Khu
trục hạm USS John S. McCain trong một hoạt động gần bán đảo Triều Tiên (ảnh tư
liệu, 3/2013)
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết một khu trục hạm Mỹ đã
tiến hành hoạt động "tự do hàng hải" hôm 10/8, đi vào trong vùng 12 hải
lý quanh một đảo nhân tạo do Trung cộng xây trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung cộng lập tức lên tiếng phản đối
hoạt động của khu trục hạm Mỹ.
Trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Trung cộng nói
các hành động của khu trục hạm Mỹ trong Biển Đông vi phạm luật pháp Trung cộng
và luật pháp quốc tế, và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung cộng.
Hoạt động này diễn ra giữa lúc chính quyền của Tổng
thống Donald Trump tìm kiếm sự hợp tác của Trung cộng trong việc giải quyết
chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên, có thể làm phức tạp thêm
các nỗ lực để đạt được lập trường chung.
Hãng tin Reuters trích lời các viên chức
đề nghị không nêu tên nói rằng tàu USS John S. McCain đi vào sát Bãi Vành khăn ở
Quần đảo Trường Sa. Trung cộng có tranh chấp lãnh thổ với Việt
Nam và các nước láng giềng khác trong khu vực.
Đây là "hoạt động tự do hàng hải" (FONOP)
thứ ba được tiến hành trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Cả bộ quốc phòng
lẫn bộ ngoại giao Trung cộng đều chưa trả lời khi được đề nghị đưa ra bình luận.
Hoạt động này là nỗ lực mới nhất chống lại điều mà
Washington xem là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế quyền tự do hàng hải trong
vùng biển chiến lược, và diễn ra khi ông Trump đang tìm kiếm sự hợp tác của Trung
cộng để kiềm chế Bắc Triều Tiên.
Hoa Kỳ chỉ trích việc Trung cộng xây đảo và các cơ sở
quân sự trên biển, và lo ngại rằng chúng có thể được sử dụng để hạn chế tự do
hàng hải.
Giới quân sự Hoa Kỳ lâu nay vẫn duy trì quan điểm là
các hoạt động của họ được thực hiện trên khắp thế giới, kể cả ở các khu vực có
tuyên bố chủ quyền của các đồng minh và các hoạt động này tách biệt khỏi các
cân nhắc chính trị.
Chính quyền ông Trump đã tuyên bố sẽ tiến hành các
hoạt động mạnh mẽ hơn trên Biển Đông.
Hồi tháng 7, một tàu chiến Hoa Kỳ đã đi vào gần một
đảo trong vòng tranh chấp ở Biển Đông mà cả Trung cộng, Việt Nam và Đài Loan đều
tuyên bố chủ quyền.
Các chuyên gia và các giới chức trước đây chỉ trích
Tổng thống Barack Obama là đã vô tình củng cố những tuyên bố chủ quyền của Trung
cộng vì chỉ cho tàu chiến Mỹ thực thi quyền ‘đi qua vô hại’, là hoạt động trong
đó một tàu chiến công nhận trên thực tế một vùng lãnh hải khi đi nhanh ngang
qua nơi đó mà không dừng lại.
Trung cộng tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, tuyến hàng hải nơi qua lại của lượng hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ đôla mỗi năm, nhưng vấp phải những tuyên bố đối chọi của Việt Nam, Brunei, Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan.
Trung cộng tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, tuyến hàng hải nơi qua lại của lượng hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ đôla mỗi năm, nhưng vấp phải những tuyên bố đối chọi của Việt Nam, Brunei, Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan.
VOA
Khu
trục hạm Mỹ USS John S. McCain tại Subic Bay tham gia cuộc tập trận CARAT với
Philippines 2014.U.S Navy photo by Mass Communication Specialist 1st Class Jay
C.