03.11.2021

'Anh-Việt có thể xây dựng quan hệ gần gũi dù khó tin tưởng nhau hoàn toàn'-BBC

 'Anh-Việt có thể xây dựng quan hệ gần gũi dù khó tin tưởng nhau hoàn toàn'

Chụp lại hình ảnThủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đón Thủ tướng VN Phạm Minh Chính khi ông tới Hội nghị LHQ về Biến đổi Khí hậu COP26 ở Glasgow

Tuần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu một đoàn đại biểu dự Hội nghị LHQ về Biến đổi Khí hậu COP26 tại Glasgow.

Các doanh nhân đi cùng đoàn cũng ký nhiều hợp đồng với các đối tác Anh quốc với trị giá hàng tỷ bảng Anh.

Quan hệ Anh Việt ngày càng gần gũi hơn trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nhưng trước tiên là lĩnh vực dịch vụ, giáo dục và hàng gia công.

Nhân dịp này, BBC News Tiếng Việt phỏng vấn học giả/nhà báo TS Bill Hayton, tác giả nhiều cuốn sách và báo cáo về Việt Nam và quan hệ Anh-Việt

TS Bill Hayton: Chúng tôi hiểu rằng Anh quốc và Việt Nam là hai quốc gia rất khác biệt về chính trị và hoàn cảnh.

Tuy nhiên, hai nước cùng muốn hợp tác trên một số lĩnh vực nhất định. Y tế, biến đổi khí hậu và thương mại là ba lĩnh vực rõ ràng và tương đối ít gây tranh cãi.

Hai chính phủ cũng có chung quan ngại về ảnh hưởng của một nước Trung Quốc đang lên đối với nền chính trị toàn cầu. Cả hai nước đều muốn bảo vệ trật tự quốc tế pháp quyền hiện tại.

Trong báo cáo này, chúng tôi nhấn mạnh đến việc hai nước cần hợp tác trên nhiều lĩnh vực mặc dù có sự khác biệt về quan điểm.

Có nhiều cơ hội cho các công ty ở hai nước kinh doanh với nhau nhiều hơn và cho chính phủ hai nước thành lập quan hệ đối tác để giải quyết những vấn đề cụ thể nhất định.

Climate change, Boris Johnson, Pham Minh Chinh

BBC: Báo cáo của hai ông cũng khuyến nghị rằng chính phủ và chính trị gia Anh quốc, cũng như các đại diện thương mại mọi thể loại, khi tiếp cận chính phủ Việt Nam đều cần nói rõ 'tự do' là nói đến 'tự do hàng hải ở Biển Đông, vì đó là điều lãnh đạo Việt Nam hiện tại muốn nghe'. Tại sao lại có khuyến nghị này?

Tôi không nghĩ chúng tôi nói như vậy. Chúng tôi viết rằng "Cách tốt nhất để xây dựng lòng tin là tìm kiếm những điểm chung trong khi tiếp tục thấy rõ sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống chính trị của hai nước."

Chúng tôi cũng thừa nhận rằng "Quan hệ song phương mang tính xây dựng giữa Hà Nội và London cho Anh quốc có vai trò trong sự ổn định chính trị ở Việt Nam và đưa ra sự trấn an rằng Anh quốc sẽ không thực hiện các biện pháp 'chống cộng' hay khuyến khích bất ổn."

Chúng tôi không cho rằng công khai lên lớp chính phủ Việt Nam sẽ có hiệu quả về tự do ngôn luận ở nước này. Chúng tôi được biết các nhà ngoại giao Anh tiếp tục vận động cho quyền của những người như nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, nhưng họ liên hệ trực tiếp với các bộ trưởng thay vì qua truyền thông. Đạt được sự cân bằng luôn luôn là điều khó khăn nhưng nó sẽ không phải là yếu tố chính trong quan hệ giữa hai nước.

BBC: Hai tác giả của báo cáo đề xuất đào tạo cho các nhà báo Việt Nam, cũng như tăng cường trao đổi thông tin, nhưng ai sẽ làm những việc này? Và phải chăng trải nghiệm làm báo của ông tại Việt Nam trong những năm 2000 giúp hình thành ý tưởng này?

Vâng, đào tạo truyền thông là một trong 34 khuyến nghị chúng tôi đưa ra. Chính xác là chúng tôi nói chính phủ Anh nên "cung cấp các khóa học và học bổng cho các nhà báo Việt Nam để đào tạo cho họ về đạo đức, nguyên tắc báo chí và tập quán đưa tin" vì đó là điều mà chính phủ Anh đã đang làm. Trải nghiệm của tôi ở Việt Nam có nghĩa tôi không mấy lạc quan về tác động của việc đào tạo báo chí truyền thông này.

Các nhà báo trở về làm việc ở Việt Nam sau khi đi học ở Anh thường trở nên rất chán nản về hạn chế tự do biểu đạt mà họ gặp phải ở quê nhà. Tuy nhiên, một số khóa đào tạo đã giúp cải thiện kỹ năng và đạo đức của báo chí Việt Nam và đây là điều mà chúng tôi nghĩ cần được ủng hộ.

Boris Johnson (L) stands with with Chief Constable of Essex Police, Ben-Julian Harrington (2L), and Britain's Home Secretary Priti Patel (C) after they laid flowers

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Anh quốc quan ngại về nạn buôn người từ Việt Nam sang Anh nên bất cứ điều gì làm giảm tệ nạn này đều tốt, theo TS Bill Hayton

BBC: Từ phía bên kia, ông có khuyến nghị gì cho Việt Nam trong thời gian tới?

Hãy thả Phạm Đoan Trang và tạo ra một không gian lớn hơn cho tự do biểu đạt! Tôi nghĩ khó mà có sự tin tưởng hoàn toàn giữa hai chính phủ nhưng họ có thể xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn nhiều.

Anh quốc quan ngại về nạn buôn người từ Việt Nam sang Anh nên bất cứ điều gì làm giảm tệ nạn này đều tốt. Hợp tác với nhau về sự gia nhập của Anh vào CPTPP sẽ đưa hai bên gần nhau hơn trong tương lai và sẽ giúp doanh nghiệp hai nước làm ăn với nhau dễ dàng hơn.

BBC: Anh và Việt Nam cũng đang quan tâm tin tuần này nói một College của Đại học Oxford sẽ đổi tên thành 'Thao College' nếu được bà Nguyễn Thị Phương Thảo tài trợ 155 triệu bảng AnhÔng nghĩ gì về chuyện này?

Tôi nghĩ đây là một diễn tiến thật kinh ngạc. Tôi tin chắc là Đại học Oxford rất vui khi nhận khoản tài trợ này, nhưng tôi nghĩ nhiều trường đại học và phổ thông ở Việt Nam có thể được giúp đỡ với số tiền 155 triệu bảng Anh. Việt Nam có nhu cầu rất lớn về giáo dục và nhiều hành khách bay hãng VietJet có lẽ sẽ nghĩ tiền vé của họ nên được dùng để giúp giải quyết các vấn đề gần với họ hơn.

TS Bill Hayton là tác giả hai cuốn sách về Đông Nam Á. Cuốn Vietnam: Rising Dragon (2010) dựa trên các tư liệu thu thập trong một năm ông thường trú ở Việt Nam. Năm 2014, ông ra mắt cuốn South China Sea: The struggle for power in Asia, viết về tranh chấp Biển Đông. Hiện ông cũng là thành viên Viện nghiên cứu Chatham House tại London.

Tham khảo bài viết của TS Bill Hayton: