Những phân vân trở thành chính
đáng
Marina
Mai (TAZ)
Không lễ hội .
Ngày Quốc Khánh của người Việt mồng 2 tháng 9 thường được tổ chức tại Berlin –
năm nay Tòa Đại Sứ tránh tiếp khách vào ngày này. Trường hợp bắt cóc người cựu
chính trị viên Trịnh Xuân Thanh tại Tiergarten đã tạo ra sự nghi ngờ
này.
Duc D. đứng trong tiệm bán đồ ăn nhanh của anh tại
Lichtenberg và đang chờ khách hàng. „ tôi
cảm thấy vui khi Cảnh Sát đã bắt một tên dọ thám có can dự vào việc bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh „ , anh ta nói với phóng viên của báo TAZ và đồng thời bỏ đầy
măng vào trong chảo. „ Mật vụ Việt
Nam không được hành sự trên nước Đức . Họ phải cút đi . Bọn họ chỉ làm hại những
người Việt Nam đơn thuần tại Berlin „ . Ông chủ tiệm ăn nhanh này khoảng chừng
trên 50 tuổi và nguyên thủy không phải là người thích chính trị . Công việc làm
trong bếp đã đè nặng lên anh ta . Thời gian rỗi rảnh ít ỏi anh ta thường
tiêu khiển trước màn truyền hình , với gia đình hay với hội người
Việt. Tuy nhiên vụ bắt cóc cựu chính trị viên người Hà Nội Trịnh Xuân Thanh
tại Berlin đã khiến cho niềm tin của anh ta bị lung lay. Nói chính
xác hơn là : sau các cuộc bàn cãi.
Trước đây 3 tuần anh ta , vốn là người đi hợp tác
lao động thời Đông Đức cũ từ 1988, đã nghĩ rằng mật vụ Việt Nam có thể có
lý khi họ đi bắt cóc một người vi phạm luật pháp ở Việt Nam và đang trốn tại nước
Đức. Kẻ bị bắt cóc bị cáo buộc làm thất thoát công quỹ đến cả trăm triệu. Duc
D. đã tuyên bố với phóng viên báo TAZ hôm tháng 8 rằng : „ Việt Nam phải chống tham nhũng. Việt Nam phải hành động ra sao khi nước
Đức không giao trả phạm nhân này ? „.
Nhưng từ đó bỗng có vài thay đổi . Một nghi phạm
bị Đức bỏ tù : một người Việt di dân sống ở Tiệp Khắc và chịu làm tay sai cho mật
vụ Việt. Khác với những kẻ có phe cánh từ Hà Nội nghi phạm này không có
chế độ miễn nhiễm ngoại giao và không thể hạ cánh an toàn tại Việt Nam . Anh ta
phải chịu tội trước tòa án Đức. Và có một nhân viên của Cơ Quan Liên Bang Đức về
Nhập Cư và Tỵ Nạn , kẻ đã tung lên mạng thông tin xã hội những lời tuyên truyền
nhiệt huyết cho Việt Nam và bảo vệ các vi phạm Nhân Quyền tại quốc gia này , đã
bị sa thải khỏi chỗ làm việc.
Và: Sứ Quán Việt Nam rút lui khỏi Cộng Đồng Di Dân.
Hôm nay ngày 2.9 là ngày Quốc Khánh Việt Nam. Lẽ ra như mọi khi sẽ có các quan
khách Đức và những kẻ di dân có công trạng được mời tham dự lể hội tại Sứ Quán.
Năm nay thì không làm lễ hội. Phải chăng Sứ Quán đang quá bận rộn?
Từ trên mười năm nay Sứ Quán Việt Nam đã tạo ra một
mạng lưới tinh vi để cột chân những người di dân và để nghe ngóng tin tình báo
từ những người này. Trước đây chỉ có những hình ảnh khó chịu
do những nhóm người di dân gửi về Hà Nội : đó là những
hình ảnh của các thuyền nhân tỵ nạn biểu tình tại Berlin chống thể
chế chính trị tại Việt Nam. Bây giờ đã thay đổi . Phần lớn mạng lưới này nằm
trong các Hội đồng hương do chính Sứ Quán đỡ đầu và tạo dựng lên . Có Hội đồng
hương Hải Phòng , Hội đồng hương Hà Tĩnh và vân vân.
Những người đồng hương này chăm nom sự trường tồn của
Hội bằng sự liên kết với quê hương của họ. Nếu có một Ủy Viên chính trị
hay Đại diện Thương Mại đến Berlin là sẽ có một cuộc họp mặt với đồng
hương tại nhà hàng trong trung tâm Đồng Xuân ở Lichtenberg , một khu chợ Á
Đông lớn ở Berlin. Người ta dùng bữa ăn chung với nhau . Có những bài diễn
văn được đọc lên ca ngợi về sự đoàn kết giữa „Quê Hương „ và „ Việt Kiều
yêu nước „ – một chức danh chính thức cho những người Việt hải ngoại trung
thành với chế độ ( dịch theo từng chữ : người Việt Hải ngoại yêu quê hương ) và
đương nhiên sẽ có màn kêu gọi quyên tiền cho Việt Nam , gò ép người di dân đem
tiền về Việt Nam đầu tư . Việt Kiều Yêu Nước được cấp dễ dàng giấy phép Nhập Cảng
. Một người Việt làm nghề thông dịch bảo với phóng viên của báo TAZ : từ 3 tuần
nay không có những cuộc họp mặt như thế nữa . „ Có một sự tĩnh lặng bất thường „
Dĩ nhiên những Việt Kiều Yêu Nước này phải chứng
minh sự hiện diện của mình. Viên thông dịch Dung ( tên đã được thay đổi ) đã
quan sát trong những năm gần đây về những hoạt động đáng kể của các Việt
Kiều Yêu Nước trên mạng thông tin xã hội. „ Trong
số đó có những người đàn bà nuôi con một mình hành nghề làm móng tay tại quận
Lichtenberg . Tôi thiết nghĩ một người đàn bà như vậy lẽ ra không có thời giờ
suốt ngày vào trang mạng xã hội . Nhưng có thể họ được trả tiền để làm việc này
, y như những Blogger in China „ viên thông dịch phỏng đoán như vậy .
Dung đã quan sát thấy nhiều người đàn bà này sẵn
sàng nặng lời nguyền rủa trên mạng thông tin xã hội đến bất cứ một phát biểu
nào cho dù chỉ phê phán nhẹ đường lối chế độ. „ một trong những người đàn bà này đã cho phổ
biến trên mạng một cuộc biểu tình ảo của những người Việt yêu nước vào thứ hai
vừa rồi tại Berlin . Họ đưa ra những tấm hình từ trên hai năm trước
„ . Một Phát ngôn viên của Cảnh Sát đã xác nhận với phóng viên báo TAZ về sự dự
đoán của Dung : Đã không có cuộc biểu tình này.
Dung cho biết rằng :tuy nhiên từ 3 tuần nay các dư
luận viên nữ này đang vấp những khó khăn . „ Tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy những người chỉ trích nhà cầm quyền Hà
Nội một cách công khai và phong phú là những người trước đây không muốn can dự
vào chính trị „ . Những người tương tự như Duc D. ở Lichtenberg. Và Dung tự
hỏi : „ Có phải chúng ta đang trải qua thời
kỳ giải phóng những người Việt tại Berlin ra khỏi mạng lưới tinh vi của
Hà Nội ?“.
Hộp tin tức:
Ngày 2.9 là ngày Quốc Khánh Việt
Nam . Đó là ngày HCM đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 2.9.1945 và đánh dấu sự
chấm dứt chế độ thực dân .
Ngày lễ quan trọng này thường được tổ chức tại
Berlin . Mỗi năm Đại Sứ Việt Nam mời hàng trăm đồng hương có
công trạng vào Sứ Quán hay vào khách sạn để làm lễ nhà nước . Người phát ngôn
năm ngoái tại buổi lễ này là bà Phó Chủ Tịch Quốc Hội Edelgard Bulmann (
SPD ) . Năm nay buổi lễ này không được tổ chức.
14.000 người quốc tịch Việt và cũng nhiều gần bằng số
người ấy là những người Đức có nguồn gốc Việt đang sống tại Berlin. Gần 5.000 thuyền nhân đến Tây Bá Linh trong khoảng thời gian
1980. Họ vẫn luôn chỉ trích nhà cầm quyền Hà Nội và không hề có ý định ăn mừng
ngày quốc khánh này . Phần lớn những người khác thì ngược lại . Họ
là những người đi hợp tác lao động thời Đông Đức cũ và thân
nhân của họ, hoặc là họ là những người đến Đức trong khoảng 1990 vì lý do kinh
tế.
Marina
Mai (TAZ)
( Hoàng Thị Mỹ Lâm chuyển ngữ 2.9.17 )
-------------------------------------------------------------------------------------
Zweifel werden lauter
Keine Feier Der
Nationalfeiertag der Vietnamesen am 2. September wird sonst auch in Berlin
begangen – dieses Jahr aber verzichtet die Botschaft auf den Empfang. Der Fall
der Entführung des Expolitikers Trinh Xuan Thanh im Tiergarten sorgt für
Misstrauen
Duc D. steht in seinem Imbiss in Lichtenberg und
wartet auf Kundschaft. „Ich freue mich, dass die Polizei einen Spion
festgenommen hat, der an der Entführung von Trinh Xuan Thanh beteiligt gewesen
sein soll“, sagt er der taz und füllt Bambussprossen in den Wok. „Der
vietnamesische Geheimdienst hat in Deutschland nichts zu suchen. Die müssen
alle weg. Sie schaden uns einfachen Vietnamesen nur hier in Berlin.“ Der
Imbissbetreiber ist Mitte 50 und eigentlich kein Mann für harte politische
Statements. Die Arbeit am Wok lastet ihn aus. Seine wenige Freizeit verbringt
er vor dem Fernseher, mit der Familie und in einem vietnamesischen Verein. Doch
die Entführung des Hanoier Expolitikers Trinh Xuan Thanh in Berlin hat seinen
Horizont aus dem Gleichgewicht gebracht. Genauer gesagt: eher die Diskussionen
danach.
Noch vor drei Wochen war der Mann, der 1988 als
Vertragsarbeiter in die DDR kam, sich gar nicht sicher, ob der vietnamesische
Geheimdienst nicht vielleicht doch ein recht hätte, einen Mann aus Deutschland
zu entführen, der sich in Vietnam strafbar gemacht haben soll. Dem Entführten
war immerhin ein Wirtschaftsdelikt im dreistelligen Millionenbereich
vorgeworfen worden. Duc D. hatte Anfang August der taz gesagt: „Vietnam muss
gegen Korruption vorgehen. Was soll Vietnam tun, wenn Deutschland den Mann
nicht ausliefert?“
Doch es hat sich einiges geändert seitdem. Ein
Tatverdächtiger sitzt in Haft: Ein vietnamesischer Migrant, der in Tschechien
lebte und für den Geheimdienst die Drecksarbeit gemacht hat. Anders als die
Schlapphüte aus Hanoi hat er weder diplomatische Immunität, noch konnte er sich
nach Vietnam absetzen. Er unterliegt der deutschen Gerichtsbarkeit. Und ein
Mitarbeiter des Bundesamts für Migration und Flüchtlinge, der in sozialen
Netzwerken eifrig Propaganda für Vietnam gemacht und Menschenrechtsverletzungen
dort gerechtfertigt hatte, wurde von seinem Arbeitgeber gekündigt.
Und: Die vietnamesische Botschaft zieht sich aus der
Migrantencommunity zurück. Am heutigen Samstag, dem 2. September, ist in
Vietnam Nationalfeiertag. Neben Bundesprominenz werden sonst dazu
verdienstvolle Migranten zur Feier in die Botschaft eingeladen. In diesem Jahr
wird nicht gefeiert. Hat die Botschaft zu viel mit sich zu tun?
Seit mehr als zehn Jahren spinnt die vietnamesische
Botschaft ein feines Netzwerk, um die Migranten an sich zu binden und sie
geheimdienstlich abzuschöpfen. Zuvor waren es eher unangenehme Bilder, die aus
den Migrantengruppen nach Hanoi gesendet wurden: Bootsflüchtlinge
demonstrierten in Berlin gegen die Politik in Vietnam. Das sollte sich ändern.
Größten Anteil an diesem Netzwerk haben landsmannschaftliche Vereine, bei deren
Gründung die Botschaft Geburtshilfe geleistet hat. Es gibt etwa die Vereinigung
der Vietnamesen aus der Provinz Haiphong, die Vereinigung der Vietnamesen aus
der Provinz Ha Tinh und so fort.
Diese Landsmannschaften pflegen ein reges
Vereinsleben mit Kontakten in ihre Heimatprovinz. Kommt ein Politiker oder
Wirtschaftsvertreter nach Berlin, gibt es ein Treffen mit seiner
Landsmannschaft in einem Restaurant im Dong-Xuan-Center in Lichtenberg, Berlins
größtem Asiamarkt. Man isst gemeinsam. Es werden Reden gehalten über den
Zusammenhalt zwischen „Heimat“ und „Viet Kieu Yeu Nuoc“ – ein offizieller Titel
für regimetreue Auslandsvietnamesen (wörtlich übersetzt: Auslandsvietnamesen,
die die Heimat lieben). Und natürlich werden Spenden für Vietnam eingetrieben,
Migranten zu Investitionen in Vietnam gedrängt. Viet Kieu Yeu Nuoc erhalten
auch gern Importgenehmigungen.
Seit drei Wochen aber gab es keine solche Treffen
mehr, erzählt ein vietnamesischer Dolmetscher der taz. „Es ist ungewohnt
ruhig.“
Natürlich müssen sich diese Viet Kieu Yeu Nuoc
erkenntlich zeigen. So hat der Dolmetscher Dung (Name geändert) in
den letzten Jahren eine erhebliche Aktivität von Viet Kieu Yeu Nuoc in sozialen
Netzwerken beobachtet. „Darunter sind alleinerziehende Nageldesignerinnen aus
Lichtenberg. Ich würde denken, so eine Frau sollte eigentlich keine Zeit haben,
den ganzen Tag am Netz zu sitzen. Aber vielleicht wird sie ja dafür bezahlt,
genau wie Blogger in China“, mutmaßt er.
Mehrere dieser Frauen, hat Dung beobachtet, würden
scharf gegen jede noch so kleine regierungskritische Äußerung im Netz schießen.
„Eine der Frauen hat sogar etwas von einer angeblichen Demonstration
patriotischer Vietnamesen vergangenen Montag in Berlin gepostet. Sie
illustrierte die Meldung mit Bildern, die mehr als zwei Jahre alt sind.“ Ein
Polizeisprecher bestätigt der taz den Verdacht von Dung: Diese Demonstration
hat nicht stattgefunden.
Doch, so Dung, seit drei Wochen hätten diese Propagandistinnen
nicht mehr so leichtes Spiel. „Ich wundere mich, wie laut und fantasievoll
Menschen jetzt die Hanoier Regierung kritisieren, die sich früher eher
unpolitisch gegeben haben.“ Leute wie der Imbissbetreiber Duc D. aus
Lichtenberg. Und Dung fragt sich: „Erleben wir da gerade die Befreiung der
Berliner Vietnamesen aus den fein gesponnenen Netzwerken Hanois?“
Info-Kasten:
Am 2. September ist Nationalfeiertag in
Vietnam. Er geht auf die Verlesung der Unabhängigkeitserklärung durch Ho Chi
Minh am 2. September 1945 zurück und markiert das Ende der Kolonialherrschaft.
Ein so wichtiger Feiertag wird auch in Berlin
begangen. Jedes Jahr lädt die vietnamesische Botschaft mehrere
hundert verdiente Landsleute in ihr Gebäude oder in ein Hotel zur Staatsfeier
ein. Rednerin im vergangenen Jahr war Bundestagsvizepräsidentin Edelgard
Bulmahn (SPD). In diesem Jahr fällt die Feier aus.
14.000 vietnamesische Staatsbürger und noch einmal
fast ebenso viele Deutsche mit vietnamesischen Wurzeln leben in Berlin. Rund
5.000 kamen als Bootsflüchtlinge um das Jahr 1980 herum in den
Westteil der Stadt. Sie stehen der Hanoier Regierung schon immer kritisch
gegenüber und hatten nie Anlass, den Nationalfeiertag zu feiern. Die meisten
der anderen durchaus. Sie sind ehemalige DDR-Vertragsarbeiter und
deren Angehörige, oder sie kamen in den 1990er Jahren aus wirtschaftlichen
Gründen nach Deutschland.