Ô nhiễm môi trường nước, không khí tại Việt Nam
Ô nhiễm môi trường nước và đô
thị VN
Gõ
từ khóa 'cá chết' vào mục tìm kiếm của Google hiển thị hàng loạt kết quả là
hàng trăm, nghìn bài báo đưa tin về các sự cố cá chết xảy ra ở khắp nơi mà
không chỉ còn là Formosa.
Theo
thống kê của UBND TP Hà Nội, hơn 200 tấn cá chết được vớt tại hồ Tây. Ảnh:Tiến Tuấn.
Sự kiện gần đây nhất xảy ra hôm 01/10, với hàng loạt
cá chết nổi trắng ở Hồ Tây, mà theo số liệu chính thức do truyền thông Việt Nam
đưa hôm 05/09, Hà Nội đã vớt được hơn 200 tấn cá chết.
Sau đó chỉ vài ngày cũng có tin cá chết và nổi lên đớp
không khí ở kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Sài Gòn, và cá lại nổi trắng ở Đa Cô, Đà
Nẵng v.v...
Vậy những sự kiện này là nhân tai hay thiên tai? Những
sự cố môi trường này ảnh hưởng trực tiếp như thế nào tới cuộc sống của người
dân?
Và trách nhiệm của nhà quản lý được đặt ở đâu trong
việc đề phòng, quy hoạch, quản lý và xử lý môi trường để có không gian sống sạch
cho người dân?
Trong một đánh giá phẩm chất
nước Hồ Tây ngay từ năm 2007 của ba tác giả Phạm Thị Thu Nga, Alexandra
Pulkownik và Rodney T.Buckney, báo cáo cho thấy 24 mẫu trầm tích cũng như các
sinh vật thu được từ Hồ Tây cho thấy bị nhiễm kim loại
nặng.
Cụ thể hơn, lượng đồng, chì và kẽm trong ốc, tôm và
tất cả các loại cá vượt quá chỉ số an toàn cho phép của Tiêu chuẩn Thực phẩm
Úc-NewZealand đối với người tiêu thụ.
Đánh giá dựa trên các mẫu này cũng cho thấy có đe dọa
sức khỏe nghiêm trọng tới những ai tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm từ Hồ Tây.
Trong phỏng vấn với BBC Tiếng Việt hôm 06/10, Tiến sĩ
Bùi Quang Tề, chuyên viên về bệnh thủy
sản, nguyên trưởng phòng sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản I nhận định:
"Đây là một
bài học sau Formosa, trước là thủ tướng, giờ là chủ tịch thành phố phải rút ra
bài học, một bài học đắt giá cho Việt Nam. Formosa nước biển còn làm như thế được
thì hồ Tây đâu là gì. Trong khi đó đây là một trong những hồ làm lá phổi xanh của
Hà Nội.”
Bàn tròn
thứ Năm của BBC Tiếng Việt thảo luận về những vấn đề trên với
các chuyên gia và nhà hoạt động môi trường Việt Nam.
Xem thảo luận trực tuyến về quản lý môi trường đô
thị và sự ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân lúc 19h30, giờ Việt Nam hôm
06/10 tại: http://bit.ly/2e4Jm1y
Nhận định về việc xử lý ô nhiễm ở Hồ
Tây, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh GreenID tại Hà Nội, nói với VOA:
“Đã
có những quy định là rác thải thì xả như thế nào rồi. Trong trường hợp này tôi
nghĩ rằng sẽ phải kiểm tra lại tất cả các nguồn xả thải. Và khi đã làm rõ ra
rồi, sẽ xem xét trong các nguồn xả thải đấy, đâu là nguồn chính gây ra hiện
tượng này. Các nhà hàng họ xả ra đấy là việc không thể chấp nhận được. Còn các
hộ dân sinh mà nói rằng cái đấy không ảnh hưởng gì lớn, nhưng mà tôi nghĩ rằng
tất cả các nguồn xả thải mà không đảm bảo về môi trường thì đều có tác động.”
Lo ngại ô nhiễm không khí Hà Nội
Image
copyright AFP Image caption
Hà Nội bị cảnh báo về ô nhiễm không khí
Thông tin không khí tại thành phố Hà Nội
rơi vào mức "rất không tốt cho sức khỏe" khiến nhiều người lo ngại.
Trạm quan trắc chất lượng không khí được Đại sứ Quán
Hoa Kỳ đặt tại số 7, Láng Hạ, Quận Ba Bình.
Thông tin cập nhật về tình trạng không khí được nhiều
người quan tâm và theo dõi theo từng thời điểm trong ngày.
Image caption Chỉ
số đo được lúc 9 giờ sáng 5/10
Khoảng hơn 9 giờ
đến 10 giờ sáng 5/10, tình trạng không khí được cập nhật "rất không tốt cho sức khỏe". Trong biểu
đồ của trạm quan trắc, từ chiều 4/10 đến sáng 5/10, không khí luôn ở tình trạng
"không tốt cho sức khỏe".
Nhiều tờ báo tại
Việt Nam chạy tít "Cơ quan môi trường
Mỹ sáng nay ghi nhận Hà Nội có nơi chỉ số ô nhiễm cao thứ nhì thế giới",
"Hôm nay Hà Nội ô nhiễm không khí thứ 2 thế giới"
Ông Hoàng Trung Hải, bí thư thành ủy Hà Nội, cho biết khí thải gây ô nhiễm
từ động cơ ô tô, xe máy chiếm tới "70% lượng bụi" ở thành phố, còn sự
phát thải từ công nghiệp, xây dựng chiếm 30% ô nhiễm không khí.
Ông nêu ra định hướng giải quyết là trong thời gian tới thành phố cần phải
“đầu tư cơ sở hạ tầng để tiến tới hạn chế phương tiện cá nhân”.
Hồi cuối tháng 6, một hội nghị khác của đảng bộ Hà Nội đã bàn về định hướng
đến 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy cá nhân trong nội đô. Theo thống kê đến tháng
9 năm nay, Hà Nội có hơn 5 triệu xe máy và hơn 500.000 ôtô các loại.
Image
copyright AIRNOW Image caption Bảng xếp hạng vào thời điểm buổi sáng khi chỉ
số ô nhiễm lên cao
Chỉ số ô nhiễm
này đi kèm với bảng xếp hạng vào buổi sáng, thành phố Hà Nội vượt lên đứng đầu
trong danh sách các thành phố ô nhiễm vào lúc đó.
"Thế là sánh vai với các cường quốc 5 châu được
rồi đấy, nhớ năm lớp 12 mình có viết văn về HN ô nhiễm, lúc đấy chỉ đứng thứ 5
thế giới. Giờ thì đứng nhất luôn rồi. Tiến bộ quá!" người dùng
Facebook tên Nguyễn Đạt bình luận.
Người dùng với
tên Đào Trọng Khôi bình luận: "Chưa
biết mức độ chính xác của các số đô và thông tin. Mình chỉ thấy đúng sáng nay mờ
mờ một lớp bụi đặc biệt ở Nguyễn Chí Thanh. Hy vọng Hà Nội mau cấm xe, mau làm
tốt tàu điện và xe bus. Trong lúc ấy mọi người đeo khẩu trang than hoạt tính hẳn
hoi khi ra đường nhé!"
Ảnh tư liệu - Xe cộ lưu thông
trong giờ cao điểm trên đường La Thành, Hà Nội, ngày 21 tháng 5, 2012.
Vào tháng
6/2016, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói "đặt hàng chuyên gia Đức giới thiệu những thiết bị quan trắc môi trường
hiện đại nhất, thế hệ mới nhất thế giới để xây dựng các trạm quan trắc cố định
và tự động trên địa bàn thành phố" trong một hội thảo về môi trường,
báo Giao Thông đưa tin.
Hội thảo này cũng cho biết "bụi
chiếm lượng lớn trong số chất ô nhiễm ở Hà Nội" và "chỉ tiêu Benzen có xu hướng tăng dần qua các năm do
việc gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng), đặc biệt do sự gia tăng phương
tiện giao thông", cũng như "tình
trạng ô nhiễm nước mặt tại các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét, các bãi chôn lấp
rác thải rắn sắp bị lấp đầy".
Tin
BBC, VOA