Nhân tháng Tư đen nói về cá chết!
Nguyễn Trọng Dân
|
Cá chết trắng dọc bãi biển miền Trung. Ảnh:
Vietnamnet.
|
"Thế rồi bầy cá chết đi,
Từ nay lòng biển còn gì để câu?"
Cộng Sản Hà Nội đã cho phép Trung
Cộng khống chế yết hầu của Việt Nam thông qua dự án đầu tư khu kinh tế công
nghiệp Vũng Áng ở Hà Tỉnh có khi còn được gọi chung là khu sắt thép Formosa với
tổng giá trị đầu tư lên đến gần ba mươi tỷ Mỹ kim.
Vũng Áng về phía tây cách Lào chỉ
50 cây số và về phía đông thì nhìn thẳng ra đảo Hải Nam có căn cứ Hải quân Tam
Á (vòng tròn đỏ) quan trong nhất của Trung Cộng, tập trung đầy đủ từ tàu ngầm
sân bay đến cả bộ chỉ huy tác chiến của hạm đội Nam Hải. Vùng đất Vũng Áng eo
hẹp này với 227 cây số vuông có bờ biển trải dài rất đẹp và là nơi lý tưởng để
hải quân Trung Cộng đổ bộ cắt đứt toàn bộ sự cứu viện hùng hậu của miền Nam ra
miền Bắc từ kinh tế đến quân sự nếu miền Bắc bị tấn công. Với hợp đồng thuê
mướn quá ưu đãi gần 70 năm do Cộng Sản Hà Nội ký nhượng, Trung Cộng ung dung tự
tin xây còn đường quốc lộ ngắn từ biên giới Trung- Lào xuyên qua Lào thẳng đến
Vũng Áng và cô lập vùng này như là vùng tô giới riêng cho Trung Cộng.
Dự án khu sắt thép Formosa nằm
tại Vũng Áng có diện tích khoảng 3,3 ngàn mẩu, trong đó có gần trên một ngàn
mẫu mặt biển thuận lợi cho thải chất nước phế thải cũng như vận chuyển cặp bến
tàu bè cung cấp nguyên nhiên liệu và chuyên chở sản phẩm của nhà máy đi nơi
khác. Hơn ba ngàn gia đình thuộc chín xã tại Nam Kỳ Anh đã phải chịu tan nhà
nát cửa di dời và khoảng 58 nhà thờ, 15 ngàn ngôi mộ bị ủi xập không bồi thường
để lấy mặt bằng cho dự án này. Chèn ép đất đai của dân đen tối đa, tưởng sao,
tiền thuê đất thu về trong 70 năm chỉ được có 96 tỷ đồng tức khoảng 4,3 triệu
Mỹ kim mà thôi.
Toàn bộ sinh thái ở vùng biển Vũng Áng bị xáo trộn và
phá hủy hoàn toàn do phải hút cát tối đa từ lòng biển để làm nền cho công trình
này
Khu
vực này kể từ tháng Bảy năm 2008 bắt đầu bị biệt lập và giới chức của Formosa
điều hành vùng này như là lãnh chúa.
Biết bao nhiêu người dân bị di
dời đói quá, không có cách gì để kiếm sống nên đành quay trở lại công trường
của công trình này mót sắt vụn, chôm sắt vụn hoặc chạy theo các xe làm việc
trong công trường xin sắt vụn để kiếm sống. Nhiều người phụ nữ phải gồng mình
khiêng những khối bê tông nặng dưới trời nắng gắt. Trung bình, mỗi ngày mót sắt
chôm sắt cũng kiếm đường 50 ngàn đến 200 ngàn nhưng thuờng xuyên bị các công
nhân Trung cộng xua đuổi nên thu nhập không đều.
Có ngoại quốc vào đầu tư, đảng
viên thì giàu lên chứ người dân thì lại càng nghèo hơn là vậy. Cũng vì lý do
phải chịu uất ức tan nhà nát cửa nghèo đói đè nén bấy lâu để rồi vào ngày 14
tháng Năm năm 2014, người dân Hà Tỉnh vùng lên đốt sạch nhiều cơ sở thuộc dự án
này. Ước tính có khoảng 15 công nhân Trung Cộng bị thiệt mạng. Người dân ở đây
bởi do mất đất mất nhà nên rất oán các công nhân làm việc tại công trường
Formosa - nhất là công nhân gốc Hoa, thường xuyên xua đuổi khinh khi họ.
Do bởi cô lập không ai được ra
vào phỏng vấn điều nghiên nên viên chức của Formosa thật sự tung chất phế thải
ra biển hợp pháp hay không hoàn toàn Việt Nam không cách gì có thể biết hay
kiểm soát. Đường ống dài một cây số rưỡi của công trình thải bao nhiêu lượng
nước phế thải không đúng luật mỗi ngày cũng không ai biết. Việt Nam thật sự đã
mất Vũng Áng cũng giống như mất đảo Hoàng Sa vậy, cái khác là Hoàng Sa thì bị
cưỡng chiếm sau khi khai hỏa còn Vũng Áng thì Cộng đảng Hà Nội tự nguyện dâng
không cho ngoại bang.
Tháng Tư đen đang gần kề, kỷ niệm
ngày người dân Việt Nam Cộng Hòa bị tướt mất quyền tự quyết thì đàn cá lăn đùng
ra chết. Ước tính có khoảng 39 ngàn con cá nuôi ven biển đã chết và gần hai đến
bốn tấn cá chết ngoài biển do nước biển bị nhiễm độc đã được vớt tại Quãng Trị.
Cộng đảng chỉ thừa nhận là các công trình tại Vũng Ánh thải chất độc ra biển
chứ không nêu rõ cá bị độc gì.
Cộng-sản Việt Nam "tiến ra
biển lớn" cho đầu tư, dân thì bị mất nhà, cá thì bị chết, lãnh thổ thì bị
rào kín ngăn cấm. Có lẽ tại vì yết hầu quốc phòng của Việt Nam đã mất, biển
Việt Nam cũng tanh dơ cặn bã cho nên lòng cá tự nghĩ sống mà làm gì nữa chăng?
Đâu ai dám bảo người có quốc hận nhưng cá thì không có?