21.11.2021

Kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, nguyên nhân từ đâu?-Lưu Đức biên dịch

 Kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, nguyên nhân từ đâu?

EDWARD CHENG Theo số liệu chính thức từ Cục Thống kê Quốc gia, chỉ số Quản trị Mua Hàng ngành Sản xuất (PMI) của Trung Quốc đã giảm 0.4 điểm phần trăm trong tháng Mười xuống còn 49.2 – bất kỳ mức nào dưới 50 đều thể hiện sự suy giảm trong sản xuất. Dữ liệu này kém hơn so với dự kiến khi các nhà phân tích thị trường kỳ vọng con số ở mức 49.7. Đây là tháng thứ hai liên tiếp chỉ số này cho thấy sự thu hẹp và là mức thấp nhất của chỉ số này kể từ khi đại dịch bắt đầu. Có lẽ đáng lo ngại hơn, dữ liệu này cho thấy dấu hiệu của lạm phát trì trệ – tăng trưởng kinh tế chậm cùng với lạm phát gia tăng. Do giá hàng hóa tăng, nên chỉ số nhánh về giá đầu ra đã tăng lên 61.1, mức cao nhất kể từ năm 2016. Nhưng đồng thời, sự thiếu hụt nhu cầu đang khiến sản xuất bị co cụm.

Sự kết hợp giữa lạm phát cao và nhu cầu tiêu dùng yếu có thể tạo ra một chu trình luẩn quẩn tiêu cực. Ông Zhang Liqun, một nhà phân tích tại Trung tâm Thông tin Logistics Trung Quốc, nói với Reuters rằng, “Khoảng một phần ba số công ty được khảo sát cho biết khó khăn lớn nhất của họ là do nhu cầu từ thị trường giảm, khiến hoạt động sản xuất cũng giảm theo.” Đây mới chỉ là dữ liệu mới nhất trong một loạt các thông tin kinh tế tiêu cực từ Trung Quốc. Rõ ràng là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang gặp khó khăn, khiến nhà cầm quyền bị mắc kẹt với các mục tiêu dài hạn cùng với các nhu cầu ngắn hạn. Suy giảm kinh tế loang rộng hơn Các số liệu từ hoạt động sản xuất này chỉ để khẳng định thêm về số

liệu của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đáng thất vọng được công bố vào tháng trước. Cục Thống kê Quốc gia báo cáo rằng nền kinh tế của đất nước chỉ tăng trưởng 4.9% trong quý 3, chậm lại từ mức 7.9% trong quý 2. Thiếu điện là một lực cản quan trọng cho hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng năng lượng vì nhiều yếu tố đã làm tê liệt ngành điện của quốc gia này. Khi nhu cầu năng lượng tăng lên, nguồn cung lại bị các nhà chức trách hạn chế. Trung Quốc đã loại bỏ nguồn than nhập cảng có giá trị khi cắt giảm lượng than mua từ Úc vào cuối năm 2020 – một hành động mà các nhà chỉ trích cho rằng nhằm trừng phạt Úc vì kêu gọi điều tra nguồn gốc đại dịch. Trong khi đó, các mục tiêu trung hòa về carbon của Trung Cộng đã khiến sản lượng than trong nước giảm sút. Hơn nữa, quy định của chính phủ về giá điện tối đa đã khiến các nhà máy

điện không ứng phó được các áp lực này. Những áp lực này đã dẫn đến sự tăng vọt do tự mình gây ra về giá năng lượng và cắt giảm năng lượng trên toàn quốc, làm đình trệ hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng vận tải biển trên toàn cầu đã làm các nhà sản xuất Trung Quốc không tận dụng được các đơn đặt hàng mới trên toàn cầu. Ông Mitul Kotecha, giám đốc chiến lược các thị trường mới nổi Á Châu và Âu Châu tại TD Securities, viết trong một nghiên cứu hôm 01/11 rằng, “Rõ ràng là đà phát triển kinh tế bị chững lại nhanh chóng và áp lực chuỗi cung ứng đang khiến cho mức độ suy yếu này nặng nề hơn.” Mặc dù tình trạng thiếu điện và các vấn đề về chuỗi cung ứng khó có thể là trở ngại kéo dài đối với nền kinh tế, nhưng người ta không thể bỏ qua mức độ nhạy cảm của nền kinh tế Trung Quốc trước những diễn biến này

Thị trường bất động sản đang suy giảm Có lẽ đáng lo ngại nhất là thị trường bất động sản tiếp tục trượt dốc và chưa có dấu dấu chậm lại. Nhu cầu tiêu dùng thấp, tỷ lệ nợ cao, và các rào cản pháp lý đã khiến hàng loạt nhà phát triển bất động sản Trung Quốc, đặc biệt là Evergrande, gặp rắc rối về thanh toán và nợ nần. Và những vấn đề này có thể loang rộng hơn là chỉ trong phạm vi một vài công ty. Bloomberg báo cáo rằng hai phần ba các nhà phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc đã vi phạm ít nhất một trong “ba ranh giới đỏ” – là một loạt các biện pháp can thiệp được thiết kế để giảm mức đòn bẩy tài chính của ngành này. Người tiêu dùng đã trở nên thận trọng một cách dễ hiểu khi đối mặt với tất cả những thứ rắc rối về nợ nần này. Theo công ty nghiên cứu bất động sản China Real Estate Information Corp., vào tháng Mười, doanh số bán nhà mới của 100 chủ đầu tư hàng đầu đã giảm 32% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Doanh số bán nhà mới suy giảm càng thổi bùng nỗi lo về khả năng thanh toán của các nhà phát triển bất động sản. Do lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 25% hoạt động kinh tế Trung Quốc và phần lớn tài sản do các gia đình nắm giữ, sự trượt dốc của thị trường bất động sản chắc chắn sẽ đè nặng lên tăng trưởng. Chiến lược “Không Covid” Tiếp thêm những khó khăn về kinh tế, Trung Quốc đã tiếp tục thực thi chiến lược “Không COVID” (COVID-zero) nghiêm ngặt. Các đợt bùng phát được đối phó bằng các đợt phong tỏa hà khắc và gây gián đoạn, theo đó lĩnh vực bán lẻ đặc biệt nhạy cảm với các biện pháp này. Với việc các nhà chức trách không có dấu hiệu thay đổi chiến lược của họ, chắc chắn sẽ làm gián đoạn hơn nữa chi tiêu của người tiêu dùng và hoạt động sản xuất. 

Lưu Đức biên dịch