„…chúng ta cần thức tỉnh người dân. Cần người dân
quan tâm đến xã hội, cần cho họ thấy rõ bản chất dân chủ thật sự của đảng, bản
chất lừa lọc của đảng, bản chất xấu xa đê hèn của đảng, thông qua những chiêu
trò chống lại việc tự ứng cử này. Lột mặt nạ của đảng để người dân thấy rõ chân
dung kẻ thù hơn mà lâu nay họ vẫn bán tín bán nghi để đảng lừa lọc.“
Tấn
công vào quần chúng
Ngồi
trước máy tính, đọc những bài viết trên facebook, đọc những bài nhận định trên
web, bỏ máy tính xuống, bước ra khỏi ngôi nhà, đường phố vẫn đông đúc, người
người vẫn chạy tất bật, nhà bên cạnh vẫn xem tivi nghe nhạc như thường ngày,
tôi có cảm giác xã hội này dường như không cần đảng, có đảng cũng vậy, không có
đảng cũng vậy, họ vẫn làm việc, vẫn sống, có facebook cũng vậy, không facebook
cũng vậy, họ vẫn dững dưng, trên web tưởng như đảng sắp sập nay mai, một bước
nữa thôi, một bước nữa đảng chết, nhưng không, xã hội vẫn bình thường, nhà bên
cạnh vẫn nhậu nhẹt, như vẫn không biết cái gì đang xảy ra trên thế giới này.
Đó là sự thật của xã hội VN, web là một thế giới, đời
thực là một thế giới khác, khác hoàn toàn với nó, bên cạnh Dòng Chúa Cứu thế 38
Kỳ đồng, Sài Gòn, tâm điểm hội họp của anh em PTDC, bao nhiêu chương trình giúp
TPBVNCH ra đời, người dân vẫn như hoàn toàn không biết gì và không quan tâm.
Bênh cạnh ngôi nhà của anh em bị "ăn bánh canh" liên tục người dân
vẫn thờ ơ chứ không phải như những bà mẹ VN anh hùng năm xưa dấu cơm, dấu gạo
ủng hộ chiến sỹ. Tại sao như vậy?
Phong trào đấu tranh dân
chủ VN không có quần chúng.
Một lỗ hổng rất lớn từ trên web xuống đời thực, không có
sự nối kết, không có sự chia sẻ. Anh em dân chủ chỉ chơi được trên facebook,
không chơi được với hàng xóm, vô quán nhậu thì 9 bàn nói chuyện trên trời dưới
đất, 1 bàn chém gió chính trị. Bạn bè tôi ngồi chửi cái tivi suốt ngày, nhưng
kết bạn với một người bạn dân chủ trên facebook, thì không dám. Vậy biểu làm
sao đất nước này thay đổi?
Đó là kết quả của xã hội Việt Nam từ chế độ phong kiến,
qua thực dân, qua CS và hiện nay hậu CS toàn trị KTTT định hướng XHCN.
Người dân luôn bị ra rìa, đứng dưới cấp chính quyền và
không thể tham gia vào vận mệnh đất nước. Tư tưởng chế độ phong kiến người dân
là thần dân chỉ biết tuân lệnh và phục tùng. Hệ thống thứ bậc và chính danh, ai
ai cứ làm việc nấy, làm tốt công công việc của mình, phấn đấu trở thành quân
tử, phục tùng dưới vua, đã đẩy người dân thành những con cừu tốt, cừu quân tử
để cho quan quyền chăn đắt, càng quân tử càng tuân lệnh trên. Tư tưởng Khổng
giáo sống là phải dung hòa các mối quan hệ vừa được lòng bên vợ, được lòng bên
chồng, hài lòng bên hàng xóm, vui vẻ bên bạn bè, tuân lệnh bên chính quyền, cho
nên làm mất cá tính, sức bật nhận thức riêng của mỗi con người, Chuyển qua thời
kỳ thực dân, vẫn trên tư tưởng như vậy, nhưng thêm chính sách Nam kỳ Trung kỳ,
Bắc kỳ người dân càng chia rẽ hơn, hưởng ánh sáng văn minh châu Âu người dân
được nâng cao dân trí nhưng vẫn ra rìa xã hội. Qua chế độ CS chắc ai cũng biết
rồi, người dân bị đè bẹp thêm lần nữa. giai cấp tư sản, tiểu tư sản, tiểu
thương địa chủ, khỏi cất lên tiếng nói luôn, cứ để bần cố nông làm việc. Kết
quả là xã hội thụt lùi vô cảm.
Một quá trình tiến hóa lịch
sử như vậy, người dân chỉ giỏi một chuyện: chống ngoại xâm. Chỉ khi có giặc ngoại xâm người Việt mới đoàn kết lại,
đứng bên cạnh nhau, cùng chính quyền chống kẻ thù, bởi vì khi đó người dân mới
được chính quyền thả cửa, cầu cạnh, cho họ thỏa chí tang bồng, thể hiện cái tôi
của mình, kích thích lòng yếu nước bản năng cùng nhau giữ nước. Từ đó hình
thành tính cách người Việt là gì? Nước tới chân mới nhảy, chỉ đoàn kết trong
trường hợp cận kề hiểm nguy, chỉ lo làm ăn không quan tâm đến xã hội, không có
khái niệm chống lại triều đình, không có ý tưởng tranh luận bàn hội nghị gọi là
nghị trường, mà đối với kẻ thù chỉ có diệt và diệt, khác quan điểm là diệt,
khác phe nhóm là diệt, khác tư duy là diệt như diệt giặc cho nên bị giặc nội
xâm người Việt không biết đường mò. Chống ngoại xâm kẻ thù
quá rõ, cầm gươm giáo, súng ống là diệt giặc được rồi, còn giặc nội xâm đâu
biết ai là kẻ thù cũng không cầm súng được cho nên bó tay. Với chế độ CS bọn nó
còn lưu manh chước quỷ hơn ngàn lần trước kia, vừa đấm vừa xoa, vừa bóp vừa thả
nên người dân càng mờ ảo không nhận diện được kẻ thù, nên đảng dắt đi rong
chơi.
Phân tích lịch sử để chi? Để thấy rằng bản chất người
Việt như vậy đó, chúng ta đấu tranh cho dân chủ phải trên nền tảng cội nguồn
tài nguyên như vậy đó, chứ không phải anh bắt người dân phải nhận thức như
người Mỹ, lãnh đạo phải yêu nước như vua chúa để cho tui đấu tranh. Anh không
thể bắt người dân phải thay đổi nhận thức mà làm sao để họ thay đổi nhận thức.
Anh không thể bắt người dân phải quan tâm đến chính trị, mà phải làm sao để họ
quan tâm đến đất nước khi xã hội đầy bất công xảy ra.
Xã hội KTTT định hướng XHCN hiện tại, ít nhất người dân
cũng bước vào xã hội tiêu thụ, muốn gì có nấy, muốn điện thoại đời mới nhất có,
muốn xe hơi có, muốn ăn chơi có, muốn thời trang có, thế giới thay đổi cái gì
về công nghệ ở đây có, v.v... chính việc này càng làm người dân thờ ơ với chính
trị hơn, họ tưởng lầm đó là cuộc sống mơ ước.
Những
điều này giải thích tại sao phong trào đấu tranh không có quần chúng? Còn nhiều
lý do khác, như chính sách nhồi sọ của CS,… tuy nhiên, về mặt khách quan, lật
đổ CS khác với chống giặc ngoại xâm, người Việt chưa quen với ý nghĩ này, không
nhận diện được kẻ thù, không biết bắt đầu từ đâu, phương pháp nào để đấu tranh
v.v... Về chủ quan, theo tôi phong trào đấu tranh có thể chưa đi đúng hướng.
Vẫn
theo cách đấu tranh quen thuộc trong tiềm thức từ thời phong kiến, muốn diệt CS
phải tấn công vào CS. Diệt và diệt. 40 năm qua chúng ta vẫn đấu tranh theo cách
này, chửi bới CS, tố cáo tội ác CS, đập tan luận điệu tuyên truyền giả dối của
CS, kêu gọi biểu tình, xuất hiện công khai làm gương để người dân thức tỉnh
v.v… Điều này không sai, nhưng không đủ sức mạnh, chúng ta quên đi một điều:
người dân chưa có ý thức về xã hội, họ vẫn quen kiếp sống thần dân. Bao nhiêu phong
trào đưa ra người dân vẫn tỉnh bơ, vậy vấn đề ở đâu? Tấn công vào CS chỉ là
điều kiện cần, nhưng điều kiện đủ và quan trọng nhất, phải vực dậy quần chúng.
Nếu không có quần chúng anh sẽ không làm được việc gì cả.
Nhiều bài viết trước kia của tôi đã đề cập đến vấn đề
này:
1- Chưa vượt qua sợ hãi thì không thể có bất tuân dân sự.
2- PTDC phải làm việc ở giai đoạn trước bất tuân dân sự
mà tôi gọi là giai đoạn "Theo dân sự". Để chi? Để tìm hiểu người dân,
nguyện vọng của họ với xã hội là cái gì, tại sao họ sợ hãi, cách giải quyết như
thế nào. Chính giai đoạn này anh mới lôi kéo được người dân bởi vì chưa đụng
chạm tới chính quyền nhiều.
Theo tôi tiến trình tâm lý vượt qua sợ hãi phải qua 3
giai đoạn:
a- Thay đổi nhận thức
b- Thoát khỏi ràng buộc
c- Vượt qua sợ hãi
Sau đó mới tham gia những chương trình bất tuân dân sự.
Tại sao phải thoát khỏi sự ràng buộc? Hãy nhìn lại vấn đề này chuẩn xác hơn.
Không phải vượt qua sợ hãi mà người dân đứng lên, bao nhiêu người nhận thức về
xã hội từ tri thức đến sinh viên đến những người dân thường, nhưng tại sao trí
thức trùm chăn, sinh viên lạnh cảm chỉ có những anh em facebooker bình thường
xuất hiện, phải chăng sự nhận thức, ràng buộc kinh tế, ràng buộc gia đình,
quyền lợi trong công việc lôi kéo họ lại, không dám cất lên tiếng nói của mình
vì họ sợ CA là một nhưng sợ mất công việc, phiền toái, sợ mất sổ hưu, sổ gạo là
mười, chứ đâu phải dân trí. Cho nên thay đổi nhận thức và thoát khỏi ràng buộc
là 2 yếu tố chính quyết định việc tham gia của người dân, trong đó thay đổi
nhận thức là tấm mặt nạ mà PTDC chắc chắn tác động được, có nhiều xác suất
thành công, sau đó chính họ tự quyết định thoát khỏi sự ràng buộc.
Cốt lõi căn nguyên nhất là thay đổi nhận thức của người
dân về đảng và trách nhiệm của người dân với xã hội, chứ không phải nâng cao
dân trí. ĐH 12 là một ví dụ, người dân vẫn chưa nhận thức đúng về đảng. "Họ
vừa muốn lật đổ đảng, vừa muốn đảng tốt lên, vừa muốn đảng thay đổi, và nghĩ
rằng xã hội sẽ tốt lên" trong khi đảng bầu bán, hội nghị, nghị quyết,
nhân sự là để bảo vệ cho đảng, làm cho đảng trường tồn, chứ không quan tâm đến
sự phát triển của xã hội. (*)
Thay vì tấy chay cái hội nghị đó của đảng, chúng ta lại
bàn tới bàn lui về nhân sự, theo dõi đảng hằng ngày mà quên đi sức mạnh quần
chúng mới là giá trị dứt khoát làm thay đổi mục tiêu của ba cái hội nghị này.
Bây giờ, phong trào tự ứng cử quốc hội.
Hiện tại có 2 luồng ý kiến: tẩy chay và tự ứng cử. Theo
những phân tích ở trên tôi ủng hộ việc tự ứng cử quốc hội. Vì sao?
1- Trước nhất phải xác định rõ ràng về mặt tư tưởng.
Trong tình hình hiện tại, chúng ta chưa có khả năng nào thắng đảng trong cuộc bầu
cử này. Đảng cho 10 người, 2 người hay 0 người vào làm chim cá cảnh cho quốc
hội thì chúng ta vào chứ không thể nói đòi mà được. Sau đó làm được cái gì,
cũng chẳng làm được cái gì cả, cao lắm làm được hoa lá cành cho đảng. Vì vậy
đừng nghĩ rằng sẽ có thắng lợi trong việc chống chọi với đảng trong cuộc bầu cử
này. Hoặc cũng sẽ không có thắng lợi nào cả nếu có 5-10 người chễm chệ ngồi
trong quốc hội. Lý do tại sao, chắc ai cũng trả lời được. Giả sử Nguyễn Tấn
Dũng có ý tốt cho dân tộc, phe cánh đầy mình, 10 năm làm thủ tướng NTD cũng bó
ta rút lui kia huống chi là 5-10 người đơn độc trong cái quốc hội bù nhìn ấy.
Đảng để yên chắc?
2- Người dân chưa vượt qua được giai đoạn sợ hãi,
đang nằm ở giai đoạn 1, thay đổi nhận thức, chưa thoát khỏi ràng buộc mà chúng
ta kêu gọi tẩy chay bầu cử, thử hỏi bao nhiêu người tham gia. Đừng yêu cầu
người dân vượt qua khỏi tầm vóc của mình. Tẩy chay bầu cử nghĩa là không đi bỏ
phiếu cũng giống như kêu gọi biểu tình, 10g30 tổ trưởng tổ dân phố đến từng nhà
đôn đốc đi bầu, nếu ai không bầu tổ trưởng bầu thế, qua 12g tổ ta vượt chỉ
tiêu, 100% cả nhà đi bầu sớm hơn dự định. Còn ai cương quyết phản bác, để đó
giải quyết sau. Dự đoán Sài gòn khoảng 100 người, hầu hết là facebooker hay đi
biểu tình không đi bỏ phiếu. Còn lại cuộc sống vẫn vậy.
3- Biết rằng không thắng lợi, vậy chúng ta kêu gọi tự ứng
cử để chi? Không thắng lợi trong việc trực tiếp chống chọi với đảng nhưng chúng
ta cần thức tỉnh người dân. Cần người dân quan tâm đến xã hội, cần cho họ thấy
rõ bản chất dân chủ thật sự của đảng, bản chất lừa lọc của đảng, bản chất xấu
xa đê hèn của đảng, thông qua những chiêu trò chống lại việc tự ứng cử này. Lột
mặt nạ của đảng để người dân thấy rõ chân dung kẻ thù hơn mà lâu nay họ vẫn bán
tín bán nghi để đảng lừa lọc.
4- Ở trong nước đấu tranh, gần như 100% dùng facebook.
Hiện tại, một người tự ứng cử đạt được khoảng 1500-2000 like. Quá ít ỏi với số
lượng 3.600.000 người dùng facebook ở VN. Vậy thử hỏi chúng ta sẽ làm được gì,
trứng chọi với đá, trong cuộc cách mạng DC này? Chỉ khi nào số lượng đó đạt
được 5000-10.000 like mới có thể nghĩ đến biểu tình hay tẩy chay bầu cử. Nghĩa
là chúng ta vẫn còn quá sơ sài, quá ít ỏi, việc chúng ta cần nhất là phát triển
lực lượng, mở rộng quần chúng, chứ không phải đương đầu với địch thủ để rồi hao
mòn số lượng.
5- Vì vậy điều chúng ta cần thật sự là thay đổi nhận thức
để mở rộng quần chúng. Tại sao không nghĩ đến tới việc "người người ứng
cử, nhà nhà ứng cử, làng làng ứng cử" mà tự giới hạn số lượng lại vậy.? Ai
ai cũng có thể tự ứng cử nếu đủ điều kiện về luật pháp. Trong đó sẽ có những
người ứng cử thật sự, có những người ứng cử màu mè, và kể cả câu like. Người
dân họ không dại dột đến nỗi không phân biệt được ai là ai đâu! Một status trên
facebook thế này, không lẽ chúng ta cấm họ sao:
"Tôi Nguyễn
Thị Út, 26 tuổi, bán phở ở Cầu Ông Lãnh, xét thấy đủ điều kiện ứng cử theo luật
lệ hiện hành, hôm nay tôi xin ra tự ứng cử, nếu được trúng cử việc đầu tiên
nhất là tôi sẽ dẹp ba cái thằng dân phòng hốt của lòng lề đường của người dân.
Ai ủng hộ hãy bầu cho tôi."
Hoặc "Em, Trần
văn Tèo, bán nước mía chợ ông Tạ, em mới học hết lớp 9 thôi, nhưng xét thấy
nhân cách đạo đức em hơn mấy ông nghị gật bù nhìn kia, nên hôm nay em xin tự
ứng cử. Ai ủng hộ xin bầu em, em sẽ lắng nghe ý kiến của nhân dân, không ngủ
gật như mấy ổng. Em hứa."
Tôi mong muốn được đọc tất cả những chương trình hành
động, cương lĩnh tranh cử của tất cả 90 triệu dân này, dù nó buồn cười rẻ tiền
hay sâu sắc.
Do đó, vấn đề đặt ra, là làm sao để mọi người dân quan
tâm, chứ không phải để thắng hay thua trong cuộc bầu cử này. Biến cuộc bầu cử
trở thành trò hề, trò chơi châm biếm đảng, một đại nhạc hội cười đảng, một
chương trình "lẩu thập cẩm" của đảng cũng là một cách gián tiếp lật
đổ đảng vậy? Nếu trong cuộc bầu cử này số lượng người dân tham gia càng ngày
càng đông, rộn ràng trên web, ngày nào mọi người cũng trông vào để biết tin là
kể như chúng ta đã thắng lợi. Chính trong việc quan tâm này người dân mới thay
đổi nhận thức, vì vậy chúng ta phải làm tất cả những chương trình nào lôi kéo
được người dân, lợi dụng bầu cử, đại hội đảng, thay đổi nhân sự, thay đổi nghị
định và kể cả những chương trình chúng ta tạo ra để thay đổi nhận thức của
người dân. Cũng rất cần những cương lĩnh bác học sâu sắc để nâng cao tầm nhìn
của quần chúng.
6- Giai đoạn đầu cứ để phát triển tự do, để kích thích
người dân tham gia, từ đây đến tháng 5, một quá trình dài để thay đổi nhận thức
những người còn bàng quang, những người đắn đo. Giai đoạn 2, khi những người
ứng cử quyết định thật sự đã ra phường xã như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Luật sư
Lê Văn Luân, Võ An Đôn, Nguyễn Kim Anh, Phạm Thành, Nguyễn Thúy Hạnh, Đặng Bích
Phượng, Hoàng Cường, Nguyễn Đình Hà, v.v... phong trào mới chốt lại, đi vào
đúng quy trình, cần phải có những chương trình bảo vệ họ nghiêm túc hơn, chặt
chẽ hơn. Đây mới là lúc đối đầu thật sự giữa đảng và người dân. Đây chính là
lúc đảng lộ nguyên bộ mặt thật của mình, rất cần người dân nhìn thấy. Nếu cần,
sau khi thất bại ở khâu "gởi xe" chúng ta lên chương trình tẩy chay.
Tại sao không?
Người dân từ kiếp thần dân chuyển qua cuộc sống công dân
họ chưa quen với cách nhìn nhận xã hội, thêm nữa CS tước đoạt toàn bộ quyền
công dân của họ, cho nên chương trình tự ứng cử một cách nào đó giúp họ hiểu
biết thêm về xã hội dân chủ, nhận thức lại sức mạnh của mình, và sức mạnh ấy có
thể lật đổ CS mà lâu nay họ quên mất. Biết rằng tẩy chay bầu cử là đòn mạnh
giáng vào CS, nhưng sức mạnh quần chúng của chúng ta chưa đủ lực để làm điều
đó, nên giải pháp tự ứng cử gián tiếp bước đầu lật đổ CS, người dân phải có
trách nhiệm với xã hội, anh muốn xã hội tốt hơn anh phải tham gia chứ không ai
giải quyết dùm anh, lá phiếu của anh, tiếng nói của anh cũng là một dạng trách
nhiệm. Dân cử dân bầu, chứ không phải đảng cử dân bầu.
Tấn công trực tiếp vào đảng là châu chấu đá xe. Muốn
lật đổ đảng phải có quần chúng, muốn có quần chúng phải có sân chơi, và cần rất
nhiều sân chơi, tẩy chay Tân Hiệp Phát là một sân chơi, ĐH 12 là một sân chơi,
phong trào tự ứng cử là một sân chơi để lôi kéo quần chúng. Chỉ khi nào sức mạnh
quần chúng liên kết lại, liên kết lại, lớn lên, thì khi đó ĐCS mới quỳ gối xin
tha tội, còn không chúng vẫn tiếp tục lừa dối nhân dân hết chặng này đến chặng
khác.
Sân chơi tự ứng cử lớn hơn sân chơi tẩy chay, vì vậy tôi
ủng hộ phong trào tự ứng cử vào quốc hội.
Sài Gòn 15/2/2016
Trần Duy
Sơn