Vụ tham nhũng trong lãnh vực y tế đang gây áp lực lên Đảng Cộng sản Việt Nam
Rất tiếc chúng tôi không có bản dịch qua tiếng Việt.
Chỉ xin viết tóm tắt vài dòng bài báo qua Việt ngữ.
Bài báo Thụy sĩ tường thuật vấn đề tham nhũng xẩy ra hàng ngày ở Việt Nam ngày càng lan rộng
Mới đây người dân phẫn nộ vể các vụ bê bối tham nhũng liên quan đến bộ thử nghiệm dịch trùng Covid-19 của công ty Việt Á
Đầu tuần này, Đảng Cộng sản Việt Nam phải khai trừ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Thị trưởng Hà Nội Chu Ngọc Anh ra khỏi đảng, cả hai đã lợi dụng đại dịch Corona để làm giàu bất chính.
Công ty Việt Á, một công ty vô danh, mới chỉ được biết đến ở Việt Nam hơn hai năm nay.Tháng 4 năm 2020, đột nhiên Việt Á thông tin họ cùng với Học viện Quân y phát minh được một bộ thử nghiệm trùng Covid-19. Sản phẩm của Việt Á bán chạy như “tôm tươi”. Bộ xét nghiệm đã được bán cho các bệnh viện tỉnh và các trung tâm kiểm soát y tế toàn quốc với giá cao hơn 45% so với chi phí sản xuất. Và trong số 172 triệu đô la Việt Á thu nhập được, có khoảng 35 triệu đô la là tiền hối lộ dành cho các quan chức đã vận động cho việc bán bộ xét nghiệm. Vào khoảng tháng 12 năm ngoái cảnh sát bắt đầu có các cuộc điều tra về nhóm lãnh đạo công ty Việt Á và các quan chức ở nhiều tỉnh và ở hai bộ nhà nước.
Tương tự như Trung quốc
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, nắm quyền từ năm 2011, đang điều khiển một chiến dịch gọi là “chống tham nhũng“. Đầu nhiệm kỳ Nguyễn Phú Trọng, đảng Cộng sản chịu áp lực vì nhiều vụ án tham nhũng. Năm 2016 sau đại hội đảng 12, cuộc chiến „chống tham nhũng“ được đẩy mạnh. Ông Florian Feyerabend, giám đốc văn phòng Konrad Adenauer (thuộc đảng CDU -dân chủ thiên chúa giáo- của Đức tại Việt Nam nhận định: „Chiến dịch này là một trong những mối quan tâm lớn nhất của Nguyễn Phú Trọng, chủ yếu nhằm duy trì hợp pháp hóa sự thống trị của Đảng Cộng sản sau khi các vụ bê bối tham nhũng tai tiếng xảy ra.“.
Chẳng khác gì bên Trung Quốc khi Tập Cận Bình kế nhiệm Hồ Cẩm Đào nắm quyền lãnh đạo đảng năm 2012.Lúc đó đảng Cộng sản Trung Quốc bị tai tiếng nặng nề qua nhiều vụ tham nhũng của các đảng viên đảng Cộng sản. Dân Trung quôc đã chán ngán với sự tham nhũng của giới chính trị cao cấp. Nhà nước CS Trung Quốc buộc phải hành động để xoa dịu người dân. Trong cuộc chiến chống tham nhũng trong những năm gần đây, cả hai người Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình đều không nương tay „nướng“ các cán bộ cao cấp của đảng được coi là đối thủ nguy hiểm của hai người.
Báo NZZ nhận định: vấn đề căn bản của tham nhũng vẫn tồn tại ở các quốc gia độc tài, nơi mà các đảng viên cộng sản không cưỡng lại được cám dỗ tiền bạc. Tổ chức phi chính phủ Transparency International (Minh bạch quốc tế) hàng năm lập bảng xếp hạng các quốc gia tham nhũng toàn cầu, đưa ra bốn điều kiện tiên quyết để kiềm chế tham nhũng hối lộ: Thứ nhất, cần có các cơ chế kiểm soát lẫn nhau; thứ hai, một xã hội dân sự độc lập, tự trị là cần thiết; thứ ba, cần phải có một quy tắc pháp luật điều hành hiệu lực; và thứ tư, phương tiện truyền thông báo chí độc lập là quan trọng. Tất cả những yếu tố kể trên chỉ được phát triển một cách thô sơ trong các chế độ hà khắc như Trung Quốc hay Việt Nam.
Vụ tham những Viêt Á được sắp đặt, chuẩn bị hết sức bài bản bị phanh phui cuối năm ngoái đã gây chấn động sâu sắc cho người dân Viêt Nam và rúng động dư luận trong nước, nhưng chưa được công luận quốc tế chú ý đến.
Tháng 2 năm 2022 báo taz xuất bản ở Berlin (Đức) đã có một bài báo tường thuật vụ bê bối Việt Á của bà ký giả Marina Mai
https://taz.de/Corona-und-
và tuần này, ngày 08 tháng 6 2002, nhật báo có tiếng đứng đắn củaThụy Sĩ „Neue Zürcher Zeitung“ (NZZ) xuất bản ở Zürich, cũng đã quan tâm đến tệ nạn tham nhũng tại Việt Nam liên quan đến đảng Cộng sản Vietnam.
Ký giả Matthias Müller của báo NZZ, tác giả bài báo, nhắc đến công ty Việt Á, nhưng dường như ông không biết là Việt Á không tự sản xuất, „bào chế“ ra bộ Corona-Testkit mà là mua từ Trung cộng rồi mang về Việt Nam dán nhãn hiệu Việt Á giả dạng là của Việt Á, Việt Nam, sản xuất (made in Vietnam).
Cũng trong tháng 2 năm 2002 „Diễn đàn Việt Nam 21“ (FVN21) đã lên tiếng về vụ Việt Á, chúng tôi xin đính kèm bản tuyên bố của FVN21 tiếng Việt, Đức và Anh.
Mời các bạn rành tiếng Đức đọc thêm chi tiết trong bài báo NZZ ở dưới.
Kính
Duong Hong-An
(Forum Vietnam 21)
______________________________
Ein Korruptionsskandal im Gesundheitswesen setzt Vietnams Kommunistische Partei unter Druck
Korruption ist im vietnamesischen Gesundheitswesen an der Tagesordnung. Vietnamesinnen und Vietnamesen sind jedoch empört, dass sich Offizielle während der Pandemie mit überteuerten Schnelltests bereichert haben. Nun gibt es personelle Konsequenzen.
Matthias Müller, Seoul 08.06.2022, 16.06 Uhr
Die Corona-Pandemie hat in Vietnam die Korruption befeuert.
inh Pham / Getty
In Vietnam ziehen Korruptionsfälle rund um das Unternehmen Viet A, das Corona-Schnelltests entwickelt hat, immer weitere Kreise. Anfang dieser Woche hat die Kommunistische Partei Vietnams mitgeteilt, Gesundheitsminister Nguyen Thanh Long sowie der Bürgermeister der Hauptstadt Hanoi, Chue Ngoe Anh, hätten den Kampf gegen die Pandemie untergraben sowie soziale Unruhen verursacht und seien deshalb aus der Partei ausgeschlossen worden. In einem nächsten Schritt geht die Justiz wegen Bereicherung gegen sie vor.
Korruption im Gesundheitswesen ist in Vietnam zwar an der Tagesordnung. Der Fall von Viet A hat in dem südostasiatischen Land jedoch für Empörung gesorgt, weil gierige Offizielle wie Long und Anh die Not der Bevölkerung während der Pandemie ausgenutzt haben sollen. Die Partei reagiert nervös auf den Unmut in der Bevölkerung. Solche Vorfälle untergraben das Vertrauen in sie.
Parallelen zu China
Das Unternehmen Viet A war bis vor etwas mehr als zwei Jahren in Vietnam noch weitgehend unbekannt. Im April 2020 kam jedoch die überraschende Nachricht, es habe zusammen mit der Military Medical University einen Corona-Schnelltest entwickelt. Die Geschäfte liefen zunächst wie geschmiert. Im Dezember vergangenen Jahres wurden jedoch Ermittlungen gegen Viet A aufgenommen.
Inzwischen ist bekannt, dass der Schnelltest mit einem Aufschlag von 45 Prozent auf die Herstellungskosten an Spitäler und Zentren zur Seuchenbekämpfung in den Provinzen verkauft worden ist. Und von den dadurch erzielten Mehreinnahmen von umgerechnet 172 Millionen Dollar gingen rund 35 Millionen Dollar als Schmiergelder an Offizielle, die für den überteuerten Verkauf geweibelt hatten. Gegen diverse Strippenzieher wie den einstigen Chef von Viet A sowie Mitarbeiter in zwei Ministerien und in Provinzen wird bereits ermittelt.
Der seit 2011 machthabende Generalsekretär der Kommunistischen Partei Vietnams, Nguyen Phu Trong, führt den Kampf gegen Korruption an. Zu Beginn seiner Amtszeit stand die Partei wegen diverser Korruptionsfälle in der Öffentlichkeit unter Druck. Nach Trongs Bestätigung im Amt 2016 während des 12. Parteikongresses hat die Korruptionsbekämpfung schliesslich Fahrt aufgenommen. «Die Kampagne ist eines der wichtigsten Anliegen Trongs. Sie dient primär dazu, im Zuge skandalöser Korruptionsaffären die Legitimität der Vorherrschaft der Kommunistischen Partei aufrechtzuerhalten», sagt der Leiter des Vietnam-Büros der Konrad-Adenauer-Stiftung, Florian Feyerabend.
Parallelen zu China sind unverkennbar. Als Xi Jinping 2012 auf Hu Jintao als Parteichef folgte, hatte die Reputation der Kommunistischen Partei Chinas unter zahlreichen Korruptionsfällen ihrer Mitglieder stark gelitten. Das Volk hatte die Selbstbedienungsmentalität der politischen Elite satt. Chinas Machthaber waren zum Handeln gezwungen, um die Bevölkerung zu beschwichtigen. Trong wie Xi haben in ihrem Kampf gegen Korruption in den vergangenen Jahren nicht vor hochrangigen Parteikadern Halt gemacht, wobei sie sich dadurch auch unliebsamer Konkurrenten entledigen konnten.
Erfolge sind an Personen gekoppelt
Trong hatte im vergangenen Jahr in einer Fernsehansprache gesagt, jeder Parteikader und jedes Mitglied müsse Verantwortung übernehmen und ein Vorbild sein. Je höher der Posten und Rang, desto mehr Verantwortung müsse man übernehmen, führte er aus. In solchen Formulierungen schwingt das Selbstverständnis von Trong – und auch von Xi – mit. Die Parteimitglieder haben besonders hohen moralischen Ansprüchen zu genügen.
Das grundlegende Problem mit Korruption bleibt in autoritär und intransparent regierten Ländern jedoch bestehen, weil auch Mitglieder einer Kommunistischen Partei unlauteren finanziellen Verlockungen erliegen können. Die Nichtregierungsorganisation Transparency International, die jährlich eine Länderrangliste über die weltweite Korruption erstellt, geht von vier Voraussetzungen aus, durch die sich Bestechlichkeit erfolgreich eindämmen lässt: Erstens braucht es Mechanismen der gegenseitigen Kontrolle; zweitens ist eine autonome Zivilgesellschaft notwendig; drittens bedarf es eines funktionierenden Rechtsstaats; und viertens sind unabhängige Medien wichtig. All diese Elemente sind in repressiven Regimen wie in China oder Vietnam nur rudimentär ausgebildet.
Und dennoch hat Vietnam unter Trong Fortschritte gemacht – auf allerdings niedrigem Niveau. In dem Ranking von Transparency International hat das südostasiatische Land von 100 möglichen Punkten immerhin 39 geholt; 2016 waren es noch 33. Unter 180 Ländern belegt Vietnam nunmehr den 87. Platz. China hat 2021 mit 45 von 100 Punkten und dem 66. Platz deutlich besser abgeschnitten als der südliche Nachbar.
Die grosse Unbekannte ist, wie nachhaltig solche Fortschritte in der Korruptionsbekämpfung sind. Bis anhin hängt der Kampf gegen Bestechlichkeit an autoritär regierenden Herrschern wie Trong und Xi. Unklar ist, was geschieht, wenn sie eines Tages abtreten.