Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Úc và Việt
Nam công khai chương trình và kết quả của cuộc đối thoại nhân quyền.
Image
copyright OTHER
Thông cáo đề ngày 02/08 kêu gọi Hà Nội thể hiện “cam
kết nghiêm túc” về nhân quyền trong cuộc đối thoại với úc Đại Lợi.
Cuộc đối thoại song phương lần thứ mười ba về nhân
quyền giữa hai bên theo dự kiến sẽ diễn ra tại Hà Nội hôm 04/08/2016.
“Việt Nam cần
thể hiện nỗ lực cải cách bằng việc ngay lập tức phóng thích tất cả những người
bị giam, giữ vì lý do chính trị, chấm dứt sách nhiễu và hành hung đối với các
nhà hoạt động nhân quyền, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, kiểm soát nạn công an
bạo hành và ngăn chặn mọi hành vi trả đũa nhằm vào những thuyền nhân bị hồi
hương,” thông cáo viết.
Thông cáo này nói tại Việt Nam các blogger và các nhà
hoạt động ôn hòa phải đối mặt với bạo lực.
Chính quyền cũng quản chế tại gia hay câu lưu các
blogger và các nhà hoạt động để ngăn cản không cho họ tham gia một số sự kiện
hay biểu tình. Hồi tháng Năm, công an câu lưu hai nhà hoạt động nổi tiếng Phạm
Đoan Trang và Nguyễn Quang A khiến họ không tham dự được cuộc gặp với Tổng
thống Hoa Kỳ Obama trong chuyến thăm Việt Nam.
“Các blogger và các nhà hoạt động ở Việt Nam hàng ngày phải đối mặt với
sự sách nhiễu, đe dọa, bạo lực và tù đày – ngay cả một hành vi thông thường là
gặp gỡ một nhà ngoại giao cũng gây ra một mức độ rủi ro đối với họ,” bà Elaine Pearson, Giám đốc phụ trách bên
Úc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền,
được dẫn lời nói trong thông
cáo:
“Úc cần thẳng thắn thúc ép
Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền.”
Tổ chức Theo dõi Nhân
quyền cũng công bố tài liệu họ gọi là tờ trình trước
Đối thoại Nhân quyền Úc – Việt Nam trong đó khuyến nghị phía Úc kêu gọi chính
quyền Việt Nam “Chấm dứt ngay lập tức nạn
côn đồ được chính quyền dung túng” và “Điều tra tất cả các vụ hành hung tấn công các nhà hoạt
động và blogger và, và cho phép các nhà hoạt động tự do đi lại trong nước và ra
nước ngoài”.
Tổ chức này đưa ra danh sách 108 người mà họ nói là chỉ
bao gồm những người đã bị kết án, chưa tính con số đáng kể những người bị tạm
giam đang chờ điều tra và xét xử, hay những trường hợp bị bắt giam, kết án
không được biết công khai.
Image
copyright AFP Image caption Các cuộc biểu tình phản đối
Formosa tại các thành phố ở Việt Nam được dư luận trong và ngoài nước quan tâm.
Tổ
chức Ân xá Quốc tế (Amnesty) vào tháng Bảy năm nay kêu gọi Việt Nam chấm dứt
điều họ gọi là tra tấn và ngược đãi tù nhân lương tâm.
Trong
một báo cáo công bố hôm 12/7, Ân xá Quốc tế cho biết các tù nhân lương tâm tại
Việt Nam bị lạm dụng đó trong thời gian dài biệt giam, bị đánh đập và bị khước
từ chữa bệnh.
Báo cáo này căn cứ trên một năm nghiên cứu, gồm các
cuộc phỏng vấn với 18 cựu tù nhân lương tâm. 5 trong số các tù nhân nói với Tổ
chức Ân xá Quốc tế rằng họ đã bị biệt giam thời gian dài trong xà lim tối không
thoáng khí, thiếu nước sạch và vệ sinh và một số tù nhân thường xuyên bị đánh
đập.
Trong phiên họp thảo luận chuyên đề về nhân quyền Vào
trung tuần tháng Bảy do Đại Hội đồng Liên hợp quốc tổ chức, đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn
Việt Nam tại Liên hợp quốc, đượcTTXVN dẫn lời khẳng định “Việt Nam luôn nỗ lực để bảo đảm hòa bình ổn định, thúc đẩy phát triển
bền vững, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng.
“Với
tư cách thành viên có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền và Hội đồng Kinh
tế-Xã hội Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước,
các đối tác trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người trên phạm vi toàn
cầu và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững”.