Phản ứng báo chí và
các nước
Báo Washington Post hôm
12/7 dẫn lời giáo sư Paul Gewirtz, giám đốc Paul Tsai China Center tại Trường
Luật Yale cho hay,hiệu quả của pháp luật của cuộc xung đột Biển Đông không chắc
chắn. Trong khi phán quyết đem lại sự đóng góp tích cực đáng kể, luật pháp
không thể giải quyết tất cả các tranh chấp ở Biển Đông.
Đây là kết luận pháp
lý quan trọng, nhưng sẽ không có giải pháp trước mắt cho cuộc xung đột ở Biển
Đông. Một hạn chế cơ bản là tòa thiếu quyền lực pháp lý để giải quyết các mâu
thuẫn về tranh chấp biên giới trên biển.
Trước mắt, Hoa Kỳ và các nước khác cần ủng hộ mạnh mẽ
phán quyết của tòa là một quyết định bắt buộc. Hoa Kỳ cần chỉ trích tuyên bố
của Trung cộng rằng họ sẽ không thực thi phán quyết của tòa cũng như giám sát
hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông.
Foreign Policy hôm
12/7 cho hay, chỉ vài giờ sau khi công bố phán quyết, từ khóa "Biển Hoa
Nam, trọng tài" tràn ngập mạng Weibo của Trung cộng. Nhiều status bày tỏ
sự tức giận về phán quyết, Hoa Kỳ và Phi Luật Tân.
Một người dùng mô tả
phán quyết là "giấy thải", nhắc lại bình luận của Cựu Ủy viên quốc vụ
viện Trung cộng Đới Bỉnh Quốc tại một sự kiện ở Washington DC mới đây. Một
người dùng khác kêu gọi tẩy chay iPhone 7, có lẽ vì đó là sản phẩm của Apple,
một hãng công nghệ Mỹ.
Các ý kiến khác bày
tỏ sự tức giận với Phi Luật Tân.
"Liệu nước Phi Luật Tân muốn trở thành tỉnh Phi
Luật Tân?", một người dùng Weibo thách thức.
Một bài viết kêu gọi "chiến tranh ở Biển Đông bắt đầu đêm nay" có hơn 100.000 lượt
view trên mạng WeChat.
Báo Wall Street Journal hôm
12/7 tường thuật, để xoa dịu công chúng dân tộc chủ nghĩa ở Trung cộng, Bắc
Kinh có khả năng duy trì chiến dịch công kích chống lại phán quyết, Mỹ và Phi
Luật Tân và duy trì các hoạt động quân sự ở Biển Đông trong những tháng tới,
theo các nhà ngoại giao.
Về lâu dài, phán
quyết có khả năng kéo theo các vụ kiện mới, khiến Bắc Kinh vào thế vi phạm pháp
luật quốc tế.
Phán quyết cũng gây
nguy hiểm cho mục tiêu giành vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình cùng
với Hoa Kỳ trên trường quốc tế.
"Việc coi thường toàn bộ phán quyết sẽ dễ dẫn đến
các cuộc đụng độ và tạo nên áp lực ngoại giao lớn hơn",
trong khi tuân thủ hoàn toàn phán quyết "về cơ bản là không thể", Shen Dingli, giáo sư ngành Quan hệ Quốc
tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải cho biết. "Thực tế có khả năng sẽ rơi vào trong hai thái cực này."
Tờ Inquirer của Phi Luật Tân tường thuật Nhật Bản đang dàn xếp một thông cáo
chung về phán quyết Biển Đông với các đối tác trong nhóm các quốc gia G7 có nền
kinh tế phát triển như một phần của xu hướng "ngoại giao chủ động", mặc
dù Nhật Bản có thể sẽ im lặng khi phán quyết được công bố.
Ngoại trưởng Phi Luật Tân Perfecto Yasay nói tại một cuộc họp báo."Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tỉnh táo. Phi
Luật Tân khẳng định hết sức tôn trọng quyết định cột mốc này".
"Các
chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết này cẩn trọng và triệt để bởi
đó là kết quả
quan trọng của tòa trọng tài."
Nam
Dương sẽ
tăng cường an ninh xung quanh các đảo của họ tại Biển Đông,
nơi đã từng có va chạm với tàu Trung cộng tàu, bộ trưởng quốc phòng nước này
nói.
Trong một cuộc phỏng
vấn với AFP, ông Ryamizard Ryacudu
cho biết củng cố phòng thủ xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia sẽ bao gồm
việc triển khai tàu chiến, một chiến đấu cơ F-16, tên lửa đất-đối-không, radar
và máy bay do thám, cũng như xây dựng cảng mới và cải tạo một đường băng.
Trung
cộng đã phản ứng ngay, nói phán quyết “vô căn cứ”. Còn
Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”
Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”
Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng Lưu Chấn Dân: “Vấn đề cốt lõi của các tranh chấp lãnh thổ
giữa Trung cộng và Phi Luật Tân tại Nam Hải nằm ở chỗ Phi Luật Tân dùng vũ lực
xâm chiếm một số đảo và bãi ngầm của Trung cộng tại Nam Sa.
Tuyên bố về chủ quyền của Phi Luật Tân là vô căn cứ
chiếu theo cả lịch sử lẫn luật quốc tế. Trung cộng luôn nỗ lực không ngừng nghỉ
để giải quyết các tranh chấp với Phi Luật Tân một cách hòa bình.”
Nhật
Bản tuyên
bố phán
quyết của tòa án ở Hague là mang tính chung cuộc, ràng buộc pháp lý, yêu cầu
các bên liên quan tới vụ kiện thực hiện theo quyết định này.
Ngoại trưởng Fumio Kishida nói trong thông cáo rằng Nhật
Bản đã luôn ủng hộ tầm quan trọng của luật pháp và việc sử dụng các biện pháp
hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp hàng
hải.
Đài Loan nói đã không được tham khảo ý
kiến về vụ kiện do Phi Luật Tân khởi xướng, mặc dù nước này có tuyên bố chủ
quyền ở quần đảo Trường Sa. Thông cáo từ văn phòng Tổng thống Đài Loan nói phán quyết “vi
phạm nghiêm trọng đến quyền của chúng tôi trên hòn đảo.” Người phát ngôn của chính phủ
nói Hải quân Đài Loan sẽ gửi một chiến hạm ra tuần tra ở khu vực này vào thứ Tư
13/7.
Hầu hết phán quyết của tòa liên quan tới các tuyên bố
chủ quyền của Trung cộng, nhưng tòa cũng đồng ý với quan điểm của Manila là đảo
Ba Bình (Phi Luật Tân gọi là Itu
Aba) mà Đài Loan đang quản lý, chỉ là bãi đá và không phải một hòn đảo. Đảo
sẽ bao gồm vùng đặc quyền kinh tế xung quanh và các quyền khác, nhưng chỉ riêng
bãi đá thì không.
Ngoại trưởng Úc Đại Lợi Julie Bishop nói uy tín và tham vọng của Trung cộng trở thành quốc gia lãnh đạo thế
giới sẽ đối diện khó khăn nếu Bắc Kinh lờ phán quyết. Bà kêu gọi tất cả
các bên tôn trọng phán quyết mà bà mô tả là cuối cùng và có giá trị ràng buộc về
pháp lý.
Bà Bishop cũng nói rằng
bà trông đợi phán quyết này được bàn thảo tại các phiên họp của ASEAN và hội
nghị Thượng đỉnh Đông Á vào giữa tháng Bảy.
Thông
cáo của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại
Việt Nam cho biết: „Phán
quyết ngày hôm nay của Tòa án PCA trong việc phân xử Phi Luật Tân -Trung cộng
là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung về một
giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa…
Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ pháp quyền. Chúng tôi
hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Nam
trung Hoa một cách hòa bình, trong đó có thông qua trọng tài.“
Thái Lan thúc giục tất cả
các bên liên quan tại Biển Đông duy trì hòa
bình và ổn định. Trong
một thông cáo đưa ra trước phán quyết của tòa The Hague, Bộ Ngoại giao Thái Lan
nói điều quan trọng là khôi phục sự tin tưởng và lòng tin của các nước trong
khu vực.
Thông cáo nói tình hình tại Biển Nam Trung
hoa (Biển Đông) nên được giải quyết "trên
cơ sở tin tưởng lẫn nhau và lợi ích công bình" theo đó thể hiện mối quan hệ lâu dài giữa Trung
cộng và Asean.
Theo
chuyên gia Greg Polling của CSIS,
PCA cũng đã lường trước khả năng Trung cộng thiết lập vùng quân sự khi nêu rõ: luật biển UNCLOS “không cho phép một nhóm đảo... thiết lập thành các khu quân sự tập thể”.
Ông
Ernie Bower của CSIS thì khẳng định
“Trung cộng giờ đối mặt với thực tế là nếu họ tiếp
tục tuyên bố đường chín đoạn, thông qua hành động hay lời nói, thì tuyên bố này
ở biển Đông là hoàn toàn sai luật.”
Chuyên
gia Ian Storey của Viện Nghiên cứu Đông
Nam Á tại Singapore, cho rằng: “Phán quyết của tòa là cú
đánh trực diện vào yêu sách chủ quyền của Trung cộng trên Biển Đông. Bắc Kinh chắn chắn sẽ phản ứng mạnh mẽ với
những ngôn từ cứng rắn hay trở nên hung hăng hơn trên Biển Đông”.
Natalie
Klein,
giáo sư luật quốc tế thuộc Macquarie Law School (Úc), nhận xét rằng phán quyết hôm nay là “chiến thắng mang tính quyết định” đối với người Phi Luật Tân. Giá như nhận xét đó dành cho Việt Nam như một kết
quả từ sự quyết đoán của Việt Nam.
Thitinan Pongsudhirak, nhà nghiên
cứu chính trị từ Đại học Chulalongkorn nói phán quyết của Tòa trọng tài sẽ cho Trung
cộng và Asean một cơ hội hàn gắn những rạn nứt bằng cách cùng hành động trên
luật lệ chung.
"Không đáng cho tham vọng lâu dài của Trung cộng là trở thành một siêu
cường quốc toàn cầu lại đi có tranh cãi về biển đảo với các quốc gia nhỏ láng
giềng, và sau đó phớt lờ phán quyết quốc tế về tranh chấp. Đó sẽ là hành xử
không thể trở thành cường quốc toàn cầu đáng được tôn trọng."
Tin tổng hợp BBC, VOA, RFI