Quận Cam (Orange County): Vấn đề nhà cửa của Người
Việt
Tiền thuê nhà tại quận Cam quá đắt, người Việt rơi vào cảnh khó khăn
Người Việt đa số
ở Quận Cam, Mỹ và nhiều người đi làm thuê đủ tiền thuê nhà. Nhưng
gần đây thì thuê nhà đắt lên tính ra trung bình là hơn 3000 đô một tháng. Với số
tiền này ai có đủ khả năng trả?
Trong nhiều năm qua,
giá thuê nhà tại miền nam California đã tăng vọt.
Một báo cáo mới đây cho thấy giá thuê nhà riêng lẻ (single house) đã tăng nhanh hơn tập trung vào những ngôi nhà vừa đẹp, vừa nằm trong một khu gia cư tốt, được người mua ưa thích.
Theo HomeUnion, một công ty giúp đỡ các nhà đầu tư mua và thuê nhà trong khoảng một chục thị trường trên toàn quốc, giá cho thuê ở trung bình tại Quận Cam là $3,114 Mỹ kim/tháng trong quý 4 năm 2016.
Một báo cáo mới đây cho thấy giá thuê nhà riêng lẻ (single house) đã tăng nhanh hơn tập trung vào những ngôi nhà vừa đẹp, vừa nằm trong một khu gia cư tốt, được người mua ưa thích.
Theo HomeUnion, một công ty giúp đỡ các nhà đầu tư mua và thuê nhà trong khoảng một chục thị trường trên toàn quốc, giá cho thuê ở trung bình tại Quận Cam là $3,114 Mỹ kim/tháng trong quý 4 năm 2016.
Số liệu từ Reis Inc.hco thấy trong quý 4 giá thuê nhà tăng 22%, hay $561 Mỹ kim/tháng, trong khi giá thuê căn chung cư (apartment) tăng 13% trong cùng thời kỳ. Một căn nhà 4 phòng ngủ, 2.5 phòng tắm, rộng 1,805 square feet ở thành phố Cypress đăng trên Zillow cho thuê với giá $2,950 một tháng trong tuần này. (Zillow)
Tiền thuê nhà trung bình của Hạt Los Angeles là $2,548 Mỹ kim/tháng trong quý cuối của năm ngoái, tức là tăng 22.1 phần trăm trong vòng bốn năm, trong khi tiền thuê chung cư tăng 21.7 phần trăm trong cùng thời gian. Trong các hạt quận trong nội địa, như San Bernardino và Riverside, tiền thuê nhà tăng 23 phần trăm lên tới $1,729 một tháng, và tiền thuê chung cư tăng 17 phần trăm trong cùng thời gian bốn năm.
Ông Steve Hovland, giám đốc nghiên cứu và truyền thông của HomeUnion cho biết, "Số lượng nhà bỏ trống ít là lý do chính khiến giá nhà tăng. Thông thường, cứ sau một thời kỳ suy thoái kinh tế là đến quy trình phục hồi, dẫn đến sự bùng nổ nhà thuê mướn.” Trong quý 4 năm 2016, tỷ lệ nhà cho thuê còn trống tại Quận Cam là 3%, Hạt Los Angeles là 3.1%, và ở các hạt trong nội địa là 5.8%.
Theo so sánh, giá thuê trung bình trên toàn quốc cho một ngôi nhà là $1,817 /tháng trong quý cuối cùng của năm 2016, tăng 17%, theo HomeUnion. Tỷ lệ nhà trống trên toàn quốc là 6.7%.
Nam California đã có gần 280,000 nhà cho thuê vào năm 2015, tăng 12%, so với năm 2009, theo thống kê của Hoa Kỳ. Nhưng hiện nay, số chủ nhà đã giảm gần 80,000, tức giảm 3 phần trăm. Và vì những khu chung cư được xây dựng nhiều gấp đôi so với nhà riêng lẻ, đã khiến giá thuê nhà riêng lẻ tăng lên như thế.
Ông Hovland nhận định, với tình trạng giá thuê nhà riêng lẻ cao như vậy, có thể những gia đình muốn sống trong khu vực Quận Cam sẽ phải thuê căn hộ để ở, hoặc sẽ phải tìm nhà riêng lẻ ở nơi xa hơn ngoài Quận Cam.
(Theo
HomeUnion, Reis Inc. và báo Register)
Nhiều
Người Việt sống chật vật ở khu Little Saigon, nghèo khổ không kém trong nước
Đừng
nghĩ rằng sang Mỹ sẽ có cuộc sống sung sướng. Khó ai có thể tưởng tượng nhiều Người
Việt đằng sau vẻ ồn ào, náo nhiệt ở khu Little Saigon, quận Cam, bang
California vẫn phải sống nghèo khổ trong những căn phòng chật hẹp và kiếm sống
bằng đủ mọi nghề.
Ví dụ như ông Vince Bui muốn ở trong ngôi nhà hai tầng, với 3 phòng ngủ sang trọng, treo những bức tranh vẽ biển, nơi ông ở cùng vợ và 2 cậu con trai chung sống.
Nhưng đó chỉ là giấc mơ mà Bui chưa thể thực hiện. Căn phòng mà cả gia đình ông đang sống không hề có cửa sổ, thay vì treo những bức tranh đẹp như trong mộng, bức tường hiện tại chỉ toàn những nét vẽ nguệch ngoạc của con trẻ. Không gian chật hẹp chỉ đủ kê một cái giường Ikea, bàn làm việc và khoảng trống nho nhỏ để đặt bình ga và nấu ăn tạm bợ.
Máy tính xách tay của Bui đặt cạnh vài gói mỳ tôm, một bình nước chanh và mấy quả chuối.
Góc tối giữa khu thương mại sầm uất
Mỗi tháng ông Bui phải trả 500 USD tiền thuê nhà. Hai cụ già người Việt sống ở phòng bên cạnh. “Tôi muốn có tấm bằng cử nhân nhưng không có tiền để học nên chỉ có thể chọn cách này mà thôi”, Bui nói. Ông vẫn chỉ là một công nhân xây dựng khi đã ngoài 50 tuổi.
Ví dụ như ông Vince Bui muốn ở trong ngôi nhà hai tầng, với 3 phòng ngủ sang trọng, treo những bức tranh vẽ biển, nơi ông ở cùng vợ và 2 cậu con trai chung sống.
Nhưng đó chỉ là giấc mơ mà Bui chưa thể thực hiện. Căn phòng mà cả gia đình ông đang sống không hề có cửa sổ, thay vì treo những bức tranh đẹp như trong mộng, bức tường hiện tại chỉ toàn những nét vẽ nguệch ngoạc của con trẻ. Không gian chật hẹp chỉ đủ kê một cái giường Ikea, bàn làm việc và khoảng trống nho nhỏ để đặt bình ga và nấu ăn tạm bợ.
Máy tính xách tay của Bui đặt cạnh vài gói mỳ tôm, một bình nước chanh và mấy quả chuối.
Góc tối giữa khu thương mại sầm uất
Mỗi tháng ông Bui phải trả 500 USD tiền thuê nhà. Hai cụ già người Việt sống ở phòng bên cạnh. “Tôi muốn có tấm bằng cử nhân nhưng không có tiền để học nên chỉ có thể chọn cách này mà thôi”, Bui nói. Ông vẫn chỉ là một công nhân xây dựng khi đã ngoài 50 tuổi.
Đằng sau những tiện
nghi sẵn có trong khu thương mại quận Cam, nhiều người Việt vẫn phải đối mặt với
các vấn đề nan giải liên quan đến chỗ ở. Ảnh: LA Times.
Khu Little Saigon ở quận Cam nhộn nhịp với các trung tâm mua sắm đồng thời là thiên đường ăn uống của du khách trong vùng. Quận Cam là nơi sinh sống của cộng đồng người Việt lớn thứ 3 trên đất Mỹ, với khoảng 600.000 người.
Nhiều người Việt cũng góp mặt trong Ủy ban Giám sát quận Cam, với những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị nhất định. Nhưng đằng sau những ảnh hưởng này, nhiều Người Việt khác đang phải đấu tranh để tồn tại. Họ cảm thấy bị thụt lùi phía sau nền kinh tế đang phát triển chóng mặt và làm những công việc có mức lương thấp khiến họ không có cơ hội thăng tiến.
Nghiên cứu của Hiệp Hội Phát Huy Công Lý người Mỹ Gốc Á Châu và Cộng đồng người châu Á Thái Bình Dương ở quận Cam cho thấy 57.000 người Mỹ gốc Á sống ở quận Cam dưới mức nghèo khổ do giá nhà đắt đỏ.
Ông Bui cũng nằm trong số đó. Những căn phòng nói lên số phận của những người Mỹ gốc Việt phải chịu đựng cuộc sống nghèo khổ để đeo đuổi tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình.
Số lượng những ngôi nhà cho thuê chung như thế này ở Litte Saigon hiện chưa được thống kê đầy đủ. Thông tin cho thuê nhà dễ dàng được tìm thấy trên các mục quảng cáo trên báo bằng tiếng Việt. Một số người Mỹ gốc Việt còn đầu tư vào những ngôi nhà cũ ở khu vực Garden Grove, Fountain Valley, Santa Ana và Westminster để tu sửa lại thành những căn phòng cho thuê như thế này.
Chung sống bằng niềm tin
Khoi Nguyen, chủ cho thuê nhà trọ 42 tuổi, dành phòng ngủ đẹp nhất trong nhà ở Garden Grove để cho thuê. Ông chọn người thuê trọ dựa trên phong cách giao tiếp.
“Điều khó nói ở đây không phải là vấn đề tuổi tác. Đối với chúng tôi, ban đầu họ có thể từ tốn nhưng không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ mất thu nhập. Họ có thể lật lọng”, Nguyen cho hay.
Theo người đàn ông này, thuê phòng khác thuê nhà. “Không cần hợp đồng, bạn cần giữ lời hứa. Tôi muốn nắm rõ về người sẽ về ở chung với mình. Đó là suy nghĩ chung của người Việt”, ông bộc bạch.
“Phải có độ tin cậy nhất định để sống theo cách này, đơn giản vì giữa các bên không bị ràng buộc bằng hợp đồng", Karthick Ramakrishnan, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học California Riverside, cho biết. “Lối sống như thế này chỉ có thể tồn tại trong một khu dân cư thưa thớt, nơi người dân biết nhau”.
Du học sinh, ca sĩ hát ở quán cà phê, nhân viên bán hàng và những cựu binh gốc Việt là những đối tượng ở trong nhà cho thuê chung.
Khoi Nguyen nhớ lại những ngày cùng vợ vất vả kiếm tiền để trả góp mua nhà cho đến lúc sở hữu được nó, họ lại tiếp tục đi tìm người cho thuê. Ngôi nhà của hai vợ chồng cách khu mua sắm ở Litte Saigon một quãng không xa.
Đắn đo đủ đường
Người Việt sống trong những ngôi nhà như thế này cũng gặp nhiều bất lợi. “Chúng tôi không thể tụ tập bạn bè vì không có chỗ”, Nhan Pham, một quay phim 54 tuổi sống cùng nhà với Khoi Nguyen, nói.
Huong Nguyen, một gia sư 44 tuổi, chia sẻ tiêu chí để cô cân nhắc trước khi
chuyện đến những căn nhà như thế này là “phòng tắm sach sẽ”. “Chúng tôi không có chỗ để nấu ăn nên chỉ có
thể nấu trong nhà tắm và cần bật quạt thông gió”.
Cô từng chuyến nhà nhiều lần để tìm nơi ở an toàn nhất, gần nơi làm việc của người chồng ở Litte Saigon và nhà thờ ở Fountain Valley. Quá trình đi tìm nhà của hai vợ chồng khá chật vật. Ngôi nhà đầu tiên khó ở vì tấm thảm mốc gây dị ứng, tiền nhà rơi vào khoảng 550 USD mỗi tháng… Cuối cùng, cô ở trong căn phòng mà mẹ cô từng sống nhiều năm trước đây.
Trong khi đó, Dan Nguyen, một sinh viên mới tốt nghiệp, lại rất thận trọng trong chuyện chọn bạn cùng nhà. “Tôi cố gắng chọn ở cùng phụ nữ. Chúng tôi thường không gặp nhau vì bận bịu công việc nhưng vẫn phải cảm thấy an toàn. Việc liên lạc với chủ nhà chỉ thông qua điện thoại, không có văn phòng cụ thể để bạn tìm đến khi cần cứu trợ khẩn cấp”.
Mặt khác, những người thuê nhà cao tuổi không thể lái xe trên đường cao tốc. Họ chỉ có thể đi bộ đến các siêu thị, phòng khám và những nhà thuốc tây gần khu nhà trọ.
Hiep Bui, một cụ già 67 tuổi đã nghỉ hưu ở Garden Grove, cho biết khi đến một đất nước xa lạ, người già nên chọn sống với những người trẻ để có thể nhờ sửa chữa đồ đạc hỏng hóc khi cần.
Phu Vo, một người chủ cho thuê nhà với giá 350 USD/phòng ở Oklahoma, cho biết ông muốn đầu tư vào dịch vụ cho thuê nhà ở khu Little Saigon. Vo quảng cáo trên các trang web rằng mô hình nhà cho thuê như thế này rất phù hợp đối với những đối tượng không có đủ tiền mua cả một căn hộ.
“Ai có thể mua nhà ở California cơ chứ?”, ông nói. “(Trong khi) với những phòng trọ, bạn có thể chuyển đi bất cứ lúc nào”.
VietBF
Khu Little Saigon ở quận Cam nhộn nhịp với các trung tâm mua sắm đồng thời là thiên đường ăn uống của du khách trong vùng. Quận Cam là nơi sinh sống của cộng đồng người Việt lớn thứ 3 trên đất Mỹ, với khoảng 600.000 người.
Nhiều người Việt cũng góp mặt trong Ủy ban Giám sát quận Cam, với những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị nhất định. Nhưng đằng sau những ảnh hưởng này, nhiều Người Việt khác đang phải đấu tranh để tồn tại. Họ cảm thấy bị thụt lùi phía sau nền kinh tế đang phát triển chóng mặt và làm những công việc có mức lương thấp khiến họ không có cơ hội thăng tiến.
Nghiên cứu của Hiệp Hội Phát Huy Công Lý người Mỹ Gốc Á Châu và Cộng đồng người châu Á Thái Bình Dương ở quận Cam cho thấy 57.000 người Mỹ gốc Á sống ở quận Cam dưới mức nghèo khổ do giá nhà đắt đỏ.
Ông Bui cũng nằm trong số đó. Những căn phòng nói lên số phận của những người Mỹ gốc Việt phải chịu đựng cuộc sống nghèo khổ để đeo đuổi tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình.
Số lượng những ngôi nhà cho thuê chung như thế này ở Litte Saigon hiện chưa được thống kê đầy đủ. Thông tin cho thuê nhà dễ dàng được tìm thấy trên các mục quảng cáo trên báo bằng tiếng Việt. Một số người Mỹ gốc Việt còn đầu tư vào những ngôi nhà cũ ở khu vực Garden Grove, Fountain Valley, Santa Ana và Westminster để tu sửa lại thành những căn phòng cho thuê như thế này.
Một quán ăn
Việt Nam ở khu Little Saigon. Ảnh: Foodgressing.
Chung sống bằng niềm tin
Khoi Nguyen, chủ cho thuê nhà trọ 42 tuổi, dành phòng ngủ đẹp nhất trong nhà ở Garden Grove để cho thuê. Ông chọn người thuê trọ dựa trên phong cách giao tiếp.
“Điều khó nói ở đây không phải là vấn đề tuổi tác. Đối với chúng tôi, ban đầu họ có thể từ tốn nhưng không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ mất thu nhập. Họ có thể lật lọng”, Nguyen cho hay.
Theo người đàn ông này, thuê phòng khác thuê nhà. “Không cần hợp đồng, bạn cần giữ lời hứa. Tôi muốn nắm rõ về người sẽ về ở chung với mình. Đó là suy nghĩ chung của người Việt”, ông bộc bạch.
“Phải có độ tin cậy nhất định để sống theo cách này, đơn giản vì giữa các bên không bị ràng buộc bằng hợp đồng", Karthick Ramakrishnan, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học California Riverside, cho biết. “Lối sống như thế này chỉ có thể tồn tại trong một khu dân cư thưa thớt, nơi người dân biết nhau”.
Du học sinh, ca sĩ hát ở quán cà phê, nhân viên bán hàng và những cựu binh gốc Việt là những đối tượng ở trong nhà cho thuê chung.
Khoi Nguyen nhớ lại những ngày cùng vợ vất vả kiếm tiền để trả góp mua nhà cho đến lúc sở hữu được nó, họ lại tiếp tục đi tìm người cho thuê. Ngôi nhà của hai vợ chồng cách khu mua sắm ở Litte Saigon một quãng không xa.
Đắn đo đủ đường
Người Việt sống trong những ngôi nhà như thế này cũng gặp nhiều bất lợi. “Chúng tôi không thể tụ tập bạn bè vì không có chỗ”, Nhan Pham, một quay phim 54 tuổi sống cùng nhà với Khoi Nguyen, nói.
Căn phòng của Việt kiều ở khu Little
Saigon. Ảnh: The
Los Angeles Times.
Cô từng chuyến nhà nhiều lần để tìm nơi ở an toàn nhất, gần nơi làm việc của người chồng ở Litte Saigon và nhà thờ ở Fountain Valley. Quá trình đi tìm nhà của hai vợ chồng khá chật vật. Ngôi nhà đầu tiên khó ở vì tấm thảm mốc gây dị ứng, tiền nhà rơi vào khoảng 550 USD mỗi tháng… Cuối cùng, cô ở trong căn phòng mà mẹ cô từng sống nhiều năm trước đây.
Trong khi đó, Dan Nguyen, một sinh viên mới tốt nghiệp, lại rất thận trọng trong chuyện chọn bạn cùng nhà. “Tôi cố gắng chọn ở cùng phụ nữ. Chúng tôi thường không gặp nhau vì bận bịu công việc nhưng vẫn phải cảm thấy an toàn. Việc liên lạc với chủ nhà chỉ thông qua điện thoại, không có văn phòng cụ thể để bạn tìm đến khi cần cứu trợ khẩn cấp”.
Mặt khác, những người thuê nhà cao tuổi không thể lái xe trên đường cao tốc. Họ chỉ có thể đi bộ đến các siêu thị, phòng khám và những nhà thuốc tây gần khu nhà trọ.
Hiep Bui, một cụ già 67 tuổi đã nghỉ hưu ở Garden Grove, cho biết khi đến một đất nước xa lạ, người già nên chọn sống với những người trẻ để có thể nhờ sửa chữa đồ đạc hỏng hóc khi cần.
Phu Vo, một người chủ cho thuê nhà với giá 350 USD/phòng ở Oklahoma, cho biết ông muốn đầu tư vào dịch vụ cho thuê nhà ở khu Little Saigon. Vo quảng cáo trên các trang web rằng mô hình nhà cho thuê như thế này rất phù hợp đối với những đối tượng không có đủ tiền mua cả một căn hộ.
“Ai có thể mua nhà ở California cơ chứ?”, ông nói. “(Trong khi) với những phòng trọ, bạn có thể chuyển đi bất cứ lúc nào”.
VietBF