Tin Tổng Hợp liên quan đến
Biển Đông và Trung cộng (ngày 05.05.2017)
Gần 600 ngư dân Việt Nam bị Nam
Dương bắt
Ngư dân Việt Nam bị cảnh sát nước ngoài bắt do đánh cá
bất hợp pháp ngày 24/5/2016. AFP
photo
Gần 600 ngư phủ Việt Nam bị bắt giữ vì đánh bắt cá
trái phép trên vùng biển Nam Dương thời gian qua.
Tin từ Tòa Đại sứ Việt Nam ở Jakarta cho biết ngư dân
và tàu thuyền Việt Nam đến vùng biển Nam Dương để đánh bắt cá càng ngày
càng nhiều. Họ đã bị tuần duyên Nam Dương bắt giữa và đưa vào các đảo lân cận
để xử lý. Tòa Đại sứ Việt Nam ở Jakarta đã yêu cầu nhà chức trách Nam Dương trả
lại tài sản và cho phép những người bị bắt được trở về vì lý do nhân đạo.
Số liệu chính thức của Nam Dương cho thấy con số ngư
dân bị bắt gồm 580 người và 72 tàu cá từ các tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Định,
Khánh Hòa, Tiền Giang, Kiên Giang , Phú Yên, Bình Thuận.
Tuy nhiên theo người phụ trách công tác lãnh sự trong
đại sứ quán Việt Nam ở Nam Dương, ông Nguyễn Thanh Giang, những con số ngư dân
bị bắt mà cơ quan chức năng Nam Dương đưa ra không trùng khớp với thực tế
. Ông nói tòa đại sứ Việt Nam ở Nam Dương đang tìm hiểu và cập nhật thông tin
liên quan trong công tác bảo hộ công dân để sớm đưa họ về nước.
Các nước Thái Bình Dương lên tiếng về ngư dân Việt đánh cá trộm
Ngư dân Việt Nam được phía Phi Luật Tân
trả về nước sau khi giam giữ do đánh trộm cá trong vùng biển Phi Luật Tân. Ảnh
chụp hôm 2/11/2016. AFP photo
Các quốc gia vùng Thái Bình Dương mới đây lên tiếng
thúc giục chính phủ Việt Nam phải có biện pháp để ngăn chặn nạn đánh bắt
cá trộm của ngư dân Việt Nam trong khu vực.
Lời kêu gọi này được đưa ra trong cuộc họp của tổ chức
Cơ quan Diễn đàn Nghề cá (FAA) và Cộng đồng Khu vực Thái Bình Dương được tổ chức
tại Úc trong tuần này. Cuộc họp nhằm tìm ra cách tiếp cận chung trong khu vực để
đối phó với nạn săn bắt cá trộm.
Giám đốc FFA, ông James Movick cho biết các nước đã
đưa ra một loạt những biện pháp có thể sẽ được thông qua trong cuộc họp của Diễn
đàn các đảo Thái Bình Dương vào cuối năm nay. Ông nói Bộ trưởng các nước tại cuộc
họp vào cuối năm sẽ đưa ra quyết định cuối cùng nhưng FAA
khuyến cáo các nước trong khu vực phải tăng sức ép ngoại giao lên chính phủ Việt
Nam để gửi ra một thông điệp thống nhất của các nước trong khu vực.
Cuộc họp bao gồm các nước Papua New Guinea, đảo Solomon, New Caledonia, Palau, quần đảo Marshall,
và Micronesia.
Trước đó đã có những thông tin cho thấy chính phủ Việt
Nam mặc dù chấp nhận những phản đối từ phía chính phủ Úc về nạn săn trộm cá
nhưng lại không chấp nhận những phản đối tương tự từ chính phủ các nước khác ở
Thái Bình Dương.
Phi Luật Tân sẽ xây dựng trên đảo Thị Tứ
Người dân Phi Luật Tân giơ cao một lá cờ
quốc gia để phản đối Trung cộng tại đảo Thị Tứ hôm 31/12/2015. AFP photo
Phi Luật Tân sẽ tiếp tục kế hoạch phát triển đảo Thị
Tứ thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông ngay kể cả khi Trung cộng phản đối. Tờ Phi
Luật Tân Daily Inquirer trích lời Cố vấn An ninh quốc gia Phi Luật Tân
Hermogenes Esperon Jr. cho biết như vậy vào hôm 4 tháng 5.
Ông Esperon Jr. cũng nói ông không nghĩ là Trung cộng
sẽ thực sự ngăn không cho Phi Luật Tân vào khu vực này, mặc dù ông không loại
trừ khả năng Trung cộng có thể sẽ tìm cách ngăn cản các kế hoạch ở ngay trên đảo
của Phi Luật Tân. Ông Esperon Jr. nói Trung cộng có thể ngăn hoặc không ngăn Phi
Luật Tân vào đảo nhưng phía Phi Luật Tân đã không ngăn Trung cộng vào bãi Chữ
Thập, đá Subi và Vành Khăn.
Trung cộng, Phi Luật Tân, Mã Lai, Việt Nam, Brunei
và Đài Loan là những nước đòi chủ quyền tại khu vực quần đảo Trường Sa. Hôm 21
tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân và một số quan chức quốc
phòng khác đã bay ra đảo Thị Tứ như một dấu hiệu khẳng định chủ quyền của Phi
Luật Tân tại đảo này. Cả Trung cộng và Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành
động này của Phi Luật Tân.
Việt Nam bác bỏ lệnh cấm đánh cá của Trung cộng
Trong
vùng biển Nam Hàn: Các tàu đánh cá của Trung cộng xếp hàng ngang chốnglại tàu tuần duyên của Nam Hàn đuổi bắt. Ảnh
Internet
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối và bác bỏ
lệnh đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung cộng trên Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường
kỳ vào chiều ngày 4 tháng 5, phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao
Việt Nam cho rằng lệnh cấm mà Trung cộng ban hành xâm phạm chủ quyền của Việt
Nam với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển được xác định của Việt Nam. Theo bà
Lê thị Thu Hằng, hành động đó vi phạm luật quốc tế và
các công ước về luật biển, vi phạm tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển
Đông DOC, không có lợi cho quan hệ hai nước và hòa bình ổn định khu vực.
Đồng thời, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tái
khẳng định căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên
quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam đã được xác định.
ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết quy
chế này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, lợi ích pháp lý của Việt Nam, vi phạm
Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các văn bản pháp lý liên
quan. Đồng thời khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng và phức tạp.
Ông Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư Hà Lê còn cho biết
các hoạt động khai thác thủy sản hợp pháp của ngư dân Việt Nam trên các ngư trường
thuộc vùng biển của Việt Nam vẫn diễn ra bình thường. Các lực lượng thực thi
pháp luật trên biển của Việt Nam sẽ tăng cường tuần tra và hỗ trợ ngư dân.
Tưởng cần nhắc lại, lệnh cấm
đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông do phía Trung cộng đưa ra bắt đầu có hiệu lực
kể từ ngày 1/5 đến hết ngày 16/8 từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh
Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực vịnh Bắc Bộ và bãi cạn
Scarborough.
Lệnh
cấm được cho là áp dụng với cả người dân Trung cộng và nước ngoài.
Hoa Kỳ họp với ASEAN, bàn chuyện Biển Đông
Ngoại
trưởng Mỹ Rex Tillerson chụp hình với Ngoại trưởng các nước ASEAN tại Bộ Ngoại
giao Mỹ, ngày 4/5/17
Ngoại trưởng Mỹ ngày 4/5 chủ trì cuộc họp đặc biệt với
Ngoại trưởng các nước ASEAN tại thủ đô Washington, củng cố Đối tác Chiến lược
và đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ đôi bên, theo thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại
giao Mỹ.
Tại cuộc họp, ông Rex Tillerson đã nhấn mạnh rằng
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống
Trump và rằng ASEAN là đối tác quan trọng, thông cáo nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Heather Nauert,
cho biết Ngoại trưởng 10 nước Đông Nam Á hoan nghênh cam kết của Mỹ đối với
ASEAN.
Một ngày trước, trong cuộc Đối thoại Mỹ-ASEAN hôm
3/5, các giới chức cấp cao của Mỹ, 10 nước ASEAN, và Thư ký ASEAN đã thảo luận
hợp tác trong các vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế và nhấn mạnh cam kết chung
về thăng tiến hòa bình, an ninh, thịnh vượng khu vực.
Tại cuộc họp giữa Ngoại trưởng Mỹ và ASEAN hôm nay,
các bên thảo luận về căng thẳng bán đảo Triều Tiên do các vụ thử nghiệm hạt
nhân và phóng phi đạn của Bắc Triều Tiên và mối đe dọa lớn từ hoạt động này đối
với ổn định khu vực. Các Ngoại trưởng cũng thừa nhận cần phải thực thi đầy đủ tất
cả các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, thông cáo viết.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói Ngoại trưởng Tillerson và giới
chức tương nhiệm từ 10 nước ASEAN cũng tái khẳng định tuân thủ trật tự dựa trên
luật lệ ở Châu Á Thái Bình Dương và các nguyên tắc chung đã nêu rõ trong Thông
cáo chung của Thượng đỉnh Đặc biệt giữa Lãnh đạo Mỹ-ASEAN 2016, bao gồm giải
pháp ôn hòa cho tranh chấp, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại
giao, và tuân thủ luật quốc tế.
Vẫn theo người phát ngôn Nauert, Ngoại trưởng
Tillerson cũng lưu ý những quan ngại chung của các nước trong khu vực về các hoạt
động quân sự hóa và bồi đắp đất ở Biển Đông.
Thông cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm rằng tại
cuộc họp đặc biệt này, Ngoại trưởng Mỹ-ASEAN đã nhấn mạnh rằng các nước Đông
Nam Á và Trung cộng cần phải bảo đảm thực thi trọn vẹn, hiệu quả Tuyên bố Ứng xử
Các bên ở Biển Đông và đề cập tới các nỗ lực hướng tới việc sớm chung quyết một
Bộ Quy tắc Ứng xử ý nghĩa.
Ngoài vấn đề Bắc Triều Tiên và Biển Đông, Mỹ-ASEAN
cũng bàn về đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư.
Thông cáo từ Bộ Ngoại giao nói Ngoại trưởng
Tillerson trong cuộc gặp cũng bày tỏ ý định đại diện Mỹ tham dự Diễn đàn Khu vực
ASEAN, Thượng đỉnh cấp Bộ trưởng Đông Á, và các cuộc họp cấp Bộ trưởng giữa Mỹ
với ASEAN vào tháng 8 tới đây tại Phi Luật Tân.
Ðài Loan chắc sẽ tôn trọng thỏa thuận Biển Đông do nước khác ký
Ảnh
riêng: Tổng thống Ðài Loan Thái Anh Văn (giữa phải) xem hải đồ trên một tàu hải
quân trước chuyến tuần tra Biển Đông
Ðài Loan theo trông đợi sẽ tôn trọng bất cứ thỏa thuận
nào về Biển Đông mà chính phủ của các nước khác có tranh chấp chủ quyền lãnh hải
với Ðài Loan ký kết để chứng tỏ thiện chí chiến lược, cho dù Đài Bắc không được
tham gia thảo luận mà cũng không được ký kết thỏa thuận.
Trung cộng và một tổ chức đại diện cho bốn nước
Ðông Nam Á có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang thương thảo một bộ khung
quy tắc ứng xử để giúp ngăn tránh những rủi ro cho tàu bè đánh cá, giàn khoan
và tàu tuần duyên trong khu vực có tranh chấp. Ngoài ra Trung cộng cũng đang
đàm phán với Việt Nam và Philippines về những thỏa thuận riêng trong vùng lãnh
hải mà Ðài Loan tuyên bố chủ quyền.
Ðài Loan thiếu quan hệ ngoại giao chính thức ở châu
Á do Bắc Kinh xem đảo quốc này là một phần lãnh thổ của Trung cộng chứ không phải
là một nhà nước có chủ quyền. Bắc Kinh dùng thế mạnh kinh tế để ngăn chặn các
nước ký kết các thỏa thuận về kinh tế và an ninh với Đài Bắc.
Ông Alexander Huang, giáo sư khoa nghiên cứu chiến
lược tại Đại học Tamkang ở Ðài Loan, nhận định:
“Phương tiện
chúng tôi có được rất hạn hẹp. Nếu Trung cộng ký kết quy tắc ứng xử, chúng tôi
sẽ không có chọn lựa nào khác hơn là sẽ tôn trọng bộ quy tắc đó. Cho dù chúng
tôi có tranh cãi đi nữa, theo tôi, chúng tôi sẽ bị cô lập hơn và thậm chí bị trừng
phạt.”
Trung cộng và Ðài Loan là hai chính phủ đòi chủ quyền
hơn 90% diện tích Biển Đông.
Các nhà phân tích nói rằng Ðài Loan sẽ tôn trọng các
thỏa thuận hải dương theo chính sách ủng hộ chia sẻ nguồn lợi và tôn trọng hòa
bình trên vùng biển trải dài từ bờ biển phía nam của đảo quốc này cho tời
Singapore.
Ông Denny Roy,
chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Đông-Tây ở Honolulu, nhận định:
“Tôi luôn có cảm
nghĩ rằng chiến lược khôn khéo nhất của Ðài Loan là luôn tỏ ra là một công dân
quốc tế gương mẫu. Nếu đó là cách tiếp cận mà Đài Bắc áp dụng, thì có nghĩa là
trước tiên họ sẽ kêu nài về vấn đề hiện tại là không được cư xử như một nước có
tuyên bố chủ quyền trong vùng biển đó, nhưng rồi họ vẫn tôn trọng bất cứ bộ quy
tắc nào do các nước khác đạt được."
Bộ Ngoại giao Ðài Loan hôm thứ Năm tuyên bố trong một
thông báo rằng Đài Bắc tin tưởng vào chính sách đặt những tranh chấp sang một
bên và hợp tác với nhau để phát triển trên biển. Thông báo không nói sẽ tuân thủ
các thỏa thuận mà Ðài Loan không được tham gia ký kết hay không, nhưng có yêu cầu
rằng Ðài Loan cần được cử xử “bình đẳng” trong đối thoại về ổn định khu vực hay
tự do hàng hải.
Giáo sư Huang nhận định rằng Ðài Loan có thể sẽ chú
trọng vào nghiên cứu môi trường biển với những chính sách cổ xúy cho hòa bình
và cùng sử dụng chung vùng biển.
Không tôn trọng những thỏa thuận hải dương có thể ảnh
hưởng xấu đến chính sách của Ðài Loan di chuyển đầu tư xuống Nam và Ðông Nam
châu Á thay vì Trung cộng, nước có quan hệ chính trị lạnh lùng với Ðài Loan.
Ông Alex Chiang, giáo sư môn quan hệ quốc tế tại Đại
học Quốc gia Chengchi ở Đài Bắc, nhận định :
“Vì sự thịnh
vượng và cả quan hệ hữu nghị, tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ tôn trọng bất cứ thỏa
thuận nào có được. Nhất là chính phủ Ðài Loan hiện nay đang tìm cách gia tăng
tiếp xúc với các nước Ðông Nam Á, do đó tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ không tìm
cách gây hiềm khích với các nước Ðông Nam Á.“
Tin
VOA, RFA, RFI