„Chính phủ Cộng sản đổ lỗi “sự nổi dậy của công nhân thợ thuyền là do các tổ chức dân sự thỉnh
nguyện nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng đảng“
TRUNG CỘNG: Cả một đất nước đang nổi loạn
James Griffiths (CNN) – Tầng lớp lao động công nhân
thợ thuyền đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế tại Trung Cộng. Thế mà
nay, nhà cầm quyền Cộng sản rêu rao là do giai cấp công nhân lãnh đạo đang lo
lắng coi họ như là một lực lượng đang đe dọa đến an ninh chính trị – và dĩ
nhiên, sự lo lắng này không phải là vô cớ hay thiếu cơ sở.
Bản án dành cho tám công nhân biểu tình đã được tòa án Nhân Dân của Đảng
Cộng sản Trung cộng tuyên bố.
Các công nhân, mỗi người bị kềm kẹp bởi hai người lính cùng với lực lượng
cảnh sát dày đặt đằng sau lưng, lẳng lặng đứng nghe bản án của chính quyền do
giai cấp công nhân lãnh đạo kết án họ, mỗi người từ sáu đến tám tháng tù.
Tội của họ là gì? – Biểu tình phản đối đi làm không được trả lương!
Cảnh tượng tại tòa án đúng là trò hề vạch mặt bản chất Cộng sản giả dối của
cái gọi là chính quyền của giai cấp công nhân.
Hàng trăm người đổ tràn ra các quảng trường bùng binh kêu gọi “đả đảo
bọn tham quan tư bản đỏ” và kêu gọi mọi người ủng hộ đòi lại công bằng
cho những công nhân đã phải đi làm không được trả lương này trong lúc bọn công
tố viên của đảng Cộng sản đang tuyên án một cách bất công phi lý với lý do
tuyên truyền hết sức hỗn xược bố láo được loan tải trên truyền thông báo chí do
đảng Cộng sản độc quyền kiểm soát là các phạm nhân này cần phải được quản chế
để “giáo dục về luật pháp”.
Và đây chỉ là một vụ điển hình xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên vào tháng Ba năm nay
mà thôi nhưng đã cho thấy một thực trạng đen tối không lối thoát của giai cấp
công nhân sống trong một chế độ Cộng sản – vốn được mang tiếng là do giai cấp
công nhân lãnh đạo, trước tình hình kinh tế ngày một sa sút của xứ sở này.
Sau đây là tổng số vụ đình công của công nhân tại Trung Cộng năm 2015- tài
liệu do tổ chức China Labor Bullertin cung cấp:
Trung cộng – Cả một đất nước đang nổi loạn
Cũng theo tổ chức China Labor Bulletin (CLB) có trụ sở tại Hồng Kông chuyên
lo về đấu tranh đòi quyền lợi cho công nhân Trung cộng, từ năm 2011 đến năm
2013, chỉ có 1200 cuộc đình công thế nhưng chỉ năm 2014 mà thôi, tổng số cuộc
đình công đã vọt lên 1300 vụ!
Bước vào năm 2015, con số các vụ đình công vọt lên gấp đôi với 2700 vụ –
mỗi ngày có hơn một vụ đình công tại Quảng Đông. Chiều hướng bùng phát gia tăng
này đã không dừng lại mà còn tiếp diễn qua năm đến nay – 2016.
Bản đồ các cuộc đình công trình bày ở trên cho thấy gần như không có một
quận hạt nào của Trung cộng mà không có xảy ra biểu tình bởi các công nhân, một
thực tế trái ngược với hình ảnh một Trung Hoa ổn định và phát triển mà Trung
Cộng tuyên truyền trên truyền thông trước thế giới.
CLB loan báo như sau: “Vấn đề cốt lõi của tình trạng đen tối nêu trên là
do các hãng xưởng đã không tuân thủ đúng các nguyên tắc căn bản của luật lao
động, trong đó có việc trả lương đúng kỳ và thực thi bảo đảm quyền lợi của công
nhân theo đòi hỏi của luật pháp; ngoài ra, giới chức tại địa phương đã hoàn
toàn nhắm mắt làm ngơ trước những sai phạm này càng làm cho tình hình thêm tồi
tệ.”
Cũng theo CLB, trước tình trạng bùng phát đình công khắp nơi, Bắc Kinh đang
chuẩn bị đối phó bằng cách thu hẹp các đại công ty quốc doanh của mình, bắt đầu
bằng việc sa thải một triệu tám công nhân viên từ ngành luyện kim sắt thép và
ngành khai thác than.
Bắc Kinh đã loan báo trên truyền thông sẽ ráng dành ra 15,4 tỷ Mỹ kim cho
trợ cấp thất nghiệp trong hai năm tới đây.
Trong lúc đình công tại các hãng xưởng do ngoại quốc làm chủ được tường
trình rõ ràng, chẳng hạn như cuộc đình công tại hãng Apple với hơn 10 ngàn công
nhân tham gia tại Dongguan vào tháng Chín năm 2014, hầu hết tất cả các cuộc
đình công khác (tại các xưởng quốc doanh) điều bị giấu nhẹm bưng bít mà chỉ
được tiết lộ bởi các tổ chức không chính phủ liên quan đến nhân quyền.
Bất mãn về việc thiếu chi trả lương bổng cũng như tình trạng bóc lột nhân
công thậm tệ đã dẫn đến bạo loạn.
Vào tháng Giêng năm nay, theo loan báo từ các viên chức tỉnh Ningxia, một
công nhân đã đốt một chiếc xe buýt làm 17 người thiệt mạng để đòi lương.
Thời điểm chín mùi:
Vào năm 2010, cuộc đình công của công nhân tại phân xưởng lắp ráp của hãng
Honda ở Nanhai đã báo hiệu cho thời điểm chín mùi của cao trào đấu tranh đòi
bình đẳng lao động cho giới công nhân thợ thuyền Trung cộng – lần đầu tiên các
công nhân trẻ đã thành công khi vùng lên đòi hỏi công bằng cho quyền lợi của
lao động tại Trung cộng, theo nhận định của Eli Friedman, tác giả của cuốn sách
“Insurgency Trap: Labor Politics in Postsocialist China.”
Toàn bộ hệ thống lắp ráp dây chuyền của hãng đột nhiên bị đình trệ khi
người công nhân 23 tuổi tên là Tan Guocheng đã bấm vào nút “khẩn cấp” dùng để
báo có tai nạn hay có sự cố để các công nhân rời khỏi phân xưởng trong an toàn
và đồng thời liên tục hô to trong hệ thống điện đàm nội bộ phân xưởng: “Đả
đảo tiền lương bóc lột! Đã đảo tiền lương bóc lột!”
Bận đồ đồng phục dành cho nhân công với cái nón hiệu Honda, vài chục công
nhân rồi đến cả trăm công nhân bỏ đi ra sân bên ngoài công xưởng, vừa la khẩu
hiệu phản đối bóc lột vừa hát những bài hát kêu gọi lòng tự hào dân tộc.
Cuộc biểu tình kéo dài được 19 ngày và được hầu hết các công nhân làm việc
tại nơi này tham gia khiến nhân viên chính phủ hết đường đàn áp buộc phải áp
lực lên hãng Honda làm theo yêu cầu của giới thợ thuyền để xoa dịu tình thế –
thật là một chiến thắng hiếm thấy nhưng quan trọng cho giới thợ thuyền lao động
Trung cộng đang sống trong lòng xã hội độc tài cộng sản tàn bạo sẵn sàng đàn áp
biểu tình đình công bằng vũ lực.
Mọi người điều thấy rõ mức thiệt hại về sản xuất gây ra bởi cuộc đình công
đối với hãng Honda nhưng chưa ai được rõ mức độ cải thiện lương bổng mà Honda
thỏa thuận để đi đến chấm dứt cuộc đình công.
Đình công tiếp tục tăng tại Trung Cộng:
Friedman còn cho biết thêm: “Đã có biết bao nhiêu cuộc biểu tình vào mùa
hè năm ngoái đòi tăng lương, và trong một vài cuộc biểu tình, công đoàn tự lập
đã được hình thành.”
Giới phân tích cho rằng công đoàn tự lấp đã được hình thành bất chấp sự
kiểm soát chặt chẽ của Liên Hội Thương Mại Trung cộng, có tên là All-China
Federation of Trade Unions hay AFCTU, kiểm soát toàn bộ lực lượng công nhân tại
Trung Cộng, một lực lượng công nhân lớn nhất thế giới.
Thành lập vào năm 1925 bởi Cộng đảng Trung cộng, AFCTU nhanh chóng trở
thành công đoàn quốc doanh đại diện và kiểm soát mọi hoạt động của toàn bộ lực
lượng công nhân Trung Cộng cũng như là cơ quan quyết định đề ra tiều chuẩn
quyền lợi cho công nhân Trung cộng.
Mọi công đoàn tự lập chính đáng của công nhân ngoài sự kiểm soát của AFCTU
điều coi là phạm pháp và có ý định chống lại Nhà nước
Giám đốc thông tin của CLB, ông Geoff Crothall cho rằng: “Công đoàn quốc
doanh AFCTU chẳng thể nào là công đoàn thật sự của công nhân!”
Ngoại trừ một vài trường hợp hy hữu, công nhân hoàn toàn không được bầu chọn
người đại diện của mình trong Công đoàn quốc doanh AFCTU và tệ nạn hối lộ, lợi
dụng quyền chức xảy ra như cơm bữa trong công đoàn quốc doanh này.
Ông Crothall còn cho biết là “hầu hết các công chức Nhà nước trong công
đoàn quốc doanh AFCTU chẳng biết gì về cách thức tổ chức công đoàn cũng như
hoàn cảnh bóc lột thực tế đang diễn ra tại các hãng xưởng.”
Crothall khẳng định như sau: “Các công chức công đoàn quốc doanh AFCTU
chỉ ngắm nghía đến đặc quyền đặc lợi có được từ chức vụ của họ mà thôi!”
ACFTU cũng giữ thái độ im lặng không phản ứng trước bài viết này!
Lần đầu tiên, công đoàn quốc doanh ACFTU gần đây đã chỉ định một công nhân
không đảng tịch làm phó chủ tịch như cố gắng sơn phết nỗ lực đại diện cho người
lao động từ Nhà nước.
Đình công sẽ gia tăng mạnh hơn nữa trong thời gian sắp tới:
Nếu năm 2015 được cho là năm kinh tế suy thoái và bộc phát đình công thì
những năm tới đây, tình trạng đình công còn bộc phát mạnh hơn nữa, khi mà Bắc
Kinh thực hiện quyết định sa thải cả triệu nhân công.
Hãng tin Reuter thừa nhận (link http://www.reuters.com/article/us-china-economy-layoffs-exclusive-idUSKCN0W33DS) là cả triệu công
nhân sẽ bị nhà nước sa thải nhằm cắt giảm nợ công sẽ là một cuộc điều chỉnh quy
mô nhất kể từ thập niên 1990, mà trong đó, chính phủ sẽ phải chi trả 11, 2 tỷ
Mỹ kim trợ cấp cho gần 28 triệu công nhân thất nghiệp.
Tổn phí của sự sa thải hàng loạt cũng là lý do khiến các viên chức bóp méo
luật lệ luật lao động đang hiện hành tại Trung Cộng.
Trong kỳ họp Quốc Hội hàng năm vào tháng Ba, Bộ Trưởng Tài chính Trung Cộng
là Lou Jiwei, một nhân vật chủ trương cứng rắn thu hẹp quyền lợi lao động, đã
(láo lếu) tuyên bố đạo luật lao động hiện nay của Trung Cộng không công bằng,
có quá nhiều điều khoản thiên vị cho người lao động gây khó khăn cho các nhà
đầu tư ngoại quốc mở công xưởng để giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Lou Jiwei tuyên bố như sau và được đăng lại trên hãng thông tấn quốc doanh
Xinhua của Trung Cộng: “Luật lệ lao động hiện nay khiến ban quản trị công ty
rất khó khăn khi sa thải một công nhân lười biếng”(!)
Cũng vào tháng Hai năm nay, Bộ Trưởng Lao động và An-sinh Xã-hội, Yin
Weimin cũng cho rằng “đạo luật lao động hiện nay quá cứng ngắt về quy
định lương bổng và tạo ra chi phí quá cao về lao động cho những nhà đầu tư”
(!) Ông Bộ Trưởng này đã không cho bàn luận hỏi han gì thêm sau khi tuyên bố
như vậy.
Tại Benxi, trung tâm kỹ nghệ của tỉnh Lao Ninh, mọi người đã cảm nhận được
sự u ám của sa thải và thất nghiệp. Công ty sắt thép quốc doanh tại nơi này đã
cắt giảm lương bổng một cách tàn nhẫn để đối phó trước sự suy thoái nhu cầu sắt
thép trên thị trường thế giới (link http://money.cnn.com/2016/03/11/news/economy/china-rust-belt-benxi-beijing/)
Một công nhân thừa nhận anh đã bị sa thải khỏi biên chế và được mướn lại đi
làm trả lương theo ngày tức là làm ngày nào trả lương ngày đó nên mất hết mọi
phúc lợi lao động từ y tế đến giờ nghĩ phép.
Người công nhân giấu tên này thừa nhận “Tôi không còn lựa chọn nào khác
mà phải cắn răng đi làm chịu đựng bất công để có tiền mà nuôi con cái.”
Tại sao các Tổ Chức Không Chính Phủ viết tắt là NGOs (Non- Government
Organizations) lại bị mang vạ?
Chính phủ Cộng sản đổ lỗi “sự nổi dậy của công nhân thợ thuyền là do các
tổ chức dân sự thỉnh nguyện nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng đảng – gọi tắt là
NGOs xúi giục mặc dù tổng số các nhóm này rât ít ỏi trên toàn lãnh thổ Trung
cộng!”– Theo lời kể của ông Manfred Elfstrom, nhà nghiên thuộc viện nghiên
cứu Cornell, đang quan sát nghiên cứu về cao trào phản kháng của công nhân Trung
cộng hiện nay.
Các nhóm công đoàn tự phát hiếm hoi ở Trung Cộng đã bị chủ tịch Tập Cận
Bình dẹp tan khi ông bố ráp các nhóm NGOs. Theo như loan báo Ủy Ban Giám Sát
của Quốc Hội Hoa Kỳ tại Trung Cộng với tên tiếng Anh là “the U.S.
Congressional-Executive Commission on China” hay còn gọi tắt là CECC, thì vào
tháng 12 năm ngoái, hơn 18 tổ chức công đoàn độc lập ở tỉnh Quảng Đông đã bị
bắt giữ cũng như tra tấn để gây sợ hãi trong giới công nhân.
Elfstrom nói thêm: “các nhóm NGOs đang bị bắt bớ gắt gao trong thời gian
gần đây. Vào thập niên trước, ít ra cũng có một vài nhóm gởi người đi học các
lớp về cách thức tổ chức các hội nhóm phi chính phủ – nay thì không có nhóm nào
cả.”
Nhiều nhóm NGO bị tê liệt không thể hoạt động, phải thường xuyên co cụm để
sẵn sàng lánh nạn khi có bắt bớ. Wu Guijun, nguyên là một công nhân và nay đang
hoạt đông tranh đấu cho sự bình đẳng của công nhân ở Shenzhen hiểu rõ những
hiểm nguy mà minh phải đối diện.
Vào tháng Năm năm 2013, Wu, vì đã giúp đỡ cho 200 công nhân biểu tình phản
đối xí nghiệp di dời đi nơi khác, người đàn ông 43 tuổi tốt bụng với mái tóc
ngắn sáng sủa này đã bị giam giữ hơn cả năm với tội danh là “kêu gọi tụ tập
“quần chúng” làm tắt nghẻn giao thông” cho đến ngày ông được thả.
Sử dụng số tiền dành dụm khoảng 11,350 đô la, ông Wu thành lập một tổ chức
gọi là “Xin Gong Yi” mà chỉ có mỗi ông là thành viên chuyên đi cứu giúp các
công nhân về luật pháp để quyền lợi của họ không bị chà đạp.
Không màn bị bắt bớ tù đày, ông Wu nói khó khăn lớn nhất của ông là tìm sự
hỗ trợ về tài chánh để tổ chức ông có thể hoạt động ở phạm vi rộng lớn hơn. Ông
Wu cho biết: “Tổ chức của tôi chỉ có một mình tôi và các người tình nguyện
tốt bụng, không có tài chánh, chúng tôi không thể mướn thêm người để hoạt động.”
Các tổ chức phi chính phủ tại Trung Cộng muốn yên ổn hoạt động và vận động
hậu thuẫn tài chánh từ thế giới phải “ăn công ký” hay thông đồng hối lộ các
viên chức chính phủ- theo nhận định của một tổ chức thỉnh nguyện phi chính phủ
có tên là “The International Center for Not-for-profit Law“. Tổ chức này
chuyên giúp đỡ hổ trợ về luật pháp cho các hoạt động cải thiện xã hội dân-sự.
Mặc dù đạo luật “Phúc Lợi Xã Hội ” được ban hành và có hiệu lực vào tháng
Chín, có ghi rõ bãi bỏ mọi cấm đoán các hoạt động gây quỹ cho từ thiện, thế
nhưng vẫn chưa ai rõ là các công đoàn tự lập để giúp đỡ công nhân sẽ được phép
hoạt động và sự hỗ trợ về tài chánh của thế giới cho những tổ chức công đoàn
công đoàn công nhân tự lập vẫn còn hiệu lực cho đến bây giờ.
Bộ Trưởng Bộ Xã Hội không đưa ra câu trả lời rõ rệt khi được hỏi đạo luật
mới này ảnh hưởng đến hoạt động của các công đoàn công nhân tự lập như thế nào.
Nỗi lo lắng về bạo loạn đình công sẽ dẫn đến cách mạng tại Trung cộng:
Maya Wang, một người gốc Hoa
nghiên cứu làm việc cho Human Rights
Watch khẳng định: “Nhờ vào sự kiểm soát thông tin chặt chẽ của Cộng đảng
cầm quyền mà giai cấp công nhân bần cùng không nhận ra họ không phải là những
người duy nhất chịu bất công trong xã hội”
Bà Wang cho biết tiếp: “Giai cấp công nhân Trung Cộng hiện chưa nhận ra sự bất
công mà họ chịu đựng là hiện trạng suy thoái của cả một hệ thống chính trị chứ
không phải chỉ là bất công sai trái cục bộ riêng rẽ.”
Theo bà Wang, cũng là vì vậy mà những cuộc đình công của công nhân hiện nay
– Xin trích: “chưa đủ sức lôi cuốn các tầng lớp nhân dân nghèo khó khác
huởng ứng tham gia để tạo nên một sự đổi thay chính trị thật sự.”
“Mấu chốt căn bản nhất để né tránh khả năng cách mạng thay đổi chính trị
xảy ra là làm thế nào để các cuộc biểu tình của công nhân không thể liên kết
với nhau”– ông Friedman thừa nhận.
Trong lúc phản kháng chính trị trổi lên rầm rộ ở Tây Tạng, Hồng Kông hay ở
Xiniang được cả thế giới biết đến thì theo ông Friedman, “phản kháng của công
nhân trong lòng xã hội Trung cộng mới thật sự đáng lo ngại đến an ninh chính
trị.”
Friedman còn khẳng định: “Trung Cộng thật sự lo
lắng giai cấp công nhân sẽ vùng lên làm cách mạng.”
Nỗi lo sợ này của Trung Cộng không phải là vô lý khi mà vào tháng Ba, công
nhân làm việc ở mỏ than thuộc tỉnh Hắc Long Giang đã xuống đường để phản đối kế
hoạch của nhà nước sa thải hơn một trăm ngàn công nhân viên chức thuộc công ty
quốc doanh khai thác quặng mỏ có tên là Longmay Mining Group buộc Bí thư Lu Hao
phải hủy bỏ kế hoạch sa thải này.
Quyết định bãi bỏ kế hoạch sa thải của Lu Hao làm xấu hổ cho nhà cầm quyền
vì Lu Hao trước đó đã định đem kế họach sa thải một trăm ngàn công nhân tại
Longmay Mining Group này như là thí điểm để nâng bi chính sách tái cấu trúc
kinh tế quốc doanh của chủ tịch Tập Cận Bình để rồi sẽ dẫn đến sa thải hàng
triệu công nhân trong tương lai gần.
Trước áp lực của công nhân biểu tình, Lu Hao buộc phải hứa hẹn hỗ trợ tài
chánh, thanh toán tiền lương chưa trả còn thiếu của công nhân Và đồng thời, Lu
Hao buộc phải chỉ trích giới quản lý của công ty Longmay Mining Group đã che
giấu sự thật để nhằm xoa dịu tình thế trước mắt.
Lu Hao lúng túng biện minh ấm ớ cho qua phà rằng: “Tôi biết là công ty
có mắc nợ lương đối với những người công nhân làm việc bên ngoài hầm mỏ nhưng
tôi đã không biết là những thợ mõ cũng bị công ty thiếu lương. Tôi hoàn toàn
sai về điều này.”
Longmay Mining Group đã im lặng như hến.
Bà Wang nói: “Bắc Kinh lo sốt vó vì sự nhận thức sức mạnh chính trị của
giai cấp công nhân nếu có sẽ tạo ra một lực lượng đối kháng kinh khiếp cho sự
an ninh chính trị của Bắc Kinh”.
Bà Wang nhận xét thêm: “nếu chúng ta nhìn vào đối tượng đàn áp của Trung Cộng
thì sẽ thấy ngay sự đàn áp được ưu tiên đặt lên những lực lượng xã hội có đủ
khả năng làm nguy hại đến sự cầm quyền của Cộng đảng và buộc chính quyền phải
thay đổi để thích ứng.”
Friedman thì cho rằng nổi ám ảnh có chính biến cách mạng từ công nhân của
Bắc Kinh là do bởi nhìn về quá khứ với kinh nghiệm thương đau từ các chế độ
Cộng Sản khác.
“Quyết định của Cộng Sản Ba Lan cho phép người lao động có tự do hơn để
làm dịu tình hình sau khi hàng loạt các cuộc đình công lớn xảy ra năm 1980 đã
dẫn đến vai trò và ảnh huởng chính trị ngày mỗi mạnh lên của Công Đoàn Đoàn Kết
Ba Lan – một tổ chức đầu tiên không nằm dưới sự kiểm soát của Cộng sản trong
khối Hiệp ước Warsaw – để rồi dẫn đến đổ vỡ tan tành sự độc quyền của Cộng đảng
không những ở Ba Lan mà còn lan ra nhiều nước Cộng Sản khác.”
Friedman thừa nhận: “Công Đoàn Đoàn Kết đã đóng một vai trò then chốt
trong việc chấm dứt sự độc quyền của Cộng Sản tại Ba Lan.”
Ông Wu cảnh báo cho biết: “Mặc dù có thể xoa dịu được sự bực tức của
công nhân mới thất nghiệp trong những năm 2000 bằng cách đưa ra chính sách tái
định cư và hứa hẹn hỗ trợ tìm kiếm việc làm trong khu vực tư nhân đang bùng nổ,
thế nhưng nay chính quyền phải đối mặt với nhiều bất ổn căm phẩn từ công nhân
ngày một mạnh hơn ở khắp mọi nơi.”
Ông Wu nói: “Công nhân (ở Trung cộng) rất ít hiểu biết về những
quyền lợi mà họ có, nhưng mà ngày hôm nay, trước bóc lột và bất công chịu đựng
bấy lâu, công nhân (ở Trung cộng) chỉ có một ý nghĩ quyết tâm duy nhất là tìm
đủ cách đấu tranh để đòi lại cho bằng được quyền lợi mà họ đã bị tước đoạt.”
Tác giả: James Griffiths, Lược dịch: Nguyễn Trọng Dân
@ danlambao
– James Griffiths là một phóng viên chuyên làm các phóng sự cho hãng thông
tấn CNN về các để tài khó nuốt như về Trung Cộng, về kiểm duyệt báo chí, về Bắc
Hàn, an ninh mạng vân vân… Ông tham gia CNN vào giữa năm 2015 và hiện có mặt
tại trụ sở CNN ở Hồng Kông.