„Một chính quyền và thể chế chính trị dối trá, yếu kém về năng lực
quản trị quốc gia, tham nhũng khủng khiếp, nhưng sẵn sàng đàn áp ngôn luận và
nhân quyền bằng bạo lực giờ đây lại đứng trên những tổn thất và đau khổ của người
dân để mặc cả một số tiền đền bù rẻ mạt. Để rồi chính những kẻ đã gián tiếp gây
ra thảm hoạ này đóng vai ban phát “ơn trên”.
Đó là loại
chính trị điếm mạt nhất.“
500 triệu USD và bộ mặt chính trị điếm nhục của CSVN
Đám
rước thời biển chết. Ảnh: Họa sĩ Đỗ Đức.
Trước khi xảy ra thảm hoạ môi trường Vũng Áng do tập
đoàn Formosa gây ra, những quan ngại của một số trí thức và các nhà
hoạt động xã hội độc lập về việc giao một khu vực trọng yếu quốc phòng cho một
tập đoàn nước ngoài mà phần lớn cổ phần của những tài phiệt có quan hệ thân cận
với nhà nước Cộng sản Trung Hoa hoàn toàn không được Chính quyền quan tâm.
Thời
hạn giao đất đến 70 năm cùng với quá nhiều ưu đãi về thuế và các điều khoản
thuê đất bất chấp những qui định luật pháp hiện thời của Việt Nam, FORMOSA thực
chất hoạt động như một khu vực kinh tế nhượng địa, một mình một sân chơi. Hàm
lượng công nghệ thấp và mức độ ô nhiễm lớn là đặc điểm của tổ hợp công nghiệp ở
đây nhưng vẫn được cấp phép đầu tư rất dễ dàng. Với hồ sơ đen về ô nhiễm môi
trường của FORMOSA trên khắp nơi trên thế giới, thật khó hiểu khi những biện
pháp giám sát sơ đẳng nhất không được thực hiện ở dự án khổng lồ này
Khi sự việc xảy ra, toàn bộ hệ thống
chính trị từ địa phương đến Trung ương đều vô dụng, thông tin đưa ra hỗn loạn
và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Có thể thấy tất cả những thông tin, công bố của
các quan chức CS đưa ra trước thời gian 30.6.2016 đều hoàn toàn là dối trá, né
tránh trách nhiệm chính trị và đánh lừa dư luận. Khi sự việc diễn
ra nghiêm trọng, sự xuất hiện của nhân vật cao nhất của thể chế là ông Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng tại khu công nghiệp Vũng Áng cũng hoàn toàn không đề cập đến
thảm hoạ môi trường tại nơi ông ta đến. Không có bất cứ chỉ đạo nào, hay thể hiện
sự quan tâm đến dù là mị dân nhất được đưa ra. Toàn bộ hệ thống chính trị từ cấp
cao nhất đến địa phương hoàn toàn câm lặng và từ chối trách nhiệm.
Việc làm rõ nhất và tốt nhất mà nhà nước
CSVN làm được là tập trung toàn bộ hệ thống truyền thông, báo chí, an ninh,
quân đội để dập tắt các tiếng nói phản kháng , yêu cầu minh bạch thông tin của
người dân. Từ việc đàn áp người biểu tình, bắt bớ, đánh đập, đe
doạ tinh thần, cách ly và giam giữ những người có tiếng nói đấu tranh đến các
thủ đoạn truyền thông và chính trị vụng về.
Có thể hiểu, việc ban lãnh đạo tập đoàn FORMOSA thừa
nhận gây ra ô nhiễm môi trường và đồng ý bồi thường 500 triệu USD vào ngày 30.6
là một phần kết quả cuộc mặc cả giữa chính quyền Việt Nam và ban lãnh đạo công
ty này. Nhưng con số 500 triệu USD tiền bồi thường này
được đưa ra theo cơ sở nào? Cho đến ngày hôm nay, báo cáo đánh giá thiệt
hại về môi trường, môi sinh, nguồn lợi trước mắt và lâu dài đối với hệ sinh
thái ven bờ của 4 tỉnh miền Trung chưa có. Việc huỷ diệt môi sinh dẫn đến hậu
quả phá vỡ cấu trúc kinh tế vùng và thiệt hại cho các ngành kinh tế liên quan
cũng chưa có đánh giá kết luận. Rủi ro về sức khoẻ lâu dài của người dân sống
trong vùng ảnh hưởng của thảm hoạ ô nhiễm này như thế nào và biện pháp nào sẽ
được thực hiện để bảo vệ họ? Đối với những người đã bị nhiễm độc, bị chết và ảnh
hưởng sức khoẻ cần được bồi thường như thế nào? Đối với giải pháp mưu sinh thay
thế cho cộng đồng cư dân ven biển bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ môi trường được thực
hiện như thế nào? ….
Tất cả những câu hỏi đó đều chưa có câu trả lời. Không hề
thấy bóng dáng và tiếng nói của các chủ thể có quyền lợi liên quan mật thiết và
bị tổn thương trực tiếp do thảm hoạ môi trường gây ra ở đây. Đó chính là Nhân
Dân. Cộng đồng ngư dân địa phương, cộng đồng doanh nghiệp địa phương, các hiệp
hội nghề, các cá nhân và tổ chức dân sự có quyền lợi liên quan tại sao không hề
được lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng họ phải được đền bù mà lại do một sự
thoả hiệp đầy mờ ám giữa Chính quyền CSVN và FORMOSA.
Chính quyền CSVN đứng
trên cơ sở gì đề chấp thuận mức đền bù 500 triệu USD với những tổn thất to lớn
mà tập đoàn FORMOSA gây ra cho môi trường, môi sinh, tài nguyên, kinh tế, xã hội
và sức khoẻ cộng đồng của 4 tỉnh miền Trung nói riêng và cả quốc gia chung? Một chính quyền và thể chế chính trị dối trá, yếu kém về năng lực
quản trị quốc gia, tham nhũng khủng khiếp, nhưng sẵn sàng đàn áp ngôn luận và
nhân quyền bằng bạo lực giờ đây lại đứng trên những tổn thất và đau khổ của người
dân để mặc cả một số tiền đền bù rẻ mạt. Để rồi chính những kẻ đã gián tiếp gây
ra thảm hoạ này đóng vai ban phát “ơn trên”. Đó là loại chính trị điếm mạt nhất.
Đó là thể chế chính trị của một bầy kền kền sống bằng xác chết. Cái xác này
chính là giống nòi và sức khoẻ người dân Việt Nam bị huỷ hoại. Không có một
phán quyết nào được thực hiện đúng qui định luật pháp. Một thảm hoạ khủng khiếp
với hậu quả lâu dài cho cộng đồng và quốc gia được mặc cả với nhau bởi kẻ gây
ra tội ác trực tiếp và những kẻ bảo kê cho tội ác đó diễn ra. Cái xác này chinh
là cái xác chết chính trị tanh tưởi mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khi ban lãnh đạo FORMOSA cúi đầu trước công chúng,
chấp thuận đền bù tổn thất bằng số tiền 500 triệu USD, tôi tự hỏi vậy thì trách
nhiệm chính trị của toàn bộ thể chế này ở đâu khi để xảy ra thảm hoạ này? Không
một kẻ nào đứng ra nhận trách nhiệm về sự yếu kém và tắc trách của hệ thống quản
lý Nhà nước. Không một khuôn mặt nào thể hiện sự hối lỗi trước những cái chết của
người dân vì ngộ độc, những tổn thất to lớn về kinh tế xã hội, môi trường tự
nhiên đã xảy ra mà hậu quả của nó thật khó mà có thể hình dung nổi. Những bộ mặt
quan chức bự thịt, trơ tráo, cố che dấu sự hoan hỉ sung sướng có mặt trong cuộc
họp báo ngày 30.06.2016 lại vênh váo công bố thành tựu đạt được. Có
lẽ, thứ duy nhất trong đầu chúng nghĩ đến việc phải xâu xé khoản tiền đền bù trên
như thế nào nhanh nhất mà thôi.
Xin chia buồn cho bầy kền kền vì đây sẽ là bữa tiệc
xác chết cuối cùng thay cho tiền phúng viếng của một thể chế chính trị tàn mạt
đến hồi cáo chung.
Trường
Sơn
(Trích
phần 2 của bài „Thảm họa môi trường 500 triệu usd và nền chính trị điếm nhục
CSVN“)