„Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình ra tòa quốc tế còn có một ý nghĩa lớn lao
khác khi thúc đẩy quá trình kiện Formosa ra tòa quốc tế, thay vì kiện trong nước
mà không có bất kỳ hy vọng gì.“
Vì sao Việt Nam khó ‘xù’ vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình?
Thiền Lâm
Ảnh:
Vietbao
Chính phủ Việt Nam sẽ trơn tuột để “xù” vụ kiện của
ông Trịnh Vĩnh Bình?
Câu hỏi trên
đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, nhất là sau vụ mật vụ Việt Nam bị
Chính phủ Đức cáo buộc đã hành xử theo lối “luật rừng” khi bắt cóc Trịnh Xuân
Thanh ngay tại Berlin vào ngày 23/7/2017.
Và cả vụ hàng
ngàn người dân Hà Tĩnh, Nghệ An rồng rắn kéo nhau kiện nhà máy Formosa cũng đã
bị chính quyền Việt Nam “xù thẳng”.
Hoặc vụ Chủ tịch
Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã trở mặt “xù” người dân Đồng Tâm, dù trước đó
ông Chung đã phải cúi mặt ký sống và lăn tay vào bản cam kết “sẽ không truy tố
toàn thể nhân dân Đồng Tâm”…
Với một thể chế
của vô số luật nhưng bị dư luận xem là chỉ có “luật rừng” là “thượng tôn pháp
luật”, không gì là không xảy ra, không gì là không dám làm.
Nhưng đó là chuyện
ở Việt Nam – nơi mà vào tháng Năm năm 2015 công an nước này còn cả gan chặn đến
6 trong số 15 khách mời của Tổng thống Obama để ngăn không cho họ tiếp xúc với
Obama tại Hà Nội.
Còn vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình diễn ra ở Paris, tại trụ sở của Tòa
Trọng Tài Quốc Tế chứ không phải ở Tòa án nhân dân Hà Nội.
Chỉ vài ngày sau
khi Trịnh Vĩnh Bình đưa ra những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ông thắng kiện
chính quyền Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã thông tin cho báo giới về “quan điểm của Việt Nam là tạo môi trường
kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước”.
Phát ngôn trên
có xuất xứ từ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và được truyền dẫn bởi Bộ Trưởng
– Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, ông Mai Tiến Dũng, trả lời Báo Tuổi Trẻ trong
nước tại cuộc họp báo vào chiều ngày 30/8/2017 rằng Việt Nam đang chờ phán quyết
của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở Paris về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hà
Lan gốc Việt, kiện chính phủ Hà Nội đòi bồi thường 1 tỷ 250 triệu đô la.
Có
tin ngoài hành lang cho biết ông Trịnh Vĩnh Bình có thể sẽ không đòi được 1,25
tỷ USD, nhưng số tiền mà Việt Nam phải bồi thường sẽ vào khoảng 700 triệu USD.
Nhưng dù là 1,25
tỷ USD hay 700 triệu USD, những con số này cũng liên đới mật thiết với tài sản
dưới một số hình thức như tiền mặt, vàng, trái phiếu mà Chính phủ Việt Nam đang
gửi ở các ngân hàng Pháp, Mỹ và một số nước Tây Âu khác.
Trong những ngày
tới, nếu phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế theo đúng đòi hỏi bồi thường của
ông Trịnh Vĩnh Bình, phán quyết này cũng sẽ bao gồm nội dung “thi hành án”, hoặc
sau đó là “cưỡng chế thi hành án” – nói theo từ ngữ luật pháp Việt Nam. Sẽ quá khó để chính quyền Việt Nam “xù” trong vụ kiện Trịnh
Vĩnh Bình, vì Tòa Trọng Tài Quốc Tế hoặc một cơ quan được tòa này ủy quyền
sẽ thi hành việc chế tài đối với Việt Nam nếu Việt Nam không chịu bồi hường.
Theo đó, một số tài sản của chính quyền Việt Nam đang gửi ở nước ngoài có thể bị
“siết”.
Điều chắc chắn
là ngay sau kết quả ban đầu của vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình, Chính phủ của ông Nguyễn
Xuân Phúc đã “họp khẩn”. Lẽ dĩ nhiên, vẫn có thể có những ý kiến từ một số quan
chức “điếc không sợ súng” cho rằng “mình
không trả xem nó làm gì được!”. Nhưng cũng còn những ý kiến khác mà ông
Phúc không thể bỏ qua: giới tư pháp và đội ngũ luật gia, luật sư cố vấn cho ông
Phúc rất có thể đã rất quan ngại về khả năng cận kề về tòa quốc tế tìm cách chế
tài Việt Nam, kéo theo những hậu quả khôn lường.
Vụ Trịnh
Xuân Thanh xảy ra gần đây đã quá xứng đáng trở thành một bài học cực kỳ đắt giá
về thói cắm đầu làm theo “luật rừng” mà không hình dung ra hậu quả khủng khiếp
sau đó. Giờ đây, Việt
Nam đang phải đối mặt với không chỉ việc bị Đức cắt 257 triệu euro tiền viện trợ,
mà còn là một cuộc khủng hoảng ngoại giao có thể mang tính toàn diện giữa Đức
và Việt Nam, một sự đổ vỡ từ trong trứng nước của Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – châu Âu (EVFTA), chưa kể “uy tín Việt Nam trên trường quốc tế” đang bị lao dốc thảm hại…
Cũng là bài học
đắt giá về thái độ nuốt lời không cần nước miếng .
Cần nhắc lại,
trong lần kiện đầu tiên vào năm 2006, ông Trịnh Vĩnh Bình và chính quyền Việt
Nam đã đạt được một thỏa thuận bên ngoài tòa ngay trước phiên xử dự kiến sẽ diễn
ra ở Stockholm, Thụy Điển, vào tháng 12/2006.
Theo thỏa thuận này, phía Việt Nam đồng ý bồi thường
cho ông Bình 15 triệu đôla, miễn án, tạo điều kiện cho ông Bình về Việt Nam tiếp
tục kinh doanh và trả lại toàn bộ tài sản cho ông, với điều kiện ông Trịnh Vĩnh
Bình phải yêu cầu dừng vụ kiện và không tiết lộ tin tức cho truyền thông.
Thế nhưng sau đó chính quyền Việt Nam đã chỉ thực hiện
việc bồi thường, miễn án và cho phép ông Bình ra vào Việt Nam, nhưng không hoàn
trả bất cứ tài sản nào cho ông. Đó chính là nguồn cơn khiến mà ông Bình phải khởi
kiện lần thứ hai vào năm 2017.
Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình ra tòa quốc tế còn có một ý
nghĩa lớn lao khác khi thúc đẩy quá trình kiện Formosa ra tòa quốc tế, thay vì
kiện trong nước mà không có bất kỳ hy vọng gì.
Hiện thời, tòa giám mục Vinh, Giám mục
Nguyễn Thái Hợp cùng nhiều người dân Nghệ An, Hà Tĩnh và các luật sư đang tổ chức
vận động châu Âu và Mỹ quan tâm đến vụ kiện Formosa ra tòa quốc tế, đồng thời xúc tiến những thủ tục cần thiết
cho việc kiện này. Giới nghị sĩ châu Âu và Mỹ cũng đặc biệt chú ý và hỗ trợ cho
người dân miền Trung Việt Nam.
Nếu vụ kiện Formosa ra tòa quốc tế được mở
ra, rất nhiều khả năng phần thắng sẽ thuộc về người dân.
Khi đó, cả Formosa – phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hậu quả xả thải gây ô
nhiễm môi trường và khiến điêu đứng môi sinh của người dân, cùng nhà nước Việt
Nam – liên đới trách nhiệm “che chắn” – sẽ cùng phải trả những cái giá mà họ đã
thản nhiên quay lưng ở trong nước.
Baocalitoday.com