Bs Hồ Hải
Một lần nói chuyện với một người trẻ đã từng
tham gia vào các hội nghị Liên Hiệp Quốc, bạn trẻ này bảo, có hai quốc gia mà
Hoa Kỳ không bao giờ từ bỏ đồng minh như đã từng từ bỏ đồng minh
Việt Nam Cộng Hòa là Do Thái và Anh Quốc. Cũng như vậy, Ukraina cũng là quốc
gia quá quan trọng mà Nga không bao giờ bỏ cho dù người dân Ukraina không muốn
dính với Nga. Việt Nam cũng thế, quá quan trọng với Trung Hoa, dù người dân Việt
không muốn dây với hủi, nhưng bao đời chính khách Trung Hoa luôn nắn gân
những tên chính khách vô lại bán nước Việt Nam để biến Việt Nam thành thuộc địa.
Do Thái là một quốc gia đáng kính với một dân tộc đánh
kính trọng. Mặc dù, ở ngay khu vực luôn nóng của toàn cầu, nhưng Do Thái
cũng có sự dính dáng đến chiến tranh Việt Nam, khi Hoa Kỳ xoay trục từ hơn
40 năm trước, bỏ Thái Bình Dương để sang Trung Đông. Hiểu biết về Do
Thái là điều cần có cho các thế hệ trẻ Việt Nam, vì họ đã đi lên
từ một đống tro tàn của chiến tranh thế giới II, của phân biệt tôn giáo, của
căm thù chủng tộc, chưa bao giờ ngưng tiếng súng ở một vùng sa mạc giáp
ranh Á Âu, nhưng họ vẫn hùng cường.
Hôm trước có một bạn trẻ gửi cho cuốn:
"Start-up Nation" của hai tác giả Dan Senor và Saul Singer, tôi đọc một
lèo chỉ trong một buổi nghỉ trưa ở clinic, ban đầu là dự tính đọc để ru giấc ngủ,
nhưng không ngủ được vì sách viết quá hay.
Đọc xong tôi tìm hiểu về Công ty Better Place - BP -
của Shai
Agassi thì thấy nó thành lập năm 2007 và tuyên bố phá sản năm 2013
chỉ vì ý tưởng "Làm sao để Israel không còn lệ thuộc vào dầu hỏa?".
Công ty Better Place của Shai Agassi đã được cựu thủ
tướng Shimon Peres đỡ đầu vận động và được sự ủng hộ của nhiều đại gia hàng đầu
trên thế giới lên đến 700 triệu USD để thực hiện làm ra xe hơi chạy bằng bình ắc
quy. Nó phát triễn mạnh và vào sàn NASDAQ cổ phiếu cứ tăng vùn vụt.
Nhưng mọi dự tính không đạt hiệu quả như Shai Agassi
tính.
- Better Place
công bố triển khai tốt hơn các mạng lưới xe điện ở Israel, Đan Mạch
và Hawaii vào năm 2008 và năm 2009, Tuy nhiên đến tháng 01/2012 sản phẩm mới được
đưa ra thị trường cung cấp cho nhân viên của BP thử nghiệm và đến quý 2/2012 mới
chính thức bán lẻ.
- Thực tế :
+ Tại Israel tính cả cuổi
năm 2012 và đầu năm 2013 BP chỉ bản được 940 xe và có 21 trạm nạp nhiên liệu,
rất xa so với con sô 100.000 xe mà Agassi dự tính được đưa vào hoạt động
tai Israel vào năm 2010.
+ Tại Denmark tính đến
tháng 4 năm 2013 có tổng cộng ~ 400 chiếc được bán.
+ Tại China kế hoach được đưa ra
tới 2016 là có 2,351 trạm và 220,000 nhưng không thấy đầu ra ?
+ Tại Australia dự tính có đến
500 trạm sạc được xây dựng nhưng thực tế từ 2011 tới 01/2013 mới có 20 trạm được
triển khai.
+ Tại Hawaii có 700 khách hàng
và 80 trạm và 154 điểm sạc nóng, chúng cũng đã được bán lại cho OpConnect.
Nhưng năm 2014, tôi đi California thì ở đây Tesla loại
xe hơi điện lại bắt đầu thịnh hành với giá từ 100K đến 120K USD một chiếc.
Chính phủ California đang có dự án thay tất cả các cột điện thoại công cộng
cách nhau 1 dặm dành cho người đi đường bị hư xe hay gặp cướp điện thoại 911
không tốn tiền thành những trạm sạt điện cho dòng xe điện
Tesla. Có mấy vấn đề sự thành công của Tesla và sự thất bại của
Better Place cần ghi ra.
Thứ nhất, các khởi nghiệp thành công luôn có sự ủng
hộ của các doanh nghiệp lớn và kể cả chính khách uy tín của quốc gia.Shimon Peres là
một khôi nguyên Nobel hòa bình, một lãnh tụ uy tín của Do Thái nhiều thập kỷ.
Thứ hai về Tesla thì, nó được start-up từ năm
2003 do Martin Eberhard một kỹ sư về sản xuất ô tô Hoa Kỳ, sớm hơn Better Place
của Shai Agassi 4 năm, Shai Agassi lại là một kỹ sư computer.
Thứ ba, tôi thấy ý tưởng start-up - khởi nghiệp -
luôn táo bạo và hay ho có được bỡi những người Israel và Hoa Kỳ, nhưng để thực
thi nó đến với thành công thì tỷ lệ đó cao hơn ở người Mỹ.
Thứ tư, người Do Thái cũng thành công vô số lĩnh vực
đáng kính trọng, nhưng họ thường bán doanh nghiệp của mình khi đến đỉnh và ít khi
nào giữ nó mãi cho mình, rồi sau đó lại nghĩ cái khác để start-up. Họ thích sự
thử thách nhờ vào mảnh đất quá nhiều thách thức mà họ sinh ra.
Thứ năm, cả 2 quốc gia Mỹ và Do Thái này đều là dân
tộc đa chủng lai tạo ra. Nên họ luôn thông minh và mạnh mẽ hơn các giống dân
thuần chủng khác. Đó là, quy luật của khoa học về ưu thế lai trong
sinh học.
Đây chỉ là vài nhận xét có tính sơ quát, có thể chủ
quan, nhưng để chúng ta chiêm nghiệm về start-up là phong
trào đang ùn ùn ở Việt Nam. Người Việt cũng thông minh,
nhưng nửa vời và không có khả năng làm việc nhóm. Đó là bi kịch của người
Việt sống bên cạnh một Trung Hoa quá hiểm độc.
Sài Gòn, 22/7/2016