- Hồ sơ và danh sách
thủ phạm đã có sẵn
- Nhu cầu phối hợp
giữa xã hội dân sự ở Việt Nam và quốc tế
- Việc áp dụng luật
Magnitsky toàn cầu
Buổi hội thảo với chủ đề “Phương
thức để tăng nhanh sự phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam” đã diễn
ra ngày 1 tháng 2 vừa qua tại trụ sở của Quốc Hội Hoa Kỳ với thành phần tham dự
đa dạng. Mục đích của buổi hội thảo này, do BPSOS tổ chức với sự hợp tác của Freedom House và National
Endowment for Democracy, là tìm một khung sách lược
chung cho nhiều tổ chức quốc tế và cơ quan Hoa Kỳ để mỗi thành phần, trong lĩnh
vực chuyên biệt của mình, cùng nhau bảo đảm sự tôn trọng nhân quyền và thúc đẩy
tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam.
Mở đầu buổi hội thảo, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng
Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giới thiệu mô hình gồm 4 thành phần mà tổ
chức BPSOS đã áp dụng trong 6 năm qua để yểm trợ cho xã hội dân sự đang hình
thành ở Việt Nam.
Tiếp sau 3 diễn giả người Việt tuần tự chia sẻ kinh
nghiệm ứng dụng mô hình này vào thực tế ở Việt Nam.
Ts. Thắng giới thiệu tham luận đoàn (từ
phải sang trái): Thống Nguyễn, Tuyết Đinh và Michelle Nguyễn (ảnh BPSOS)
“Cuối năm
ngoái, tôi đã áp dụng mô hình mà BPSOS dùng cho Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng năm
2010 để hình thành chiến dịch Cứu Giáo Xứ Đông Yên”, Ông Josh Nguyễn Văn Thống
giải thích. “Giáo Xứ Đông Yên, thuộc Giáo
Phận Vinh, đang đứng trước mối nguy bị xoá sổ vì chính sách cưỡng chế đất của
chính quyền Huyện Kỳ Anh từ năm 2012 và bởi vụ nhiễm độc biển do Nhà Máy Gang
Thép Formosa gây ra mới đây.”
Ông tự giới thiệu mình là một thanh niên Công Giáo
thuộc Giáo Phận Vinh. Năm 2011, khi nhiều bạn thanh niên Công Giáo khác bị bắt
bớ, Ông được BPSOS giúp lánh mình sang Thái Lan bằng con đường du học. Gần đây,
sau khi được chính phủ Hoa Kỳ công nhận quyền tị nạn, Ông chuyển đến định cư tại
Bắc Virginia.
Vị diễn giả kế tiếp, cô Tuyết Đinh đến từ
Louisville, Kentucky, đại diện Hội Phụ Nữ Nhân Quyền để trình bày về những khó
khăn mà tổ chức xã hội dân sự này từng gặp phải và những cố gắng trong hơn một
năm qua để củng cố cơ cấu tổ chức theo mô hình mà Ts. Thắng giới thiệu.
“Cách phát triển
của chúng tôi là phục vụ các cộng đồng bị đàn áp và chào đón thành viên của các
cộng đồng này tham gia Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam”, cô Tuyết giải thích.
“Do vậy mà chúng tôi nay đã mở rộng được tầm hoạt động ra nhiều nơi trên đất nước
Việt Nam.”
Cô Michelle Nguyễn, đến từ Atlanta, Georgia, trình
bày về sự hình thành của Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam cách đây chưa đến nửa
năm:
“Điều lý thú
là tổ chức xã hội dân sự này ra đời qua sự gợi ý của Ts. Scott Flipse tại buổi
tiếp xúc giữa xã hội dân sự Việt Nam và một số thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ trong
Ngày Vận Động Cho Việt Nam năm 2016 do BPSOS tổ chức.”
Cô Michelle đã thu hút sự chú ý của cử toạ khi giới
thiệu trang mạng của Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam với chức năng biểu thị mật
độ vi phạm theo địa dự trên bản đồ.
Tham luận đoàn 2 gồm có (từ phải sang
trái): Ts. Scott
Flipse, Ts. Robert Herman và Lm Thomas Reese (ảnh BPSOS)
Tham luận đoàn kế
tiếp gồm có Linh Mục Thomas Reese, Chủ Tịch Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc
Tế, Dân Biểu Alan Lowenthal (Dân Chủ, California), và Ts. Scott Flipse, viên chức
thuộc uỷ ban hỗn hợp của Quốc Hội và Hành Pháp về Trung Quốc – Ông cũng là nhân
viên lập pháp của Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey).
Dưới sự điều hợp
của Ts. Robert Herman, Phó Chủ Tịch Đặc Trách Các Chương Trình Quốc Tế của tổ
chức Freedom House, tham luận đoàn này xoay quanh việc sử dụng luật pháp hiện
hành của Hoa Kỳ, kể cả 2 đạo luật mới được ban hành cuối năm 2016, để áp lực
chính quyền Việt Nam tuân thủ các cam kết quốc tế về nhân quyền và qua đó mở rộng
không gian an toàn cho xã hội dân sự Việt Nam hoạt động và phát triển.
Lm Reese cho biết
Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm nay sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Ngoại
Giao đưa Việt Nam vào danh sách CPC, tức danh sách các quốc gia phải quan tâm đặc
biệt vì đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng.
“Ngoài ra, Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của
Hoa Kỳ còn có điều khoản cấm nhập cảnh các giới chức can dự đến việc đàn áp tôn
giáo,” Lm Reese giải thích.
Theo luật này,
thân nhân trực hệ của họ cũng bị từ chối visa và nếu đang cư trú ở Hoa Kỳ thì bị
trục xuất.
DB Alan Lowenthal phát biểu (ảnh BPSOS)
“Tôi cam kết sẽ
thúc đẩy Hành Pháp Trump quan tâm về vấn đề đàn áp nhân quyền đang diễn ra ở Việt
Nam,” DB Lowenthal phát biểu. “Tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với DB Christopher Smith
và Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế trong nỗ lực đưa Việt Nam trở lại danh
sách CPC.”
Ts. Scott Flipse, người đã góp phần soạn thảo Luật
Magnitsky Toàn Cầu, nhận định:
“Phong toả tài
sản là một biện pháp tăng cường cho kho khí cụ mà chúng ta có để sử dụng.”
Theo Ông, các tổ chức xã hội dân sử ở Việt Nam có
vai trò quan trọng là cung cấp thông tin chính xác về các vụ đàn áp nghiêm trọng
và danh sách các giới chức trực tiếp tham gia hay liên can đến từng vụ đàn áp.
Sau phần trình bày của mỗi tham luận đoàn là phần
phát biểu của cử toạ, mà phần lớn là đại diện của các cơ quan và tổ chức Hoa Kỳ
đã hợp tác với BPSOS trong nhiều chương trình trước đây.
Đóng lại buổi hội thảo, Ts. Thắng nhận xét rằng đây
là bước khởi đầu cho một chuỗi những buổi hội thảo và những buổi họp song
phương hay đa phương để hình thành một khung sách lược chung đối với Việt Nam.
“Tôi kêu gọi
quý vị hãy cố gắng thêm nữa để tăng sự đối tác trực tiếp với các tổ chức xã hội
dân sự và những cộng đồng tôn giáo và sắc tộc ở Việt Nam”, Ts. Thắng phát
biểu. “Chúng tôi sẵn sàng làm nhịp cầu nối
kết.”
Thứ Tư tuần sau, Freedom House sẽ triệu tập buổi họp
về thủ tục và quy trình lập danh sách các giới chức chính quyền để đề nghị áp dụng
các biện pháp trừng phạt. Đại diện của BPSOS và nhiều tổ chức tham dự buổi hội
thảo vừa qua cũng sẽ có mặt.