11.01.2016

Hoàng Sa: Khúc dạo đầu cho chiến tranh Việt Nam

Hoàng Sa: khúc dạo đầu cho chiến tranh Việt Nam

Ngọc Hạ (VNTB)


Hoàng Sa – nơi chứa đựng cuộc chiến tranh tiềm tàng giữa Trung cộng và Việt Nam. Các đảo cách Trung cộng 300 dặm tính từ đảo Hải Nam và dưới 200 dặm tính từ Thành phố. Đà Nẵng. Với ba mươi đảo nhỏ, bãi cát và rạn san hô và diện tích bề mặt của quần đảo Hoàng Sa chỉ ở khoảng 1.3 dặm vuông. Dù “nhỏ” nếu tính theo bề mặt đất hiện hữu, nhưng quyền sở hữu tài nguyên theo Luật Biển của LHQ lại lên đến 5.800 dặm vuông, theo tác giả Peter Navarro (*).

Theo Luật Biển, các quốc gia sẽ có 200 dặm khu đặc quyền kinh tế (EEZ) tính từ bờ biển của mình. Trong cái gọi là đặc khu kinh tế, các quốc gia được hưởng tất cả các quyền tự nhiên-nguồn lực cả trong nước như nguồn lợi thủy hải sản, và dưới nước như dầu khí tự nhiên.
Điều này cung cấp một chìa khóa “chiến tranh”.
Nếu một quốc gia kiểm soát được một hòn đảo, thì vùng EEZ sẽ được mở rộng theo hướng 360 độ.
Giáo sư MIT Richard Samuels cho hay, bởi vì các quyền hàng hải rộng lớn mà Luật Biển chuyển tải, đã khiến vùng biển không còn chứa các đảo mà là các đảo chứa vùng biển.
Hàm ý rộng hơn về điểm này là chúng ta “sẽ có chiến tranh” theo quan điểm của cựu cố vấn Tòa Bạch Ốc Stefan Halper: Trung cộng có thể mở rộng đáng kể quyền hàng hải của mình theo “vòng tròn đồng tâm” và “hiệu ứng nhảy cóc” chỉ đơn giản bằng cách kiểm soát các hòn đảo thậm chí rất nhỏ ở Biển Đông. Thật vậy, bằng cách thu giữ quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam, Trung cộng đã có hiệu quả mở rộng EEZ của mình từ 200 đến hơn 300 dặm từ vùng biên đại lục. Tương tự sự chiếm đoạt các đảo đang diễn ra ở Trường Sa, nếu thành công, Trung cộng có thể tuyên bố EEZ lên đến hơn 500 dặm.
Tất nhiên, thông qua quá trình gây chiến kiểu này, EEZ của Trung cộng sẽ chồng lên khu đặc quyền kinh tế của các nước khác trong khu vực, và dẫn đến quyền tài nguyên chồng chéo trở thành một vấn đề gây tranh cãi gay gắt.
Trong khi đó, Trung cộng quyết đoán chủ quyền bằng nhiều phương cách khác nhau. Một số đó là các tàu đánh cá Trung Hoa, thường đi kèm với tàu Cảnh sát biển Trung cộng, tiếp tục đẩy ngư dân Việt ra khỏi vùng biển mà Việt Nam đã đánh bắt trong nhiều thế kỷ. Trong khi những vùng biển tranh chấp thường nằm ngay trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tương tự, tàu Trung cộng cũng cắt cáp thăm dò một giàn khoan dầu Việt Nam, chưa kể, Trung cộng thường xuyên triển khai đội tàu riêng, cùng với giàn khoan thăm dò dầu xâm nhập vào vùng biển tranh chấp với Việt Nam.
Để đối phó với một Trung cộng như vậy, Việt Nam đã bắt tay vào xây dựng quân đội theo cách riêng mình, để cho thấy rằng: Hoàn toàn không có “tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề an ninh” ở đây, vốn ám chỉ hai nước đang hiểu sai thực tế về khả năng phòng thủ quân sự của đối phương. Thay vào đó, đây là một cuộc chạy đua vũ trang kiểu cũ và rất nguy hiểm.
Việt Nam biết Trung cộng đang quân sự hóa nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên nhiên, và đáp lại sự xâm lăng này, Hà Nội đã tự tăng cường khả năng quân sự để tự bảo vệ mình.
Ví dụ, để chống lại sức mạnh hải quân của Trung cộng, Việt Nam mua một hạm đội tàu ngầm lớp Kilo của Nga, và Nga đã “cung cấp đủ các tên lửa chống tàu Yakhont để hải quân Việt Nam trang bị cho một tiểu đoàn.” Điều này được coi như là một chiến lược bổ sung hiệu quả để hạm đội tàu ngầm của Việt Nam với tên lửa đủ khả năng để được “coi là một mối đe dọa đáng kể cho các tàu Trung cộng hoạt động trong vùng biển tranh chấp.”
Không dừng tại đó, lực lượng hải quân của Việt Nam cũng đang được tăng cường, với việc bổ sung thêm 12 máy bay chiến đấu Su-30 từ Nga, với kho vũ khí được nâng cấp đáng kể. Vùng bay “Biên Hòa” nơi mà Su-30 có bán kính chiến đấu bao phủ toàn bộ miền Nam Việt Nam cũng như vùng biển Đông. Trong khi đó, khu vực bay quân sự Phú Cát dọc theo bờ biển phía nam của Việt Nam – đủ khả năng tiếp cận căn cứ quân sự của Trung cộng trên đảo Hải Nam.
Ngoài ra, Việt Nam có khả năng nằm dưới ô an ninh của Hoa Kỳ, tương tự như Nhật Bản và Phi . Trong tính toán chiến lược của Hà Nội, có thể thay thế kẻ thù siêu cường với tranh chấp – xung đột – chiến tranh biên giới, lãnh thổ thành một người bạn siêu cường. Giáo sư Lyle Goldstein tại trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ cho hay, liên minh chính thức qua hiệp ước quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ kích hoạt một cuộc chiến tranh.
Điều đó được hiểu rằng, nếu Hoa Kỳ thiết lập căn cứ tại Việt nam – nó sẽ là “đường đỏ” với Trung cộng, nhưng bất kỳ sự hiện diện nào của Hoa Kỳ tại Việt Nam đều sẽ tạo nên cả một sự leo thang đáng kể, đúng hơn là sự khiêu khích trong mắt Trung cộng.

* Bài viết được lược dịch từ trong cuốn sách “Rồng cuộn, hổ ngồi”: chủ nghĩa quân phiệt Trung cộng gây ra với thế giới.