Hoa Kỳ và Ấn Độ
tính tuần tra chung ở Biển Đông
Mỹ và Ấn Độ tổ chức hội đàm về việc
tuần tra hải quân chung, trong đó bao gồm cả khu vực Biển Đông, một động thái
có khả năng khiến Trung Cộng tức giận.
Tàu USS Boxer LHD của Mỹ ở ngoài khơi bang Goa của Ấn
Độ. Ảnh: Reuters
Ấn Độ và Hoa
Kỳ những năm gần đây tăng cường quan hệ quân sự và từng tổ chức tập trận hải
quân ở Ấn Độ Dương hồi năm ngoái với sự tham gia của Nhật Bản.
Tuy nhiên,
hải quân Ấn Độ chưa bao giờ tuần tra chung với nước khác và một phát ngôn viên
cho hay với Reuters rằng không có sự thay đổi nào trong chính sách chỉ tham gia
vào nỗ lực quân sự quốc tế của Liên Hợp Quốc.
Hồi tháng 12
năm ngoái, vấn đề tuần tra chung được nêu ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ
Manohar Parrikar đến thăm Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ ở Hawaii.
“Đã có một
cuộc thảo luận sâu rộng về khả năng tuần tra chung”, một nguồn tin chính phủ Ấn
Độ cho biết.
Giới chức
quốc phòng Mỹ cho hay hai bên đã thảo luận về các cuộc tuần tra chung, thêm
rằng cả hai hy vọng có thể tiến hành hoạt động này trong năm nay. Các cuộc tuần
tra có khả năng diễn ra ở Ấn Độ Dương, nơi hải quân Ấn Độ đóng vai trò lớn,
cũng như ở Biển Đông.
Viên chức
trên không hé lộ chi tiết về quy mô của kế hoạch tuần tra.
Hoa Kỳ và Ấn
Độ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng đều bày tỏ sự ủng hộ tự do
hàng hải và hàng không.
Washington
muốn các nước đồng minh trong khu vực và các nước châu Á khác thể hiện sự đoàn
kết chống lại Trung Cộng ở Biển Đông, nơi căng thẳng leo thang sau hoạt động
bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Bắc Kinh.
Bắc Kinh hồi
đầu tháng lại cáo buộc Washington nhân danh tự do hàng hải để “tìm cách thống
trị trên biển” sau khi Mỹ đưa tàu khu trục vào phạm vi 12 hải lý quanh một đảo
thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Cộng chiếm đóng trái phép.
Một chỉ huy
hải quân Ấn Độ cho biết nước này thường xuyên triển khai một tàu đến Biển Đông
và nhấn mạnh rằng cách đây vài năm, động thái này không hề diễn ra. Tuy nhiên,
ý tưởng tuần tra chung với Mỹ tại đây vẫn là một vấn đề đòi hỏi thêm nhiều thời
gian để cân nhắc.
Phi Luật Tân
cũng đã đề nghị Mỹ tuần tra hải quân chung trên Biển Đông. Một nhà ngoại giao
Mỹ cho hay khả năng này có thể xảy ra.
Tình báo Hoa Kỳ: Trung
Cộng sẽ tiếp tục xây đảo nhân tạo ở Biển Đông
Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Hoa
Kỳ (CIA) James Clapper nhận định rằng Trung Cộng sẽ tiếp tục xây đảo nhân tạo
phi pháp trên Biển Đông nhằm phục vụ tham vọng chủ quyền của nước này tại đây.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy đường băng phi pháp Trung
Cộng xây trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh:
CSIS/Reuters
Phát biểu
trong một phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 9.2, Giám đốc Cơ quan
tình báo quốc gia James Clapper cũng ám chỉ rằng Trung Cộng đang quân sự hóa
các đảo nhân tạo nước này đã xây phi pháp, mặc cho Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận
Bình, trong chuyến thăm Mỹ hồi năm 2015, đã “trấn an” thế giới rằng Bắc Kinh
không có ý định làm việc này, theo AP ngày 9.2.
Ông Clapper
cũng chỉ ra việc xây dựng các đường băng, nhà để máy bay, radar, bến tàu của
hải quân và cảnh sát biển Trung Cộng, cũng như hoạt động đáp thử phi cơ dân sự
của nước này xuống đường băng phi pháp ở đá Chữ Thập trong thời gian qua.
Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia
Mỹ James Clapper – Ảnh: Reuters
|
Đầu tháng
1.2016, nhà cầm quyền Trung Cộng đã 3 lần cho phi cơ dân sự đáp thử nghiệm
xuống phi đạo dài 3.000 m mà nước này xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngoài đá Chữ Thập, Trung Cộng còn xây dựng hai
phi đạo trái luật khác trên đá Xu Bi và đá Vành Khăn cũng thuộc quần đảo Trường
Sa. Tổng cộng, Trung Cộng cải tạo đất và xây dựng phi pháp 7 đảo nhân tạo
ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tổng thống Obama sẽ
ra thông điệp cứng rắn với Trung Cộng khi họp với ASEAN
Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống
Barack Obama tuần sau sẽ đưa ra thông điệp với Trung Cộng rằng tranh chấp ở
Biển Đông không thể được giải quyết bằng cách nước lớn bắt nạt nước nhỏ.
Tổng thống Hoa
Kỳ Obama. Ảnh: AP
Tổng thống Hoa Kỳ Obama sẽ họp với các lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) tại Sunnylands, California vào ngày 15 và 16/2.
Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia của Obama, cho biết tổng thống sẽ nhắc
lại rằng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nơi Trung Cộng và một số quốc gia
Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, phải được xử lý thông qua đàm phán
và đúng với quy định quốc tế.
Mặc dù Trung Cộng không tham gia cuộc họp, trợ lý của ông Obama nói rõ rằng
hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông sẽ là một trong những nội dung bàn thảo
chính của hội nghị thượng đỉnh.
Trung Cộng ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông,
bất chấp sự phản đối quốc tế. Nước này tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ
quyền bằng các hoạt động cải tạo và xây dựng trên một số bãi đá ở quần đảo
Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
“Tổng thống
sẽ kêu gọi tất cả bên tranh chấp ngừng bồi đắp, cải tạo, xây dựng cơ sở mới và
quân sự hóa” ở Biển Đông, Reuters dẫn lời Dan Kritenbrink, cố vấn châu Á hàng
đầu của Obama, cho biết.
Theo ông
Rhodes, một phần thông điệp của Obama tại hội nghị sẽ là sự cần thiết “phải
tránh việc giải quyết tranh chấp bằng cách nước lớn bắt nạn nước nhỏ”, duy trì
tự do hàng hải và tránh hành động quân sự “thiếu thận trọng và không cần thiết”
ở Biển Đông.
Các viên
chức Hoa Kỳ nhấn mạnh hội nghị tuần tới nhằm củng cố quan hệ kinh tế và an ninh
với Đông Nam Á, khu vực mà ông Obama coi là một trong những trọng tâm của chính
sách “tái cân bằng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời, tổng thống Mỹ
sẽ thông báo cho các lãnh đạo Đông Nam Á về những nỗ lực tăng trừng phạt quốc
tế với Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và tên lửa.