Cảnh sát nghi ngờ 4,000 người Việt làm việc lậu tại Nhật
Cảnh sát Nhật khám xét, điều tra công ty Saitama. (Getty Images)
TOKYO - Hai người đã bị bắt giữ, trong số đó có một giám đốc điều hành của một công ty chuyên phá sập các tòa nhà cũ. Chủ tịch của công ty này được chuyển giao cho các công tố viên vào ngày thứ Sáu. Lý do là vì cảnh sát nghi ngờ công ty tuyển dụng lao động bất hợp pháp, trong một chương trình mà họ tin là có liên quan đến hàng ngàn người Việt Nam.
Theo tin của nhật báo Mainichi, công ty này là
Satoshi Kogyo, đặt trụ sở ở thành phố Maebashi trong Huyện Gunma. Chủ tịch 69
tuổi không được nêu tên, và ông Tadashi Kobayashi, 67 tuổi, giám đốc điều hành
của công ty, đã bị cáo buộc mướn sáu người Việt Nam làm việc “chui” tại đây,
trong các dự án phá bỏ các tòa nhà ở Tokyo và Huyện Gunma, từ tháng Hai năm
2016 cho tới tháng Giêng năm nay. Nha Cảnh Sát Đô Thị (MPD) cũng gửi giấy tờ
cho các công tố viên vào thứ Sáu, ngày 10 tháng Hai, tố cáo chính công ty này
cũng vi phạm như vậy. Sáu công nhân, tuổi từ 20 tới 39, đã ở lại quá thời hạn
visa.
Các điều tra viên, thuộc phân ban tội phạm có tổ chức của MPD, nghi ngờ công ty thuê khoảng 4,000 công nhân bất hợp pháp từ Việt Nam. Họ làm việc trong những dự án trên khắp bảy huyện trong khu vực Kanto, tính riêng trong năm 2016. Họ thu về cho công ty Satoshi Kogyo mức lợi nhuận lên tới 50 triệu yên.
Chủ tịch của Satoshi Kogyo nói với cảnh sát, “Người Việt Nam làm việc cần cù với mức lương thấp, vì vậy không thể nào thiếu họ được.”
Theo MPD cho biết, Satoshi Kogyo đã bắt đầu thuê các công nhân Việt Nam vào khoảng năm 2014, và liệt kê họ với danh tánh bằng tiếng Nhật trong các hồ sơ công ty, để tránh bị phát hiện.
Các điều tra viên, thuộc phân ban tội phạm có tổ chức của MPD, nghi ngờ công ty thuê khoảng 4,000 công nhân bất hợp pháp từ Việt Nam. Họ làm việc trong những dự án trên khắp bảy huyện trong khu vực Kanto, tính riêng trong năm 2016. Họ thu về cho công ty Satoshi Kogyo mức lợi nhuận lên tới 50 triệu yên.
Chủ tịch của Satoshi Kogyo nói với cảnh sát, “Người Việt Nam làm việc cần cù với mức lương thấp, vì vậy không thể nào thiếu họ được.”
Theo MPD cho biết, Satoshi Kogyo đã bắt đầu thuê các công nhân Việt Nam vào khoảng năm 2014, và liệt kê họ với danh tánh bằng tiếng Nhật trong các hồ sơ công ty, để tránh bị phát hiện.
Ngoài lý do kinh tế, Nhật là nước có dân số già, tỷ
lệ sinh đẻ thấp nên nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài tại Nhật rất cao. Chính
vì vậy, theo nhà báo Đỗ Thông Minh, chính phủ Nhật không quá mạnh tay với tình
trạng người nước ngoài lao động chui:
“Lý do là bởi vì nước Nhật hiện tại xã hội bị lão
hóa. Người già rất nhiều mà người trẻ rất thiếu. Thí dụ năm 2020 sắp tới tổ chức
thế vận hội, Nhật Bản lo nhất là không có nhân công để xây dựng. Thành ra một mặt
họ ngăn cấm những người vào bất hợp pháp, nhưng mặt khác họ vẫn phải tiếp tục
nhận thêm rất nhiều người lao động vào đây”.
Gần đây, người Việt đi lao động tại Nhật cũng lên tiếng
về tình trạng bị các công ty môi giới lừa trong các hợp đồng đi lao động tại Nhật.
Nhiều người đã chấp nhận bỏ tình trạng hợp pháp để đi lao động chui, tìm cách ở
lại Nhật để làm việc bù đắp số tiền thế chân bị mất khi bỏ ngang hợp đồng.
Nhà báo Đỗ Thông Minh cho biết do bị cắt xén nhiều
khoản trung gian nên người lao động hợp pháp thường khoản thu nhập còn lại thấp
hơn những người lao động bất hợp pháp. Tuy nhiên, người lao động chui lại luôn
đối diện với nguy cơ bị bắt và bị phạt với mức phạt có thể lên đến 20.000 –
30.000 đôla.