„…theo chủ trương của nhà cầm quyền trung ương CSVN, cho giai đoạn
này và đến hết năm 2020, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn chỉ được phép giữ lại 18% tổng số thu ngân sách, trong khi
giai đoạn trước đó (2011-2015) được giữ lại 23% để chi dụng.“
Sài Gòn, ‘con bò sữa’ nuôi chế độ, bị vắt mạnh tay hơn
Sài
Gòn luôn được cho là đầu tàu kinh tế cho cả nước Việt Nam. (Hình: Getty Images)
Giới lãnh đạo chóp bu của thành phố Sài Gòn kêu rên
rằng ngân sách của thành phố này đã bị cắt không những quá đáng mà lại “đột ngột”
nên “trở tay không kịp.”
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch “hội đồng nhân
dân” thành phố Sài Gòn được tờ Tuổi Trẻ hôm 23 tháng 10 thuật lời kêu ca về
ngân sách của thành phố này bị trung ương siết cổ. Theo bà này nhà cầm quyền địa
phương không biết phải phân bổ ngân sách 2017 như thế nào vì “thành phố đã cắt giảm chi tiêu rất nhiều,
không còn chỗ để cắt giảm nữa.”
Thành phố Sài Gòn với dân số đông nhất trong số các
thành phố lớn cả nước, nhiều khu kỹ nghệ và chế xuất, được coi như đầu tàu sản
xuất kinh tế của cả nước. Trong khi rất nhiều tỉnh thu ngân sách không đủ chi
nên nhà cầm quyền trung ương đã phải bơm thêm tiền để nuôi thì thành phố Sài
Gòn là một con bò sữa bơm tiền nuôi chế độ.
Tuy nhiên, theo chủ trương
của nhà cầm quyền trung ương CSVN, cho giai đoạn này và đến hết năm 2020, nhà cầm
quyền thành phố Sài Gòn chỉ được phép giữ lại 18% tổng số thu ngân sách, trong
khi giai đoạn trước đó (2011-2015) được giữ lại 23% để chi dụng.
Vì bị siết quá đáng, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm kêu rằng
thành phố “bị dồn mức quá khó” trong
lúc “hạ tầng của thành phố hiện đang quá
bức bối, với nguồn vốn yêu cầu phải đầu tư trên 500 ngàn tỉ đồng.”
Biểu
đồ tỉ lệ ngân sách của Sài Gòn bị liên tục cắt giảm trong khi thành phố Hà Nội
lại được tăng lên mãi. (Hình FB Vũ Thành Tự Anh)
Bà Tâm kêu là “nếu
ngân sách giảm thì chỉ còn cắt giảm việc chi đầu tư phát triển, đầu tư vô hạ tầng,
mà điều này để lại hệ lụy rất lớn, tác động nhiều chiều của xã hội.”
Thành phố “không
thể nào mà chịu nổi. Giảm một cách đột ngột như vậy nền kinh tế trở tay không kịp,”
bà Tâm được tờ Tuổi Trẻ dẫn lời.
Không những vậy, bà Tâm còn dẫn nghị quyết của Bộ
Chính Trị CSVN trong đó có nêu “từ năm
2015 sẽ tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Sài Gòn. Nghị quyết này ra đời khi
thành phố đang được giữ lại 23% thu ngân sách. Do đó, theo bà Tâm việc giảm tiếp
5% số ngân sách được giữ lại là điều chưa phù hợp với tinh thần của nghị quyết.”
Nhận xét về lời kêu ca của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm,
Tiến Sĩ Vũ Thành Tự Anh, chuyên gia kinh tế đang giảng dạy trong chương trình
Fulbright tại Sài Gòn cũng tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhà cầm quyền trung ương Hà Nội
lại siết Sài Gòn như thế.
The ông Vũ
Thành Tự Anh, đó là “một quyết định sai lầm làm suy giảm tăng trưởng không chỉ của
Sài Gòn mà còn của cả nước” bởi vì thành phố này là “đầu tàu kinh tế
cả nước.” Thay vì giúp nó kéo cả đoàn tàu thì lại bị “thắt lưng buộc bụng.”
“Một chính phủ
với sứ mệnh kiến tạo phát triển sẽ không thể để những điều này xảy ra với đô thị
lớn nhất và đầu tầu kinh tế của mình.” Ông Vũ Thành Tự Anh viết trên trang
Facebook cá nhân.
Ngày 13 tháng 2, 2016 tờ Tuổi Trẻ đưa tin, “Nhằm tạo điều kiện cho thành phố Sài Gòn
phát triển, Bộ Tài Chính vừa công bố dự thảo nghị định quy định một số cơ chế,
chính sách tài chính” đối với thành phố này. Theo đó “tới đây Sài Gòn sẽ được
bổ sung một số cơ chế tài chính nhằm có thêm nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng,
phát triển thành phố.” Không những vậy, nếu tăng thu cho ngân sách nhà nước thì
“sẽ được thưởng” bằng các giữ lại thêm một số nữa thay vì trả hết về cho trung
ương.
Theo đồ biểu ngân sách hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội
do ông Vũ Thành Tự Anh dẫn chứng, trong khi thành phố
bò sữa nuôi chế độ là Sài Gòn càng ngày càng bị vắt bạo tay hơn thì thành phố
Hà Nội lại được ưu ái giữ lại một tỉ lệ thu ngân sách cho địa phương đến 42% suốt
giai đoạn từ 2011 đến 2020.
(TN)
Người Việt