Người dân Hà Nội tưởng niệm 28 năm trận hải chiến Gạc
Ma (14/03/1988). Bên phía Việt Nam có 64 chiến sĩ đã hy sinh trong trận hải
chiến này.REUTERS/Kham
Ngày
14/03/2016, nhân tưởng niệm trận hải chiến giữa Trung cộng và Việt Nam ở bãi đá
Gạc Ma, Trường Sa, năm 1988, khoảng 200 người
tập hợp ở trung tâm Hà Nội. Những người này thắp hương và đặt hoa trước tượng
đài Lý Thái Tổ, sau đó mang biểu ngữ tuần hành quanh Hồ Hoàn Kiếm.
Họ hô vang khẩu hiệu 'Đả đảo Trung Quốc xâm lược' và mang biểu ngữ 'Đất
nước không quên', 'Tưởng nhớ 64 anh hùng đã bỏ mình tại Gạc Ma'.
Chính phủ không có tuyên bố gì nhân ngày này nhưng cũng không có hành
động hạn chế hay ngăn cản người tuần hành như những năm trước.
Vào
ngày 14/03/1988, Trung cộng đã xua quân đánh chiếm một số bãi đá thuộc quần đảo
Trường Sa, trong đó có bãi đá Gạc Ma. Hải quân Trung cộng bị tố cáo là đã dùng
súng phòng không bắn vào các binh lính Việt Nam trên đảo này, lúc đó chỉ có
trong tay một vài vũ khí cá nhân. Sau đó Trung cộng đã chiếm được bãi đá Gạc Ma
cho đến nay. Bên phía Việt Nam có 64 chiến sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến
này.
Ở
Sài Gòn cũng có một cuộc tập hợp tương tự, nhưng một số nhà hoạt động đã bị
ngăn chận, không thể đến dự. Nhiều người dân cũng đã đến tượng đài Trần Hưng
Đạo trong trung tâm thành phố để mít tinh và tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở
trận Gạc Ma. Lực lượng an ninh cũng đã giám sát rất chặt chẽ, nhưng không có
hành động phá rối như những lần trước.
Tại
Sài Gòn, khoảng gần 100 người dân đã tập trung tại tượng đài Trần Hưng Đạo,
quận 1, Sài Gòn để dâng hương tưởng niệm.
Ảnh CTV
Danlambao
9h sáng, những người
tham dự với hoa, băng rôn, biểu ngữ đã tập trung tại chân tượng đài để mặc niệm
và thắp những nén nhang cho những người lính đã ngã xuống. Những khẩu hiệu
chống Trung Quốc quân sự hoá biển Đông, giết hại ngư dân đã được hô vang sau giây
phút tưởng niệm.
Ảnh CTV
Danlambao
Lực lượng an ninh và
các lực lượng khác họ có mặt từ sớm và họ giám sát rất chặt chẽ những người đi
tưởng niệm. Tuy nhiên họ không có hành động cản trở nào tại buổi lễ.
Tại Vũng Tàu, những
người hoạt động đã tổ chức buổi tưởng niệm tại biển, trong bầu không khí trang
nghiêm và xúc động.
Anh Chu Tuấn, một
người tham gia tưởng niệm tại Vũng Tàu cho biết: "Qua các thông tin trên mạng thì anh được biết về cuộc chiến
và những người lính đã ngã xuống tại Trường Sa năm 1988."
Anh cũng mong muốn: "Qua buổi tượng niệm này thì sẽ có nhiều hơn nữa những người
dân tại Vũng Tàu biết tới những người lính đã hi sinh vì tổ quốc cũng như cuộc
chiến mà Trung Quốc đã gây ra."
Báo chí Việt Nam bắt đầu nói nhiều về Trận hải chiến Trường Sa, mà dư luận cho là "ít được nhắc tới".
Nhân các sự kiện như hải chiến Hoàng Sa, Trường Sa, vài năm nay người
dân trong nước đều tổ chức tuần hành. Nhiều cuộc tuần hành chuyển sang thành
phản đối chính sách của Trung cộng ở Biển Đông.
Người Việt tại nhiều nước ngoài cũng tổ chức biểu tình hưởng ứng người
trong nước.
Tin RFI, BBC