23.02.2016

Bắc Kinh tìm cách kiểm sát, khống chế tuyến đường hàng hải chiến lược

Bắc Kinh tìm cách kiểm sát, khống chế tuyến đường hàng hải chiến lược 


Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung cộng có thể đang xây dựng hệ thống ra-đa (Radio Dectection and Ranging – dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến) mạnh trên các hòn đảo tranh chấp trên biển Đông. Điều này đang gây lo ngại về mục đích quân sự của Bắc Kinh nhằm tìm cách kiểm sát, khống chế tuyến đường hàng hải chiến lược, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).


Gregory Poling, giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu tại CSIS cho biết, các hình ảnh cho thấy việc lắp đặt hệ thống ra-đa tầng số cao đang được thực hiện trên đảo Châu Viên (Cuarteron Reef) – một trong bảy hòn đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa được Trung cộng tiến hành bồi đắp và xây dựng trái phép trong thời gian gần đây:  “Nếu đây là tầng số ra-đa HF, thì sẽ tăng cường khả năng kiểm sát tàu bè và phi cơ qua lại trên biển Đông của Trung cộng”.

Châu Viên là hòn đảo rất thích hợp cho việc lắp đặt hệ thống ra-đa do vị trí nằm ở phía cực nam của Trung Hoa lục địa trong quần đảo Trường Sa, có nghĩa đây là nơi tốt nhất cảnh báo tàu bè và phi cơ đến từ eo biển Malacca và các khu vực khác.  

Điều này tối quan trọng trong chiến lược giảm khả năng tự do hải hành trên biển Đông, và khả năng can thiệp của Hoa Kỳ vào khu vực, bao gồm tăng cường, đưa thêm lực lượng qua biển Đông trong trường hợp có khủng hoảng ở khu vựa Đông Á“. 

Eo biển Malacca băng ngang giữa Mã Lai Á và Nam Dương, nối biển Đông và Ấn Độ Dương, và là một trong những tuyến đường hàng hải quang trọng bậc nhất trên thế giới, chiếm 1/3 lượng giao thông hàng hải thế giới, và hầu hết lượng dầu của Châu Á được vận chuyển qua đây.

Trung cộng đã cho bồi đắp và xây dựng 7 đảo đá chìm trong khu vực Trường Sa gồm Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Gạc Ma (Johnson South Reef), Gaven (Gaven Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef), Subi (Subi Reef), và Vành Khăn (Mischief Reef). Ngoài ra Bắc Kinh còn đang tiếp tục xây dựng các đường băng, và bãi đậu trực thăng tại những nơi này. 

Phía Hoa Kỳ tỏ ra rất quan ngại về việc quân sự hóa ngày càng gia tăng trên biển Đông. Tuần trước, Ngoại trưởng John F. Kerry đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” khi các hình ảnh vệ tinh khác cho thấy có thể hỏa tiễn đất-đối-không đang được Bắc Kinh triển khai trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 

Trung cộng khẳng định việc xây dựng trên biển Đông chủ yếu phục vụ mục đích dân sự, và chỉ xây dựng cơ sở quốc phòng cần thiết, có giới hạn nằm trong chủ quyền lãnh thổ. Bắc Kinh còn ngang nhiên chỉ ra những quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền và xây dựng đường băng trước đây, mặc dù chẳng có một ví dụ nào thực hiện với quy mô như vậy. 

Bắc Kinh viện dẫn hai ngọn hải đăng được xây trên hai hòn đảo trong đó có Châu Viên, cũng như những đài khí tượng và các cơ sở cứu hộ, trú ẩn được xây dựng để minh chứng cho mục đích dân sự. 

Vào hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh đã lên giọng tố cáo Hoa Kỳ “ nghiêm trọng hóa vấn đề biển Đông,” và “thổi phồng căng thẳng.”

Các hòn đảo trên biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc từ ngàn xưa,” bà Hoa Xuân Oánh phát biểu tại buổi họp báo thường lệ, “Phía Trung Quốc có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cũng như lợi ích và chủ quyền hàng hải. Trung Quốc tiến hành xây dựng trên những hòn đảo này chủ yếu vì mục đích dân sự, phục vụ lợi ích công cộng và cộng đồng quốc tế tốt hơn. Việc triển khai những cơ sở quốc phòng giới hạn trên lãnh thổ của mình để thực thi quyền tự vệ theo thông luật quốc tế, không hề liên quan đến việc quân sự hóa. Điều này hoàn toàn tự nhiên, hợp lý và hợp pháp. Phía Hoa Kỳ nên xem xét việc này một cách đúng đắn thay vì nghiêm trọng hóa vấn đề.”

(Theo Washington Post)