24.02.2017

Dân tộc Việt dân tộc Hoa - Trần Kim Điệp

Dân tộc Việt dân tộc Hoa

Trần Kim Điệp

Học giả xã hội nổi tiếng Mark Weber xác quyết rằng: người Trung Hoa là dân tộc không thành thật nhất thế giới.

Người Tàu bản chất khoác lác, khoe khoang, ngạo mạn… Chính trị gia Lương Khải Siêu nhận định: dân tộc tính Trung Hoa là vũ đoán, giả dối và hèn hạ.

Triết gia Hồ Thích của "Phong trào Văn hoá mới" thì cho rằng: người Trung Hoa không biết xấu hổ.

Học giả Đài Loan Hạng Thoại trong cuốn sách «Nghiên cứu tính dân tộc của Trung Hoa» đã nhận định: người Trung Hoa rất ngạo mạn, khinh rẻ người ngoại quốc.

Văn Hào Lỗ Tấn và nhà truyền giáo Mỹ A.H Smith cùng quan điểm là: người Trung Hoa tự cao, tự đại và khinh thường người nước ngoài.

.................... .

Người Tàu cho rằng Vua của họ là con Trời (Thiên Tử ) và nước của họ là trung tâm tinh hoa của thế giới Trung hoa hay Trung Hoa (thật ra tên này chỉ được đặt ra trong cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 dùng tuyên truyền chống nhà Mãn Thanh). Còn các nước khác Bắc Địch – Nam Man – Đông Di – Tây Nhung đều là Man - Di – Mọi - Rợ.

Họ cũng luôn rêu rao, với sự phụ hoạ của một số nhà khoa bảng VN mất gốc hoặc nhiễm nặng tư tưởng hủ nho, rằng "người Việt có nguồn gốc từ Tàu".

Ngày nay khoa học, kỹ thuật tiến bộ, những ngành khảo cổ, dân tộc học, nhân chủng học, ngôn ngữ học, di truyền học, hải dương học... đã chứng minh về những khoác lác của Tàu là vô căn cứ.

Theo sử gia, học giả lừng danh người Anh Arnold J. Toynbee trong bộ A Study of History thì "tự cổ chí kim thế giới có 32 nền văn minh, trong đó văn minh VN sánh ngang với các nền văn minh khác như Trung Hoa, Ấn Độ, La Mã, Hy Lạp...".

Theo ngành nhân chủng học thì nhân loại bắt nguồn từ Châu Phi. Khoảng 100.000 năm trước thì một số người Phi Châu tiến về Trung Đông và một nhánh đến Ấn Độ, Pakistan, trụ ở đây khoảng 10.000 năm. Sau đó đến sinh sống ở vùng Đông Nam Á và Nam Á.
(Người châu Phi gốc da đen, tóc xoăn, nhưng đến Á châu thì sắc da trở nên vàng, tóc thẳng, đến châu Âu thì da trở nên trắng).

Người Việt nguyên thuỷ lập nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Mã, chủ yếu sống bằng nông nghiệp cách nay khoảng 25.000 năm.

Từ 6.000 – 7.000 năm về trước, Tổ Tiên của người Việt đã thuần hoá được cây lúa hoang thành cây lúa nước
(Oriza Sativa), mà theo các nhà nghiên cứu thế giới: "nông nghiệp trồng lúa nước là khởi đầu của văn minh nhân loại".

Với thiên nhiên phong phú, khí hậu thuận lợi... người Việt xưa đã biết trồng trọt rau, củ, quả, thuần hoá một số gia súc... tổ chức thành làng mạc, sống hợp quần theo nhân bản tạo thành nền văn hoá đặc thù của người Việt tiếp nối qua 4 nền văn hoá thật rõ nét:

- Văn hóa Hòa Bình:
Sau nền văn hoá khởi thuỷ Sơn Vi (huyện Phong Châu – Tỉnh Vĩnh Phú) thuộc hậu thời kỳ đồ đá (25.000 – 15000 năm trước) là nền văn hóa Hoà Bình - được quốc tế công nhận ngày 30.01.1932 tại đại hội các nhà sử học Viễn Đông họp tại Hà Nội. Văn Hoá Hoà Bình (15.000 – 10.000 năm trước) là văn hoá nông nghiệp, xóm làng sống hài hoà.

- Văn hoá Bắc Sơn: (10.000 – 6.000 năm trước)
Với những chiếc rìu mài lưỡi nổi tiếng ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn mà cả thế giới đều biết. (xem Plus d'images pour ảnh chiếc rìu mài Bắc Sơn)

- Văn hoá Phùng Nguyên:
Văn hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ) cách nay khoảng 4.500 năm,là thời đại Vua Hùng dựng nước với nhiều di tích được tìm thấy ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng... Trong một mảnh sành khảo cổ người ta thấy có vỏ hạt thóc Oriza Sativa, dùng carbon 14 phân tích thì hạt lúa này có ít nhất 3.500 năm trước tây lịch. Theo Đại Học Otago - Tân Tây Lan và Hawai – Mỹ thì nó có trước hơn hạt lúa khai quật được ở Ấn Độ khoảng 1.000 năm.

- Văn hoá Đông Sơn: Có niên đại cách nay khoảng 2.820 năm, nổi tiếng về đồ đồng với trống đồng Ngọc Lũ mà thế giới biết tiếng.
(xem Plus d'images pour hình ảnh trống đồng ngọc lũ)

Ảnh bản đồ vùng văn hoá Hoàng Hà (đỏ) và Văn hoá Hoà Bình (xanh)

Trong lúc người Việt cổ xây dựng nền văn hoá Phùng Nguyên và Đông Sơn thì người Tàu thời đó sống vùng trung lưu sông Hoàng Hà, ngày nay thuộc 3 tỉnh Sơn Tây (quê hương của vua Nghiêu), Hà Nam (quê Hạ Vũ, kinh đô của nhà Ân ), Thiểm Tây (núi Kỳ, sông Vị – quê hương của nhà Chu từ 1.122 – 225 trước tây lịch) tạo nên nền văn hoá Hoàng Hà.
*(Văn hoá hiểu gọn là tất cả hình thái sinh hoạt về vật chất và tinh thần của con người trong cách ứng xử với thiên nhiên, xã hội, lịch sử...).

Từ nền văn hoá Hoà Bình, cùng với nhiều dân tộc khác ở Vùng Đông Nam Á, người Việt toả lên phương Bắc vượt sông Dương Tử đến tận Nam sông Hoàng Hà để sinh sống chủ yếu về nông nghiệp trồng lúa nước, lập nên các nước Bách Việt (U Việt – Chiết Giang, Mân Việt- Phúc Kiến, Đông Việt – Giang Tây, Nam Việt – Quảng Đông, Âu Việt – Lạc Việt - miền Bắc VN ngày nay... ).

Cho đến 300 năm trước công nguyên, do khác biệt về văn hoá (Tàu văn hoá du mục – Việt văn hoá nông ngiệp định cư) người Tàu vẫn chưa giao tiếp với giống dân Bách Việt.


Cuối thế kỷ thứ 3 trước tây lịch (ttl), nước Tần - 1 trong 17 nước nhỏ thời nhà Chu , là giống dân bán khai, đa số thuộc Khuyển – Nhung, nhưng chiến đấu giỏi trở thành một trong thất hùng (Tần, Hàn, Triệu, Nguỵ, Yên, Sở, Tề).

Trong 9 năm (từ 230 ttl đến 221 ttl) Tướng Mông Điềm của Tần lần lượt chiến thắng Hàn, Triệu, Nguỵ, Sở, Yên, Tề gồm thâu nước Tàu về một mối.

Triệu Chính (hay Doanh Chính con của Lã Bất Vi) lên ngôi xưng là Tần Thuỷ Hoàng (Thuỷ nghĩa là đầu tiên. Người Tàu qua những chuyện Kinh Kha, Cao Tiệm Ly, Lạng Tương Như... đều khinh ghét T.T.H và gọi y là BẠO CHÚA, nhưng sử gia Tư Mả Thiên do ngưỡng phục những thành tích của T.T.H, vì thời Tần nước Tàu là đế quốc lớn nhất thế giới, nên đã tôn xưng T.T.H là vị Hoàng Đế đầu tiên của nước Tàu).

Việc đánh giá về công – tội của T.T.H thì vô số sách vở của người Tàu đã đề cập. Dù khen hay chê, dưới thời T.T.H có những điều mà không ai có thể phủ nhận được là việc «đốt sách chôn học trò» (chôn 460 người. Thời Mao Trạch Đông chôn và xử tử hơn 4 vạn 6 nghìn cổ Nho, trí thức trong đợt cách mạng văn hoá vì Mao cho rằng Khổng – Nho là nguồn cội của mọi xấu xa trong chế độ phong kiến). Xây "vạn lý trường thành" để ngăn sự xâm lăng của Hung Nô - dù vậy vẫn không cản được các bộ tộc du mục phương Bắc thỉnh thoảng tràn sang cướp phá, bắt Tàu phải triều cống như nhà Tống (120 triệu dân) triều cống cho Bộ Tộc Liêu (chỉ 5 triệu rưởi dân), thậm chí phải gả công chúa Tàu để cầu hoà (Năm 33 ttl cống Chiêu Quân - Vương Tường cho Hồ Hàn Tà -chúa Hung Nô. Năm 609, Tuỳ Dạng Đế gả công chúa Nghĩa Thành cho Khả Hãn Thuỷ Tất...).

Nhưng do không biết xấu hổ nên người Tàu luôn hãnh diện Vạn Lý Trường Thành là kỳ quan để che đậy ô nhục về sự yếu kém trước các nước địch bé nhỏ ở phương Bắc.

Thực ra những kẻ đề cao T.T.H thường chỉ vì bản chất khoác lác cố hữu của người Tàu, chứ công thống nhất nước Tàu không phải do T.T.H. Rồi khi lên ngôi năm 13 tuổi, sau lưng y vẫn do Lã Bất Vi nhiếp chính, Lý Tư là Thừa Tướng, Mông Điềm là Nguyên Soái, đến 22 tuổi T.T.H mới chính thức là vua điều hành việc nước.

Bản chất thật của T.T.H nổi bật ở 2 lãnh vực «thích thống trị» (bành trướng lãnh thổ bằng bạo lực) và "ham hưởng thụ" (xây cung Hàm Dương, Cung A Phòng... gom tất cả mỹ nữ trong nước về để hưởng lạc). Ngoài ra vì muốn được hưởng thụ lâu dài T.T.H còn ra lệnh cho các đạo sĩ đi khắp nơi tìm dược thảo quý về luyện thuốc trường sinh, nhưng dù dùng thuốc trường sinh ông ta chỉ sống đến 49 tuổi. Truyền thuyết về sự ra đời của nước Nhật Bản là do T.T.H sai Từ Phúc ra quần đảo này để tìm thuốc quý. (xem -Sự huyền bí của việc Từ Phúc đi Nhật - CRI)

   Tranh hoạ Từ Phúc đi Nhật

Thời nhà Tần, nước Tàu có khoảng 20 triệu dân, T.T.H đã sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục các nước thuộc Bách Việt. Lần lượt họ chiếm được Chiết Giang, Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây), Tượng Quận (một phần của Bắc Việt - Âu lạc của An Dương Vương).

Riêng ở Lạc Việt, phải đánh nhau ròng rã trong 10 năm ,cuối cùng Đồ Thư bị phục kích giết chết. Triệu Đà 1 tướng khác của nhà Tần gốc người Nam Định phải dùng mưu nội gián mới hạ được thành Cổ Loa diệt được Thục Phán (xem Truyện truyền thuyết Mỵ Châu Trọng Thủy).

   Ảnh bản đồ nước Văn Lang

Sau đó, Triệu Đà sáp nhập xứ Văn Lang (Âu – Lạc Việt), Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam (Châu Nhai)... lập thành Đế quốc Nam Việt.

Khi vua Gia Long Nguyễn Ánh thần phục nhà Thanh, năm 1802 cử Trịnh Hoài Đức đi sứ đem trả lại sắc ấn của Thanh triều phong cho vua Quang Trung Nguyễn Huệ và xin đặt quốc hiệu là Nam Việt, nhưng vua Thanh vì vẫn còn khiếp sợ bài học do Nguyễn Huệ dạy cho năm Kỷ Dậu 1789 - 29 vạn quân Thanh bị đánh tan tành, sợ quốc hiệu Nam Việt sẽ tái lập quốc hiệu thời Triệu Đà (năm 179 ttl) và nếu nước Việt mạnh lên sẽ đòi lại những đất đai cũ của nước Nam Việt nghĩa là phía Đông đến Phúc Kiến và phía Bắc đến Hà Nam, nếu kể cả Chiêm Thành (Lâm Ấp) và Chân Lạp thì nước Việt sẽ trở thành một đại cường quốc nằm sát nước Tàu về phía Nam. Do đó, vua Thanh chỉ thuận cho quốc hiệu nước ta là Việt Nam.

Đến đời nhà Hán, năm 135 ttl Tàu chiếm được Mân Việt, năm 111 chiếm Nam Việt, ít năm sau chiếm luôn Đông Việt. Như vậy, cho đến thế kỷ thứ nhất, các nước thuộc Bách Việt đều đã bị Tàu sáp nhập và đồng hoá, trừ Âu- Lạc Việt tuy cũng bị chiếm đóng nhưng luôn kiên cường đấu tranh chống sự đồng hoá của Tàu.


Trong hơn 10 thế kỷ (111 năm ttl + 938 năm) đô hộ nước ta, người Tàu thâm độc luôn tìm mọi cách để đồng hoá dòng giống Âu – Lạc Việt như:

- Sau khi thắng hai Bà TRƯNG, Mã Viện đã đày 300 thủ lĩnh Việt sang Hà Nam (Kim Lăng), thi hành lệnh vua Hán Quang Vũ huỷ văn hoá Việt như đốt sách hoặc tịch thu mang về Tàu, huỷ tất cả trống đồng để đúc thành đồng trụ với lời đe doạ "đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt", áp đặt luật cai trị khắt khe của nhà Hán.

- Những Thái thú Tàu như Nhâm Diên, Tích Quang, Sỹ Nhiếp ra sức cưỡng ép người Việt phải theo Hán học và nếp sống của người Hán.(Riêng Nhâm Diên là Thái thú Cửu Chân thời Hán Quang Vũ, mà người Tàu khoác lác là đã dạy cho người Việt lễ nghĩa thì tôn thờ một vị Thầy gốc Bách Việt là Đổng Trọng Nghi như Thánh sống???.

Còn Sỹ Nhiếp sinh quán Quảng Tây, là người giả nhân, giả nghĩa để lấy lòng dân bị trị địa phương nhằm vơ vét của cải quý triều cống cho cả Hán và Ngô theo sách lược đu dây để gia tộc y được vinh thân. Vua Tự Đức nhận xét: Sỹ Nhiếp chẳng qua là Thái thú nhà Hán, tuỳ thời nịnh hót, cầu sao cho mình được an toàn, chứ không có mưu lược, tài giỏi chi cả....

- Minh Thành Tổ, ngày 21.08.1408 ban sắc chỉ cho Chu Năng, Hoàng Phúc,Trương Phụ, Mộc Thạnh đốt sạch sách vở, văn tự của người Việt trừ 95 bộ sách và tài liệu quý mang về Tàu (trong đó có tài liệu chế thuốc súng và súng thần công của Hồ Nguyên Trừng – con Hồ Quý Ly…).
- ...............
Hơn 10 thế kỷ đô hộ hà khắc và vô cùng thâm hiểm nhằm đồng hoá người Việt, Tàu vẫn hoàn toàn thất bại trước sức đề kháng kiêu hùng của dòng giống Lạc Việt, nhưng Tôn Dật Tiên (tức Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn sinh năm 1866 ở Quảng Đông) cha đẻ của thuyết Tam Dân (Dân tộc, Dân sinh, Dân quyền) là người gốc Bách Việt bị Tàu đồng hoá lại dám miệt thị dân tộc Việt. (Trong lần T.D.T thăm viếng quốc Dân Đảng Nhật Bản. Lãnh tụ QDĐ Nhật là Khuyển Dưỡng Nghị hỏi T.D.T: "Tiên sinh từng viếng Hà Nội, xin cho nhận định về dân tộc VN. T.D.T đáp: "VN từng bị chúng tôi (Tàu) đô hộ hơn 1.000 năm, Pháp đô hộ gần 100 năm, dân tộc ấy chỉ có TƯ TƯỞNG NÔ LỆ". K.D.N không đồng ý: "Thưa tiên sinh, trước sự bành trướng của TQ tất cả các nước khác thuộc Bách Việt đều bị đồng hoá trừ Âu –Lạc Việt. Một dân tộc như thế không thế nào có tư tưởng nô lệ...“. T.D.T xấu hổ vì biết K.D.N khinh sự mất gốc của y).

Người Tàu đông dân, bản chất cực kỳ tham lam, hiếu chiến, qua các đời Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều chủ trương "cùng binh độc vũ» tức dùng quân đội để đàn áp, nên việc họ xâm lăng tất cả các nước láng giềng: Triều Tiên (Cao Lâu Ly), Nga La Tư, Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng, Miến Điện, Việt Nam... là điều không khó để giải thích và việc họ chiếm đóng, đô hộ VN hơn nghìn năm là có thật, nhưng vì đó mà cho rằng "nguồn gốc của người Việt từ Tàu là KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT".

Vì hồi thế kỷ thứ 13, Mông Cổ (chỉ 2 triệu rưởi dân) từng đô hộ nước Tàu (80 triệu dân) 97 năm và từ thế kỷ thứ 17 Mãn Châu (1 triệu dân) từng đô hộ nước Tàu (150 triệu dân) 267 năm. Chẳng lẻ nguồn gốc người Tàu là từ Mông Cổ hoặc Mãn Châu???.

Nhà văn Lỗ TấnVương Sóc (người nổi tiếng chỉ sau Kim Dung và Lỗ Tấn) đã nhận định thật hóm hỉnh về bản chất không biết xấu hổ của người Tàu: «Tất cả dân tộc Hán hiện nay đều coi những kẻ xâm lược ngoại tộc như Thành Cát Tư Hãn, Càn Long... là anh hùng của dân tộc mình».
***
Vì sự khác biệt giữa nền văn hoá du mục của Tàuvăn hoá nông nghiệp định cư của người Việt, nên giữa người Tàu và người Việt có vô số điều khác nhau:

- Người Tàu chuộng sức mạnh, hiếu chiến, thích đánh nhau, coi rẻ mạng người. Thời nhà Chu, trong 242 năm đã có 483 trận đánh nhau, 36 vụ giết vua. Riêng trong trận Trường Bình năm 260 ttl giữa Tần và Triệu, quân Triệu bị chết 5 vạn và 40 vạn hàng binh bị Tướng Bạch Khởi của Tần giết sạch trong một đêm (tổng cộng 450.000 người chết).

Cùng thời và trước đó (thời mà Phật, Chúa chưa ra đời) người Việt do bản chất hiếu hoà, chuộng nhân nghĩa đã biết sống hài hoà trong các làng mạc... Trong suốt 18 đời Hùng Vương không hề có chiến tranh.

- Người Tàu trọng nam, khinh nữ. "Nhất Nam viết hữu, thập nữ viết vô"
Trong thời nhà Chu phụ nữ bị chà đạp phẩm giá, bị mua bán như súc vật: cha bán con gái, chồng bán vợ... Giới quan lại hoặc người giàu thường mua nhiều phụ nữ để làm hầu thiếp, nô lệ tình dục hoặc tôi đòi nên có câu ngạn ngữ "mua phụ nữ như mua ngựa, thích thì cởi, không thích thì bán".

Ngay như thi hào Bạch Cư Dị với 4.000 bài thơ - nổi tiếng nhất bài «Tỳ bà hành»(xem Bài thơ: Tỳ bà hành - 琵琶行 (Bạch Cư Dị ), giả nhân giả nghĩa cảm thông với giai cấp nghèo khó thấp hèn, nhưng cũng đã mua nhiều thiếu nữ tuổi 14–15 còn trinh tiết để hưởng lạc theo quan niệm "ích thọ" , khi những thiếu nữ này 19–20 thì đem ra chợ bán chung với các loại gia súc khác.

Riêng thời Hán Vũ Đế, năm 101 ttl trong cung Minh Quang có hơn 2.000 cung nữ tuổi từ 15 đến 20 còn trinh tiết (kiểm tra bằng thủ cung sa). Vì số cung nữ quá nhiều, không có cách chọn nên vua đã để dê tự ý kéo xe vào phòng cung nữ nào thì hành lạc với cung nữ đó (vua HVĐ dùng xe do dê kéo). Nhiều cung nữ khôn lanh đã rắc lá dâu trước phòng để dụ dê vào, nên có câu "xe dê nọ rắc lá dâu mới vào".

Quản Trọng (725 -645 ttl) người đã giúp Tề Hoàn Công đứng đầu ngũ Bá, nhưng cũng là người đẻ ra Kỷ viện quốc doanh để lấy thuế cho ngân sách nước Tề bằng thân xác của người phụ nữ.

Ngay cả Khổng Tử (Vạn thế sư biểu) trong Kinh Xuân Thu cũng đề ra thuyết tam tòng để trói buộc phụ nữ luôn nô lệ cho đàn ông «tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử».

Ngoài ra từ thời nhà Tống đã đẻ ra tục lệ man rợ bó chân tồn tại đến thế kỷ 20 đã khiến vô số phụ nữ bị tàn tật và lệ thuộc vào người khác.
(xem Sự thật khủng khiếp sau tục bó chân ở Trung Hoa)

Người Việt thì từ xa xưa đã xem trọng phụ nữ, trong gia đình để chỉ người Vợ thì gọi là Nội Tướng (ngay không là người, giống cái cũng được xem trọng như chữ cái, sông cái, ngón cái...). Trong kho tàng văn chương VN, phụ nữ, nhất là vai trò của người MẸ luôn được đề cập nhiều nhất, quý trọng nhất.

Trong lịch sử thì không ít bậc anh thư đã làm rạng danh dân tộc Việt như hai Bà TRƯNG , Bà TRIỆU, Bà BÙI THỊ XUÂN (nữ Đô đốc tài giỏi thời Tây Sơn)...

Riêng về Bà TRIỆU (225 – 248) tên thật là Triệu Thị Trinh, sinh quán tỉnh Thanh Hoá, đẹp, giỏi võ nghệ có chí lớn đấu tranh chống lại sự đô hộ tàn ác của giặc Đông Ngô nên đã cùng Anh là Triệu quốc Đạt chiêu mộ binh mã đánh chiếm quận lỵ Tư Phổ (cạnh sông Mã) của tướng Ngô - Tiết Kính Hàn. Vua Ngô phải cử Lục Dận (cháu của Lục Tổn) đem binh hùng tướng mạnh đánh nhau với Bà TRIỆU (T.Q.Đ đã chết) ròng rã 6 tháng. Thế cùng lực tận nghĩa quân bị tan rả ở căn cứ Bồ Điền, Bà TRIỆU tự tử chết ở tuổi 23.

Tuy không thành công đuổi giặc Tàu, nhưng Bà TRIỆU đã lưu danh thơm muôn thủa trong sử sách VN cũng như đã để lại câu danh ngôn mà cả thế giới chưa có nữ lưu nào sánh nổi: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người".

Bà TRIỆU, người đã khiến giặc Ngô phải vô cùng sợ hãi gọi Bà là Lệ Hải Bà Vương (thấy vương bà sợ phải khóc) và truyền tụng với nhau:

Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.

Dịch:
Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.

Trong cổ sử thì ghi bà TRIỆU là TRIỆU Nữ (thiếu nữ họ TRIỆU), nhưng do bản chất xấu của người Tàu trong Giao Chỉ ký và Nam Việt chí (thế kỷ thứ 4 – 5) họ đã khinh bạc Bà là TRIỆU ẨU (Ẩu là mụ).

Ngoài ra Bà TRIỆU rất đẹp nên được xưng tụng là Nhuỵ Kiều Tướng Quân (vị Tướng yêu kiều) thì Giao Chỉ ký ghi: "vùng Thanh Hoá có thiếu nữ họ TRIỆU vú dài 3 thước (thước xưa bằng 40 cm nay, tức vú Bà TRIỆU dài 1m20) không lấy chồng, hợp đảng cướp bóc, luôn mặc áo ngắn màu vàng, cưởi voi chiến đấu, sau chết làm thần".

- Về ngôn ngữ thì từ xa xưa người Việt cả nước đã có chung tiếng nói. 
Trong khi người Tàu thì có đến 8 quan thoại đại phương ngôn, mỗi địa phương thường có tiếng nói khác nhau như tiếng Quảng, tiếng Tiều, tiếng Hẹ... nhưng phải đến cuối đời Thanh (do Chu Văn Hùng vận động năm 1906) mới có tiếng Quan thoại phổ thông để thống nhất (thống nhất chữ viết nhưng về tiếng nói vẫn còn nhiều thứ khác nhau, thí dụ tiếng Thượng Hải, Đài Sơn, Khách Gia...

Riêng Đài Loan, ngôn ngữ chính thức tuy cũng dùng tiếng quan thoại phổ thông, nhưng qua nhiều nghiên cứu sâu rộng dựa trên cơ sở khoa học của các học giả ĐL, gần đây người Đài Loan qua tuyên bố của các Cựu Tổng Thống Lý Đăng Huy và Trần Thuỷ Biển xác quyết là «đảo quốc Đài Loan không phải của Tàu». (xem Đài Loan (đảo).

- Về phong tục, tập quán sống thì sự khác biệt giữa người Tàu và người Việt càng rõ nét:

Từ nghìn xưa, do đòi hỏi của nền nông nghiệp lúa nước nên người Việt cổ đã sống định cư thành làng mạc, ở nhà sàn (để tránh thú dữ và lũ lụt); thức ăn di chuyển bằng ghe thuyền;thuc an chủ yếu là cơm, rau, củ, quả, cá, ít thịt, nước chấm chính là nước mắm; cách xưng hô thì thật đa dạng (nội, ngoại, ông, bà, cô, dì, chú, thím...); mặc váy, áo yếm, tứ thân, bà ba, áo dài...

Còn người Tàu cổ theo nếp sống du mục, du canh nên lúc đầu ở trong những lều, bạt, mãi về sau cướp được lãnh thổ của Bách Việt, do đòi hỏi của dân địa phương định canh nên đến thế kỷ thứ 11 mới sống thành làng mạc: thức ăn chính là mì, bánh bao, thịt, mỡ, nước chấm là xì dầu (thủa xa xưa người Tàu ăn bốc, sau dùng đũa như dân Việt); cách xưng hô thì chỉ nị, ngộ như moi, toi, you, me của người Âu; phương tiện di chuyển chính thời du mục là ngựa (nên có câu ngạn ngữ để phân biệt phương tiện di chuyển của người Tàu và Bách Việt là "mã tầm mã, chu tầm chu" - chu là thuyền)…

Cũng vì giỏi cưỡi ngựa, nhưng dở về thuyền bè nên người Tàu trong các trận thuỷ chiến đều thảm bại: trận Xích Bích, 2 lần xâm lăng Nhật Bản thời Nguyên – Mông, 2 lần trên sông Bạch Đằng thời Ngô Quyền và Hưng Đạo Vương T.Q.T…

..................
* Giữa người Tàu và người Việt vì văn hoá khác nhau nên có vô số điều khác biệt, nhưng trong phạm vi hạn hẹp của bài viết không thể kể ra hết.

Người Tàu khởi thuỷ sống ở lưu vực Nam sông Hoàng Hà (với diện tích đất đai của ST, HN, TC tổng cộng là 528.800 km2) với nền văn hoá du mục cổ Tungusic. Sau đó nhờ xâm lăng lân bang, tiếp xúc được với những nền văn hoá khác như VH Turkic (Thổ Nhĩ Kỳ), VH Tibetan (Khương), VH Bách Việt trồng lúa nước họ đã tiếp thu vô số điều hay của những nền văn hoá này. (theo học giả Joseph Neeham tác giả của bộ sách vĩ đại Science and Civilization in China hơn 10.000 trang đã liệt kê 25 truyền thống mang đặc trưng của văn hoá Hoà Bình của người Việt cổ, du nhập vào đại lục Trung Hoa theo vết chân di cư của mình). Nhưng do bản chất cao ngạo, chuộng hư cấu và thích cường điệu nên những gì xấu, Tàu luôn quy chụp cho người khác như:

- Khổng Tử (Vạn thế sư biểu nhờ bộ kinh Xuân Thu ghi lại những gì thấy được do ngao du rồi đem đúc kết, hệ thống hoá chớ không hề sáng tác - ngộ thuật nhi bất trước) khi ca tụng Quản Trọng đã cho rằng: "cho đến nay dân chúng còn được hưởng ân đức (diệt di) của ông ấy. Không có Quản Trọng thì chúng ta (người Tàu) phải gióc tóc và cài áo bên trái trở thành người mọi rợ rồi (người Bách Việt) ". 

K.T đã khéo léo dùng cái ưu điểm của văn hoá Bách việt làm lợi cho nước Tàu, nhưng lại mạ lỵ người Bách Việt là MỌI RỢ.

Trong khi học giả có tư tưởng tiến bộ Lương Khải Siêu (1873 - 1929) thừa nhận rằng: "Trung Hoa có nguồn gốc du mục nhưng nhờ bành trướng về phương Nam, tiếp xúc với nền văn hoá nông nghiệp Bách Việt mà cuộc sống của người dân được khá hơn và nền văn hoá Hoàng Hà cũng phong phú hơn".

- Người Tàu thường cao ngạo cho là thuộc dòng dõi HÁN TỘC, nhưng không hề xác minh được là vì sao.

Nếu xét về nguồn cội thì trước Hán đã có Chu, Tần (Qín = Chín) mà người Âu phát âm là Chine. Nếu xét về thời mà lảnh thổ Tàu xưa được bành trướng rộng nhất thì phải là thời nhà NGUYÊN. Nếu xét về thời đại tồn tại lâu dài thì nhà Chu được 901 năm, nhà Hán chỉ 442 năm. Nếu xét về sự tài giỏi thì Hán Cao Tổ Lưu Bang chỉ là tên vô học nhưng  nhờ những người gốc Bách Việt như Tiêu Hà, Hàn Tín, Phàn Khoái,Bành Việt... giúp mới diệt được Sở Vương Hạng Võ lập nên nhà Hán. 

Nếu xét về mặt đạo đức thì Lã Hậu vợ của Lưu Bang là người đàn bà độc ác nhất trong 9 phụ nữ độc ác nhất của lịch sử Tàu (xem LÃ HẬU man rợ nhất lịch sử Trung Hoa). Ngoài ra Hán Vũ Đế thì hoang dâm (có hơn 2.000 cung nữ...) hung ác, giết người không gớm tay: giết 2 Thừa Tướng, 2 Hoàng Hậu, 1 Thái Tử, 2 Công Chúa, 2 Hoàng Tôn... "kinh đô ngập máu mấy vạn xác người".
................
Có thể (?) nhờ Đổng Trọng Thư (lý thuyết gia của đế quốc Hán – người ngưỡng mộ Khổng Tử) đã "hư cấu hoá" triều đại "Nho học độc tôn" đầu tiên, thành chủng tộc duy nhất mà họ mệnh danh là "Hán tộc", nhưng ngay như Tôn Dật Tiên cũng đã nhận định "Hán tộc là một chủng tộc hư cấu, không đoàn kết - (ví như 1 chậu cát)":

- Người Tàu còn có tánh xấu là những gì hay, tốt của người khác thường nhận vơ là của mình.

Trong "tứ đại phát minh" của Tàu (la bàn, thuốc súng, làm giấy, in) thì:

* Người chế thuốc súng và súng Thần Công đầu tiên là Hồ Nguyên Trừng (con Hồ Quý Ly). Nếu Tàu cho là đã chế được từ đời Tống thì khi Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đánh sang Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu sao quân Tàu không đem súng ra chống trả để khỏi bị thảm bại? và tại sao khi diệt được nhà Hồ thì họ cần gì xử dụng H.N.T như Bộ trưởng Bộ Công binh để chế súng thần công???

* Người phát minh về làm giấy là Thái Luân - người Bách Việt sống thời Đông Hán  ( Xem Thái Luân ).

* Người Tàu khoe rằng vua Thần Nông là người đầu tiên uống trà và tục uống trà của họ đã có từ 5.000 năm trước (xem Thần Nông ).
Thực ra đời Đường, Cao Biền (làm Tiết Độ Sứ cai trị nước ta đã mang trà ngon của người Việt đem về Tàu

Do đó từ đời Đinh LIỄN , danh sách cống phẩm cho Tàu có thêm trà Tước Thiệt. Vả lại,vua Thần Nông sống vùng Hoàng Hà, mùa Đông lạnh -15° đến- 20°C cây trà làm sao sống nổi?.

* Người Tàu cho rằng đạo Phật được truyền từ Tàu sang xứ ta. Thật ra thời Tam quốc, chính vua Ngô Tôn Quyền đã mời thiền sư nổi tiếng Khuông Tăng Hội (người tỉnh Bắc Ninh- Giao Châu) sang giảng kinh, xây chùa. Sau đó từ trung tâm Phật giáo Luy Lâu phát triển đến Bành Thành và Lạc Dương của Tàu (xem Thiền Sư Khương Tăng Hội )
................
Như nhận định của nhiều học giả quốc tế và cả người Tàu cũng thừa nhận là "bản chất của người Tàu: cao ngạo, không đoàn kết và hiếu chiến..." nên nước có chiến tranh triền miên (đi xâm lược, nội loạn, bị đô hộ), đến cuối hậu bán thế kỷ thứ 20, nước Tàu vẫn chưa phát triển, đa số dân ít học, sống về nông nghiệp vất vả, nghèo khó, do đó họ thường phải di cư đến sống ở những xứ khác.

Người Tàu đến VN thường để tránh hoạ binh đao (kể cả Mạc Cửu, Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch...) hoặc vì nghèo khó... chẳng mấy ai tiếp thu được Tứ Thư, Ngũ Kinh, nên nhìn chung trình độ hiểu biết không nhiều, do đó cũng dễ bị phỉnh như:

Thờ Quan Thánh Đế Quân, trong khi Quan Công (Quan Vân Trường) nhân vật thực thời Tam quốc chỉ là viên Tướng hữu dõng vô mưu, cao ngạo, được La Quán Trung ở thế kỷ 14 đánh bóng, thêm thắt tính TRUNG – DŨNG vào bộ Tam quốc chí của Trần Thọ. Nhà Thanh sau đó, huyền thoại hoá QC để phục vụ cho ý đồ "hoá giải phong trào phản Thanh, phục Minh của Thiên Địa hội".

Thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, thời nhà Tống cách nay hơn 900 năm, ở tỉnh Phúc Kiến, cô gái dệt vải tên Lâm Mặc Nương nhờ "thần giao cách cảm hay thiên lý nhãn" thấy được cha và anh đang gặp nạn ngoài biển (ghe chìm vì bị bão) bèn đưa tay cứu vớt được người anh... (xem Thiên Hậu Thánh mẫu). Vua Tống sắc phong cho bà L.M.N là Thần Nữ. Sau này được dân chúng thờ phụng như vị thần phù hộ cho người đi trên sông biển.

Thờ Ông Bổn, tức Bổn quốc Công Trịnh Hoà, ông này gốc người Á Rạp đạo Hồi tên Mã Hoà, Mã Tam Bảo. Năm 1382, Chu Đế vâng lệnh cha là Minh Thái Tổ đi bình định Côn Minh diệt ổ kháng cự Mông Cổ và tàn sát tất cả ai sống sót - trong đó có cha của Mã Hoà. Lúc đó M.H 11 tuổi chỉ bị thiến, bắt làm thái giám, đổi tên là Trịnh Hoà phục vụ cho hoàng tử Chu Đế và rất được tin dùng. Sau khi Minh Thái Tổ chết, Lưu Đế thành công trong việc tranh ngôi với Huệ Đế. H.Đ phải chạy ra biển trốn. Để trừ hậu hoạ, vua Vĩnh Lạc (Chu Đế) phong cho Trịnh Hoà làm Đô Đốc (dù chưa bao giờ đi biển) lập một đoàn thuyền truy nã Huệ Đế, nhưng không tìm được. Từ 1405 Đến 1422, Trịnh Hoà thực hiện 6 chuyến hải trình, lần thứ 4 đến tận Ba Tư, lần 5 và 6 đến tận Somalia và Kenya. Năm 1435, Minh Tuyên Tông qua đời, nước Tàu theo chính sách "bế quan toả cảng" nên đoàn thuyền của T.H hoàn toàn nằm ụ và các tài liệu về các cuộc hải trình bị tiêu huỷ... (xem Trịnh Hòa).

Như vậy, đoàn thuyền của Trịnh Hoà đi lại trên biển TBD và ÂĐD mục đích lúc đầu là để truy nả Huệ Vương, nhân tiện là giao tế và thương mại chớ không hề có ý khám phá và chiếm hữu.

Riêng việc Tưởng Giới Thạch năm 1949 và hiện nay Trung Cộng tuyên bố chủ quyền về đường lưỡi bò trên biển Đông thì theo Toà Án quốc Tế La Haye là hoàn toàn phi pháp.

   Bản đồ đường lưỡi bò

Với phán quyết của toà án La Haye về đường lưỡi bò 9 đoạn khiến cho cả thế giới biết thêm về sự tham lam của người Tàu, nhưng với các nước lân bang của Tàu thì chẳng có gì lạ vì nó là sự tiếp nối của "Hội chứng Đại Hán tộc" tức chủ nghĩa bành trướng có từ Tần Thuỷ Hoàng, Lưu Bang đến Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông hay Tập Cận Bình hiện nay (Tàu có diện tích xưa là 528.800 km2, nay xấp xỉ 9,6 triệu km2).

Từ thập niên 80 của thế kỷ 20, do tính toán sai lầm của Hoa Kỳ, các nước tư bản đổ xô đến vổ béo cho Tàu khiến họ trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới. "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền", nhờ giàu có, chủ nghĩa bành trướng của Tàu ngày nay đang là cái hoạ của thế giới.

Riêng Việt Nam, từ Tần Thuỷ Hoàng đã muốn chiếm VN để tiến sâu xuống phương Nam, nhưng dù trăm phương nghìn kế, hơn 2 thiên niên kỷ qua, Tàu vẫn không nhổ được cái gai VN.

Trước năm 1975, người Việt ở miền Nam với dân tộc tính kiên cường, bất khuất, vừa chiến đấu chống kẻ thù hung hiểm, vừa xây dựng đất nước, ngoài ra còn là tiền đồn của thế giới tự do ngăn sự bành trướng của CS muốn nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á.

Chính Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã thú nhận: "Nếu không có VNCH và máu của người Việt thì các nước ĐNA không có thời giờ để tạo được sự phồn thịnh như hiện nay".

Tiếc thay, vì sự phản bội của đồng minh, đã bán đứng VN cho lũ hậu duệ của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai độc hại đã khiến VN trở nên nghèo nàn, lạc hậu và đang trên đà mất nước.

Kẻ thù truyền kiếp của VN là Tàu. Rút kinh nghiệm mấy nghìn năm thất bại, Tàu cộng hiện nay đang dụng sách lược mới cực kỳ hiểm độc, đồng lúc tấn công VN trên mọi lãnh vực: quân sự (cướp HS, TS, vùng biên giới...), kinh tế, đầu độc dân Việt (về thức ăn, thức uống), khống chế nước thượng nguồn để huỷ diệt nền nông nghiệp VN vùng đồng bằng Cửu Long và sông Hồng... Nhưng hiểm độc nhất là TC dùng văn hoá du mục, nguỵ trang thêm cái mặt nạ Khổng Nho xảo quyệt * (sẽ chứng minh sau) với sự tiếp tay của đảng cướp VC để huỷ diệt dân tộc tính truyền thống của VN, khiến tuổi trẻ VN mất định hướng tương lai, trở nên bạc nhược, không còn ý chí đấu tranh.

Mất đất đai, mất tài nguyên, trở nên nghèo nàn... là QUỐC NẠN tuy cũng nguy hiểm nhưng nếu ta giữ vững tinh thần dân tộc thì vẫn có ngày tạo dựng lại được (gương Do Thái).

Nhưng nếu đánh mất dân tộc tính, để cho văn hoá ngoại lai CS ngự trị thì đó là DÂN TỘC NẠN, chắc chắn nước sẽ mất, dân tộc sẽ bị diệt vong.
Chuyện liên quan giữa nước ta và nước Tàu thì dù viết trăm quyển sách vẫn chưa nói đủ, nhưng vì vận mệnh cực kỳ đen tối của đất nước, tôi viết bài này chỉ với mục đích góp tiếng chuông báo động, thiết tha kêu gọi những ai còn thờ ơ, vô cảm, hãy sớm thức tỉnh để cùng cả dân tộc đoàn kết, khôi phục lại truyền thống kiêu hùng của cha – ông, dẹp tan kẻ nội thù và ngoại xâm để kiến tạo một nước Việt Nam phú cường.

Paris, 16.01.2017
HQ. Trần Kim Điệp