Tin tổng hợp liên
quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 04.01.2016)
Ấn Độ đặt trạm vệ
tinh ở VN để theo dõi tình hình Biển Đông
New
Delhi đã chi 23 triệu đôla cho chương trình xây dựng trạm vệ tinh ở Việt Nam.
Ấn Độ đã cho thiết lập trạm vệ tinh ở Việt Nam để theo dõi các hoạt động ở
Biển Đông, theo bản tin đăng trên tờ The Economic Times hôm nay.
Nguồn tin này nói rằng Ấn Độ đã đặt trạm theo dõi, tiếp nhận và xử lý dữ
liệu vệ tinh tại Sài Gòn. Các nguồn tin chính thức cho hay Tổ chức Nghiên cứu
Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) sẽ sớm đưa vào hoạt động trạm vệ tinh ở Việt Nam, và sẽ kết
nối trạm này với trạm nghiên cứu ở Biakin, Nam Dương.
Bản tin trên trang mạng Satnews cho biết New Delhi đã chi 23 triệu đôla cho
chương trình xây dựng trạm vệ tinh ở Việt Nam.
Bản tin nói rằng cơ sở này về cơ bản sẽ giúp ISRO theo dõi các vệ tinh
phóng đi từ Ấn Độ và tiếp nhận các dữ liệu từ các vệ tinh này. Ngoài Việt Nam
và Nam Dương, Ấn Độ còn có một trạm vệ tinh ở Brunei.
Trạm vệ tinh mới ở Việt Nam sẽ là một phương tiện có tính chiến lược của Ấn
Độ, có thể giúp New Dehli đóng vai trò quan trọng hơn trong việc theo dõi các hoạt
động có tính cách gây hấn của Trung cộng trên Biển Đông.
Từ năm 2014 tới nay, Ấn Độ đã liên tục cổ vũ cho quyền tự do hàng hải và
hàng không trên Biển Đông, trong bối cảnh Trung cộng ngày càng tỏ ra hung hăng
hơn trong các đòi hỏi chủ quyền trên vùng biên này, và mới đây tăng tốc việc
xây các đảo nhân tạo trong khu vực đang trong vòng tranh chấp với nhiều nước
khác, kể cả Phi Luật Tân và Việt Nam, hai nước cũng đòi chủ quyền một phần Biển
Đông, và chống đối chính sách bánh trướng của Trung cộng mạnh mẽ nhất.
Tờ Economic Times hoan nghênh việc New Dehli đặt trạm vệ tinh mới ở Việt
Nam, và nói rằng trạm vệ tinh này sẽ củng cố vai trò của Ấn Độ tại vùng Đông
Nam Á, và sẽ có ích cho cả Ấn Độ lẫn cho các nước trong khu vực.
Theo Satnews.com, Economic Times
Phi Luật Tân và
Nhật Bản lên tiếng phản đối TC bay thử nghiệm ở Trường Sa
Ảnh
do CSIS phân tích cho thấy những công trình xây dựng của Trung cộng ở Biển
Đông.
Chính phủ Phi Luật Tân hôm nay tuyên bố rằng Manila cùng với Việt Nam chống
đối việc Trung cộng thử nghiệm phi đạo mới hoàn tất tại 1 trong 7 hòn đảo mà
Bắc Kinh mới xây trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Hãng tin AP hôm nay dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân
Charles Jose nói rằng chính phủ Phi đang cân nhắc việc phản đối hành động đó
của Trung cộng, như Việt Nam đã làm. Ông Jose nói thêm rằng việc Trung cộng đáp
thử máy bay trên phi đạo xây trên đảo Đá Chữ Thập đã làm tăng thêm căng thẳng
và tình trạng bất định trong khu vực.
Hôm 2/1/2016, Việt Nam phản đối việc Trung cộng bay và thử nghiệm đáp trên
sân bay tại Đá Chữ Thập, nói rằng hành động đó là bất hợp pháp và vi phạm chủ
quyền của Việt Nam.
Trong cùng ngày, Hà Nội đã trao công hàm phản đối hành động của Trung cộng,
nói rằng Trung cộng đã xây sân bay ‘bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần
đảo Trường Sa của Việt Nam’.
Trung cộng hôm qua bác bỏ phản đối của Việt Nam và theo AP, có phần chắc
cũng sẽ gạt bỏ những quan ngại của Manila.
Đài truyền hình CNN hôm nay dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung
cộng, bà Hoa Xuân Oánh nói hôm thứ Bảy rằng Trung cộng đã đưa một ‘máy bay dân
sự’ tới đảo Đá Chữ Thập, và bay thử để xem liệu sân bay mới trên hòn đảo này có
đúng tiêu chuẩn của hàng không dân sự hay không.
Bà Hoa Xuân Oánh nói hành động này hoàn toàn nằm ‘trong phạm vi chủ quyền
của Trung cộng’.
Nhật Bản cũng bày tỏ quan tâm hôm nay, CNN dẫn lời Ngoại Trưởng Nhật Bản
Fumio Kishida nói rằng hành động đó ‘không
đóng góp vào nỗ lực giải quyết ôn hoà vụ tranh chấp’.
Hoa Kỳ trước đó đã cảnh báo về các dự án xây đảo nhân tạo của Trung cộng
trong các vùng biển trong vòng tranh chấp, và hồi tháng 10 đã đưa một khu trục
hạm trang bị phi đạn hành trình tới gần đảo Subi để thách thức đòi hỏi chủ
quyền của Trung cộng quanh các đảo nhân tạo này.
Nguồn: AP, CNN
Yêu cầu điều tra tàu Trung cộng đâm vào một tàu cá VN
Chiếc tàu cá QNg
98459 bị tàu Trung cộng đâm chìm gần đảo Cồn Cỏ trong ngày 1 tháng giêng năm
2016 đã được đưa vào bờ chiều hôm 2/1/16. Courtesy photo
Nhà chức trách Việt Nam đã lên tiếng nói đã yêu cầu
phía Trung cộng điều tra vụ một tàu cá Việt Nam bị tầu tình nghi là của Trung
cộng đâm vào hôm mùng 1 tháng Giêng vừa rồi.
Trích dẫn lời ông Lê Hà, Cục Phó Cục Kiểm Ngư Việt
Nam, hãng thông tấn AFP cho hay phía Trung cộng đã nhận công văn của phía Việt
Nam, nói họ sẽ điều tra, đồng thời để nghị Việt Nam cung cấp thêm thông tin cụ
thể về vụ này.
Sau khi tông, chiếc tàu lạ này đã bỏ mặc không cứu
những ngư dân bị hất văng xuống biển. Toán ngư dân may mắn được những tàu bạn
có mặt gần đó cứu sống.
Tưởng cũng nên nhắ lại là vào ngày 1 tháng giêng năm
2016, tàu cá mang số hiệu QNg 98459 thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi do ông
Huỳnh Thạch làm thuyền trưởng bị tàu vỏ thép nước ngoài số 00098880 tấn công
trực diện nhiều lần. Sau đó tàu bị phá nước và chìm dần.
Chiếc tàu tấn công được mô tả có đặc điểm giống tàu
đánh lưới của Trung Quốc. Vị trí xảy ra sự việc là tại vùng biển cách đảo Cồn
Cỏ, tỉnh Quảng Trị chừng 70 hải lý.
Có bằng chứng cho thấy chiếc tàu cá QNg 98459 bị tàu
sắt Trung cộng đâm làm bong gãy nhiều đoạn bên hông. Cabin, buồng lái của chiếc
tàu bị hư hỏng hoàn toàn.
Chiếc tàu bị đâm thuộc sở hữu của ông Huỳnh Họp và
thuyền trưởng điều khiển chiếc tàu đi biển là ông Huỳnh Thạch. Cả hai đều là cư
dân của xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
RFI
Tin Tổng hợp