„Hiện tình đất nước ngày nay đang
chênh vênh bên bờ vực của diệt vong, trộm nghĩ, dù là người tu
hay trần tục, trách nhiệm của mọi công dân ít nhất là không được im lặng
mà phải cùng nhau lên tiếng tố cáo cái ác cái xấu, nhất định không
tiếp tay cho một đảng phái hay một nhà cầm quyền tàn độc nào đang
tiếp tục hại dân bán nước như ĐCS hiện nay,…“
Về làm chi, rồi mai lặng lẽ ra đi
(Lời
trong bài nhạc Tình Bơ Vơ của nhạc sĩ Lam Phương)
Đồ Hiếm
Sáng 29.08.17, trang mạng RFA có đưa tin Thiền sư Thích Nhất Hạnh về Việt Nam. Bản tin ngắn gọn như sau:
"Thiền sư
Thích Nhất Hạnh cùng các tu sĩ vừa đến Việt Nam vào trưa ngày 29 tháng 8. Đây
là chuyến về nước lần đầu tiên kể từ khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị xuất huyết
não nghiêm trọng hồi trung tuần tháng 11 năm 2014.
Sức khỏe của
Thiền sư Thích Nhất Hạnh được hồi phục sau cơn bạo bệnh và Ngài đã đến thăm viếng,
lưu trú tại trung tâm tu học Làng Mai ở Thái Lan hồi tháng 12 năm ngoái cho đến
nay. Trong thời gian gần đây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh bày tỏ tâm nguyện được về
thăm Việt Nam.
Thiền sư Thích
Nhất Hạnh đáp chuyến bay xuống sân bay Đà Nẵng vào trưa ngày 29 tháng 8. Ngài sẽ
lưu lại đây vài ngày và sau đó sẽ ra Huế.
Trước đây vào
năm 2005, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam hoằng pháp và xây dựng trung
tâm tu học Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, với kinh phí gần 1
triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên vào tháng 6 năm 2008, công an địa phương yêu cầu khoảng
400 tu sĩ theo học tại Làng Mai phải rời khỏi tu viện Bát Nhã. Vụ việc kéo dài
cho đến cuối năm 2009, đỉnh điểm là tăng ni bị đàn áp và bị ép buộc ra khỏi
Làng Mai trong bạo lực. Chính quyền Việt Nam có đề nghị gặp gỡ với Thiền sư
Thích Nhất Hạnh để giải quyết vụ việc, nhưng Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từ chối
yêu cầu đó".
Ai trong chúng ta cũng
biết, thiền sư Nhất Hạnh là người tài cao đức trọng, trong mắt báo
chí thế giới đã không biết bao nhiêu bài báo vinh danh thiền sư bằng
lời lẽ ca ngợi hết sức trọng vọng: "Trong số các nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở Tây phương, thiền
sư Thích Nhất Hạnh được xếp vào vị trí thứ hai, chỉ sau Đức Đạt Lai
Đạt Ma" vì sự thánh thiện, vì lòng khiêm cung và cũng
vì ngài là một học giả thông tuệ.
Khi viết bài này, thật
tình người viết không dám lên tiếng phê phán những việc làm của một
thiền sư kiệt xuất như ngài, nhưng không nói thì lại bứt rứt trong
lòng, nên đành mạo muội giải bày ý tưởng vào bức tâm thư này.
Ngược dòng thời gian
để hiểu về sự dấn thân chính trị của thiền sư Nhất Hạnh hồi 50 năm
về trước. Năm 1966, Đại đức Thích Nhất Hạnh được phái ra ngoại quốc
nhầm kêu gọi chấm dứt chiến tranh, đòi quyền tự quyết, lập một chính phủ hòa
giải dân tộc cho hai miền. Đại đức Nhất Hạnh đến Pháp với tư cách Truởng
phái đoàn Hòa Bình của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để nói cho thế
giới biết rằng: “Dân VN không muốn chiến
tranh nữa, chỉ muốn ngồi xuống thương thuyết để đi tới một giải pháp hòa bình
cho đất nước”. Lời kêu gọi không thành như mong ước, Đại
đức Nhất Hạnh quyết định định cư luôn tại Pháp và tích cực chọn cho
mình con đường tham gia vào các sinh hoạt phản chiến.
Trong nhiều tài liệu
còn ghi rõ, vào những năm 70, lúc phong trào Phản chiến đang lên
cao, ông John Kerry, vốn là cựu chiến binh Hoa Kỳ tại VN đã cùng cô
đào Jane Fonda và thiền sư Nhất Hạnh tổ chức nhiều cuộc biểu
tình tại nhiều nơi trên khắp nước Mỹ để chống chiến tranh VN và làm áp lực với
chính quyền Hoa Kỳ phải rút quân khỏi VN. Sau khi miền Nam bị miền Bắc cưỡng
chiếm vào tháng Tư 1975, Võ Nguyên Giáp đã công nhận rằng: “Chính
nhờ việc làm của John Kerry, Jane Fonda và Thích Nhất Hạnh mà miền Bắc mới thắng
trận.” (Tạp chí VNTP số 681).
Ba mươi mấy năm lại âm
thầm trôi qua, cứ ngỡ thiền sư nay đã bỏ lại sau lưng những bất đồng,
những tranh chấp, những định kiến như hồi 35 năm về trước để tìm cho
mình sự an trú trong từng sát na, dè đâu lúc thế giới đang rúng động
vì bọn khủng bố Al Queda phá hoại Trung Tâm Thương Mại tại New York, giết hại
mấy ngàn người vào ngày 9 tháng 11 năm 2001, thì cũng chính thiền sư
Nhất Hạnh lại tức tốc bay từ Pháp đến New York, bỏ ra 45.000 USD, để
gửi đăng một loạt bài viết trên tờ New York Times, dụng ý nhắc nhở thế giới
đừng lãng quên tên tuổi của ngài bằng cách tung ra một nguồn tin cực
kỳ gây sốc, đó là Không quân Hoa Kỳ vào dịp Tết Mậu Thân (1968) đã tàn
ác ném bom xuống thị xã Bến Tre phá hủy 300.000 căn nhà (Trời, năm 1968 mà
Bến Tre có cả triệu dân sao?), nên ngày nay Hoa Kỳ phải nhận lại cái
quả mà họ đã gây ra!!!
Tiếp liền sau đó,
tháng 01/2005, nhận lời mời của CSVN, thiền sư Nhất Hạnh dẫn đầu một phái
đoàn Phật tử gồm 190 người tháp tùng về tới phi trường Nội Bài (Hà Nội). Hôm
ấy, đông đảo Phật tử xếp hàng cả chục cây số để chờ đón, chiêm
ngưỡng ngài như một vị Bụt sống. Chưa có một vị thủ lãnh tinh thần
nào được đón tiếp long trọng như ngài, hoa thơm rắc đầy đường đi,
cờ lọng cho hàng trăm chư tôn thiền đức tăng ni nhuộm vàng cả đoạn
đường dài theo đúng như mọi yêu cầu của thiền sư. Trong
chuyến đi này thiền sư Nhất Hạnh đã đi hoằng pháp từ Bắc vào Nam, tổ chức
trai đàn, thăm viếng tất cả quý vị lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo bên quốc
doanh cũng như bên Giáo hội Phật Giáo Thống nhất. Tuy nhiên, các đức
Tăng Thống Thích Huyền Quang, Hoà Thượng Thích Quảng Độ đều đã từ chối gặp
gỡ phái đoàn, mà không một lời giải thích. Khi trở lại Pháp, tại phi
trường De Gaulle, ni sư Chân Không, người đại diện của Thiền sư Nhất
Hạnh đã tuyên bố: “Tại một số chùa ở Việt
Nam có cất giấu cờ vàng của VNCH nên mới bị bắt giữ, chứ nhà nước VN không có
đàn áp tôn giáo ”
Hôm qua báo Tuổi Trẻ
đưa tin là Thiền sư muốn về VN
tịnh dưỡng, khiến
nhiều người phải tự đặt ra nghi vấn, tuổi hạc đã cao, tịnh dưỡng
thì bên Thái Lan thiếu gì Resort đẳng cấp, tại sao lại chọn điểm đến
là VN? Có thể là lòng hoài hương thôi thúc mà cũng có thể là
nguyện ước cuối chăng? Mà thôi, đằng nào thiền sư cũng đã về với quê
cha đất mẹ, nếu có cơ hội được diện kiến thiền sư, tôi chỉ sẽ hỏi 3
câu cứ mãi trăn trở trong đầu sau khi biết tin ngài về VN:
Câu 1: Từ Đà Nẵng ra
Hà Tĩnh gần lắm, tịnh dưỡng tại Mangala Resort Đà Nẵng suốt ngày
chắc cũng buồn, thiền sư có dự định làm một cuộc du hành bỏ
túi, đến mục sở thị đời sống ngư dân Hà Tĩnh lầm than thế nào sau
ngày Formosa xả thải giết 4 tỉnh miền Trung cá chết trắng bờ không?
Câu 2: Kế hoạch của
thiền sư là dừng chân tại Đà Nẵng đôi ba ngày rồi ngài sẽ tham quan
ra Huế. Về Huế nhân dịp rằm tháng 7 xá tội vong nhân, không biết
thiền sư có dự định lập trai đàn cúng tế cho những oan hồn bị CS
thảm sát tức tưởi hồi Mậu Thân 1968 hay không?
Chú thích thêm cho tuổi
trẻ sau này biết rõ, người miền Nam gọi Tết Mậu Thân 1968 là “Thảm sát Mậu
Thân”, trong khi CS miền Bắc lại đánh tráo khái niệm bằng cái tên
"Cuộc tổng tiến công nổi dậy". Chỉ trong 26 ngày địa ngục
trần giankhi bộ đội Bắc Việt cưỡng chiếm thành phố Huế mà ít nhất 5327
người dân vô tội đã bị sát hại dã man trong những hố chôn sống và 1200
người bị bắt đưa đi mất tích. Chưa hết, tất cả thành tích nhuốm máu đó
nay sử đảng cộng sản lại chối biến và đổ vấy cho Hoa Kỳ và VNCH đã gây
ra, bất chấp còn rất nhiều nhân chứng sống, nhiều tài liệu, hình ảnh
còn ghi rõ ràng tội ác của CS.
Câu 3: Vụ Trung
tâm tu học Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng hồi 2005 bị CS
dùng côn đồ đến cưỡng chiếm đánh phá tan tành, thiền sư đã lên tiếng
nhắn nhủ với tất cả tăng thân đừng nên nóng nảy mà hãy xem đây như
là một Công Án Thiền , rất lợi lạc cho con đường tu tập. Nguyên
văn lời thiền sư Nhất Hạnh như sau: "Công
án là một vấn nạn cần phải giải quyết bằng niệm, định và tuệ chứ không thể chỉ
bằng trí năng của ta. Nếu chưa giải quyết được thì mình chưa có hướng đi, chưa
có an lạc và hạnh phúc". Nếu vậy chắc hàng trăm
ngàn Dân Oan hiện nay đang bị nhà cầm quyền cướp đất, cướp nhà
đều nên đến dự một khóa tu học về Công Án Thiền này thì
dù có bị cướp sạch cũng vẫn an lạc và hạnh phúc?
Hiện tình
đất nước ngày nay đang chênh vênh bên bờ vực của diệt vong, trộm
nghĩ, dù là người tu hay trần tục, trách nhiệm của mọi công dân
ít nhất là không được im lặng mà phải cùng nhau lên tiếng tố cáo cái
ác cái xấu, nhất định không tiếp tay cho một đảng phái hay một nhà
cầm quyền tàn độc nào đang tiếp tục hại dân bán nước như ĐCS hiện nay, như vậy dù mai này có trở về với cát bụi
cũng không hổ thẹn với tiền nhân đã có công dựng nên cơ đồ giang sơn
gấm vóc này.
Trong kho tàng trùng
trùng những lời Đức Phật dạy chất chứa triết lý sâu xa, có một câu
rất hay, xin trích ra đây với lời giảng giải để tất cả cùng nghiền ngẫm:
Con
người chứ không phải là bậc thánh nhân, đã là con người thì khi thực hiện sự việc
khó khăn tránh khỏi thiếu sót, thậm chí còn sai phạm. Dẫu đã có thiếu sót,
đã có sai phạm, đều không đáng sợ, mà điều then chốt là cần phải có khả năng
nhận thức và cải đổi. Cho nên, chỉ cần có dũng khí dám cúi đầu thừa nhận sai
lầm, có ý chí ngẩng đầu sửa đổi sai phạm, thì nhất định từ chỗ ngã ấy mà đứng
thẳng lên, sẽ nhận được sự thông cảm và bao dung của người chung quanh, từ
đó mới có thể vươn lên, đạt được những thành tựu trong đời.
Còn tiếp tục im
lặng, thỏa thuận bắt tay với quỷ đỏ CSVN thì... Về làm
chi, rồi mai lặng lẽ ra đi?
Dân Làm Báo