
học công lập Việt Nam bị coi là không còn hợp thời. Hậu quả là nhiều sinh viên
sau khi tốt nghiệp đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm một việc làm thích
hợp. Nhằm mục đích bảo đảm cho sự đào tạo
bậc đại học đi sát với thực nghiệm theo trình độ quốc tế để có thể đuổi
kịp những đòi hỏi ngày một nâng cao của thị trường lao động, chính phủ Việt Nam
đã cố gắng tìm kiếm những hợp tác song phương để hình thành một kiểu mẫu cho
các trường đại học công lập. Vì vậy
trong những năm vừa qua đã thành lập được các trường đại học Việt Đức, đại học
Việt Pháp, mà nơi đó, ngoài việc chương trình giảng dạy định hướng theo nhu cầu
thị trường và phương pháp giảng huấn mới mẻ, còn chú trọng vào việc nghiên cứu
nữa. Những hợp tác đại học tương tự như vậy với Nhật Bản và Nga đang được thực
hiện.
Chi phí thành lập trường FUV là khoảng 70 triệu đô
la Mỹ, trong đó 28,5 % do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Phần còn lại được tính là sẽ
do các vị hảo tâm tại Việt Nam và Hoa Kỳ đóng góp vào. Các ngành được giảng dạy
tại FUV ngoài các môn liên quan đến kinh tế quản trị còn bao gồm thêm các môn chuyên
khoa kỹ thuật, toán học và y khoa .
Nguồn: University World News
Đọc thêm:
Trường đại học Fullbright tại VN dưới quan điểm của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng
Trả lời phỏng vấn về trường đại học FUV do phái viên đài RFA chương trình tiếng Việt thực hiện, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết „ Đại học Fulbright Vietnam (FUV) bắt nguồn từ Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright do trường Đại học Harvard cộng tác với Trường Đại học kinh tế thành phố Sài Gòn, Sự hình thành của FUV là kết quả của các cố gắng từ hơn mười năm nay để thành lập môt trường đại học có đẳng cấp quốc tế, có sự thỏa thuận giữa hai chính phủ Mỹ và Việt Nam.
Theo dự tính, đây sẽ là môt trường đại học tư, không lợi
nhuận, tự trị, có đẳng cấp quốc tế, được thừa nhận (accredited) theo tiêu chuẩn
giáo dục đại học Mỹ. Việt Nam từ lâu muốn thiết lập môt đại học có đẳng cấp
quốc tế mà chưa làm đươc thì đây là một món quà của Mỹ đóng góp vào việc phát
triển Việt Nam và xiết chặt quan hệ giữa hai nước, hai dân tôc, ít nhất là trên
phương diện văn hóa, giáo dục.
Nhưng ý định tốt này có thực hiên được hay không tùy cách
cư xử của hai chính phủ, nhất là nước chủ nhà.“
Trả lời cho câu hỏi về vai trò Chủ tịch Hội đồng
Quản trị của trường Fulbright của ông Bob Kerrey, giáo sư Nguyễn Mạnh Húng cho
biết là theo ông, việc chấp nhận ông Kerrey vừa phù hợp với truyền thống nhân ái của dân
tộc, vừa phù hợp với chính sách “gác quá khứ, hướng về tương lai” của chính
phủ, vừa không làm nản lòng những người còn có thiện chí muốn giúp Việt Nam,
vừa không thọc gậy vào bánh xe lòng tin chiến lược mới băt đầu quay giữa hai
nước. Nhất là về khả năng chuyên môn thì
ông Kerry có kinh nghiệm với hai trường đại học tân tiến của Mỹ không tổ chức
theo lề lối cổ truyền, là New School ở New York và Dự Án Minerva ở San
Francisco. Dự Án Minerva đưa ra một mô hình đại học mới, có phẩm chất của những
đại học nổi tiếng tại Mỹ nhưng học phí lại rất rẻ. Để giảm phí tổn, sinh viên
được khuyên khích học một số môn dễ học trên internet; trường không có giáo sư
cơ hữu và chủ trương mời các học giả và chuyên viên nổi tiếng ở khắp nơi trên
thế giới để dạy những khóa ngắn hay tiếp xúc với sinh viên qua không gian ảo
(cyber space). Mô hình này có nhiếu khía cạnh giống như FUV, nhất là trong giai
đoạn phôi thai.
Theo tin RFA
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, từng là Thứ trưởng Bộ
Kế hoạch miền Nam Việt Nam. Sau 1975 ông di tản sang Mỹ và giảng dạy tại đại học
George Mason, Virginia. Ông có nhiều tác phẩm và bài bình luận trên nhiều thời
báo quốc tế về quan hệ quốc tế và đặc biệt về Đông Nam Châu Á.