05.09.2022

Tương lai GHPGVN Thống Nhất dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ- Mỹ Hằng BBC News

 Tương lai GHPGVN Thống Nhất dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ


  • Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, người từng bị chính quyền Việt Nam kết án tử hình, vừa trở thành lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất - một tổ chức tôn giáo không được nhà nước công nhận.

    Đây là việc đã được ghi trong chúc thư của Hòa thượng Thích Quảng Độ, người viên tịch vào ngày 22/02/2020.

    Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Thống Nhất được cho là có ảnh hưởng sâu rộng tại miền Nam và từng phát triển rực rỡ trước năm 1975. Nhưng chính quyền Việt Nam không công nhận tổ chức này và sau 1975, cho thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

  • Trao đổi với BBC ngày 5/9, Đại đức Thích Đồng Long, Chánh Thư ký Ban Đại diện GHPGVN Thống Nhất Miền Quảng Đức, cho hay:

    "Không riêng gì chúng tôi mà hầu như mọi tín đồ tăng ni phật giáo Việt Nam, kể cả hai giáo hội đều quý mến Hòa thượng Tuệ Sỹ vì ông là một bậc học giả uyên thâm, từng có thời gian đấu tranh bảo vệ Phật giáo tại Việt Nam.

    "Các thành viên của GHPGVN Thống Nhất đều mong có được sự hòa hợp, đoàn kết, để phát triển tổ chức".

    "Tuy nhiên có nhiều vấn đề về pháp lý và cơ cấu tổ chức còn chưa rõ," ông nói với BBC từ Sài Gòn.

    'Kiện toàn nhân sự'

    Vietnam, monks

    NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

    Chụp lại hình ảnh,

    Tăng sư Việt Nam (hình minh họa)

    Trong thông cáo mang tên Thông bạch của Hội đồng Giáo hội Trung ương công bố mới đây, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã kêu gọi 'tăng già hòa hợp', tiến tới kiện toàn nhân sự của GHPGVN Thống Nhất trong thời gian tới.

    Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, 79 tuổi, vốn nổi tiếng là một nhà tu hành uyên bác. Ông từng là giáo sư của Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn.

    Ông thông thạo nhiều ngoại ngữ, là nhà thơ, dịch giả, và có nhiều hoạt động được cho là bất đồng với chính phủ Việt Nam.

    Trong số các sự kiện gây chấn động Phật giáo Việt Nam thời gian trước là việc ông bị bắt năm 1984, sau đó bị chính quyền Việt Nam tuyên án tử hình năm 1988, với tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân".

    Sáu các đợt vận động và sự can thiệp của các tổ chức quốc tế, tu sỹ Thích Tuệ Sỹ thoát án tử năm 1998.

    Cùng năm này, ông cùng bảy người Việt khác được Tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng nhân quyền Hellmann-Hamett Awards.

    Trải qua nhiều thăng trầm, GHPGVN Thống Nhất hiện nay được cho là có nhiều chia rẽ trong nội bộ, theo thông tin từ một số thành viên của tổ chức này.

    'Mập mờ về pháp lí và tương lai hoạt động'?

    Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Đại đức Thích Đồng Long nói về một số vấn đề ông cho là 'còn mập mờ'.

    Vesak

    NGUỒN HÌNH ẢNH,MANAN VATSYAYANA

    Chụp lại hình ảnh,

    Tượng Phật khổng lồ ở Sơn Tây trước lễ Vesak 2019

    "Thứ nhất, Hội đồng Giáo phẩm Trung ương, hay còn gọi là Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng thống, phải do Đức Tăng thống chính danh bổ nhiệm. Nghĩa là vị đó phải được suy tôn Tăng thống rồi mới được quyền bổ nhiệm Hội đồng Giáo phẩm Trung ương. Và việc bổ nhiệm bất kỳ một thành viên nào vào hội đồng này đều phải được Viện Tăng thống chấp thuận.

    "Về mặt pháp lý, Hội đồng Giáo phẩm Trung ương hiện tại phải là hội đồng do cố Hòa thượng Thích Quảng Độ bổ nhiệm.

    "Còn vấn đề Hòa Thượng Tuệ Sỹ nhân danh Hội đồng Giáo phẩm Trung ương thì tôi không biết hội đồng đó được bầu khi nào, pháp lý ra sao.

    "Theo như tôi biết thì Hội đồng Giáo phẩm mà Hòa Thượng Tuệ Sỹ nhân danh đại diện hiện tại (gồm nhân sự của Đại hội Nguyên Thiều 2003) nếu tính những vị còn tại thế thì ngoài Hòa thượng Tuệ Sỹ được Hòa thượng Quảng Độ đặc cách mời vào hội đồng theo chúc thư, chưa vị nào được bầu vào hội đồng này trong suốt năm đời Tăng Thống vừa qua. Nên thật khó hiểu lắm.

    "Khoảng 10 năm trở lại đây, chúng tôi và nhiều tăng ni tín đồ đều có rất ít thông tin về ông, kể cả những vấn đề về đi lại hay làm việc. Chúng tôi không nắm bắt được thông tin và đường hướng của Hòa thượng mà chủ yếu thông qua người khác nên không biết chính xác đến đâu.

    "Ngay cả trong tang lễ của Hòa Thượng Quảng Độ thì cũng có một số người nhân danh Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ làm một số điều mà dễ gây bất bình. Nhưng sau đó không thấy bất kỳ động thái nào để minh bạch vấn đề từ Hòa thượng Tuệ Sỹ.

    "Nên chúng tôi, những người từng làm việc, gắn bó với GHPGVN Thống Nhất thời Hòa thượng Thích Quảng Độ thấy khá là mông lung trước tương lai Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ lãnh đạo như thế nào."

    "Chúng tôi rất tôn trọng và đồng thuận vì việc này là do chúc thơ, việc chống đối là không có. Nhưng chúng tôi cũng mong Hòa thượng Tuệ Sỹ làm việc đúng với Hiến chương của Giáo hội và với tinh thần tôn trọng đại chúng, không để xảy ra tình trạng làm việc không rõ, cục bộ, dễ gây chia rẽ, hiểu lầm, từng xảy ra trong quá khứ."

    'Chia rẽ'

    Cũng theo tu sỹ Thích Đồng Long, tinh hình GHPGVN Thống Nhất nói chung đã chia rẽ rất nhiều. HIện tại có ba, bốn tổ chức nhỏ, do bất đồng quan điểm mà phân chia ra.

    Tăng sư Việt Nam - Hình minh họa

    NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

    Chụp lại hình ảnh,

    Các tăng sư Việt Nam - Hình minh họa

    "Mong thầy Tuệ Sỹ hòa hợp được các thành viên, các tổ chức bị chia tách để cùng phát triển giáo hội theo đường hướng, lập trường vì đạo pháp dân tộc thì điều đó rất đáng hoan nghênh."

    Cũng theo thông tin từ tu sỹ Thích Đồng Long, Hòa thượng Tuệ Sỹ thời gian vừa qua "vẫn được tư do đi lại ở nước ngoài để chữa bệnh, và đi lại giữa Lâm Đồng và Sài Gòn không gặp khó khăn gì."

    "Chính quyền đã biết ngay từ khi hòa thượng Thích Quảng Độ qua đời rằng hòa thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ lên thay là khả năng cao. Đến nay chúng tôi cũng chưa thấy họ có phản ứng gì về mặt tổ chức đối với GHPGVN Thống Nhất," tu sỹ Thích Đồng Long nói với BBC.