14.06.2018

SỰ KIỆN BÌNH THUẬN! Lê Nguyễn Hương Trà

SỰ KIỆN BÌNH THUẬN!
Lê Nguyễn Hương Trà
Vụ bạo loạn ở Phan Rí, Bình Thuận kéo dài từ hôm qua đến chiều nay 11.6. Những ai chứng kiến chỉ miêu tả được hai chữ: kinh hoàng. Những người quá khích đã đập phá trụ sở UBND tỉnh, bắt trăm cảnh sát giải giáp, đốt cả xe cộ..vv.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, giày và ngoài trời


Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Một nhà báo đang ở hiện trường vừa cho biết: “Một tiểu đoàn, có thể là cả trung đoàn cảnh sát cơ động được điều từ miệt trong ra để vãn hồi trật tự ở Phan Thiết và Phan Rí. Mọi người hãy yên tâm, nếu chính quyền không dùng bạo lực thì người dân trong tay không tấc sắt chẳng làm gì được đâu!
Ban đầu, dân ở Phan Thiết tuần hành trong trật tự và ôn hòa. Chỉ đến khi có một số người bị bắt và có đánh đập, mới có bạo động. Người dân Phan Thiết quê tôi không có tính hiếu chiến, phần lớn họ chỉ là ngư dân lam lũ dùng biển cả làm nơi kiếm miếng ăn và không muốn dính dáng đến chính trị. Nhưng khi chính trị đến gõ cửa từng ngôi nhà thì họ buộc lòng lên tiếng. Đã có 102 người bị bắt ngày hôm qua ở Phan Thiết!".

--

Nhà quan sát chính trị Quang Hữu Minh cho rằng: "Một chính quyền địa phương ven biển lâu nay lơ là trong việc xử lý nạn giã cào bay (tức là việc dùng ghe tốc độ cao, công suất lớn đánh lưới cào cá ven biển; Thu nhập nhanh, tận diệt sạch) làm ngư dân lương thiện bị bần cùng hoá. Cái giã cào bay này đã làm 150km ven biển thất nghiệp, không còn gì để đánh bắt gần bờ. Không lo giúp dân phát triển ngư nghiệp, nghề cá. Đặc biệt là việc bao che Nhiệt Điện Vĩnh Tân, rồi đến nhấn chìm vật chất. Một địa phương như vậy thì còn ai đủ uy tín nói để dân nghe!".
-
Một phân tích của nhà hoạt động Trịnh Anh Tuấn:
“Những cuộc biểu tình xảy ra đồng loạt trên cả nước đều diễn ra ôn hòa, êm ả ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, theo dõi thấy xuất hiện ở Phan Rí có hành động tấn công lại CSCĐ của người dân. Không rõ có sự việc dàn dựng hay khiêu khích của bên nào, nhưng nếu đem so sánh, thì một điều nghi ngại không nhỏ là khả năng xảy ra va chạm, bạo động ở các địa phương tỉnh lẻ cao hơn ở các TP lớn rất nhiều.
Điều này do nhiều nguyên nhân. Ở các TP lớn, những người dẫn dắt hoặc mật độ tham gia của tầng lớp trí thức nhiều hơn. Họ là những người đủ bình tĩnh can ngăn nếu có mâu thuẫn hoặc va chạm xảy ra. Nhưng ở các địa phương, nơi trình độ dân trí thấp hơn thì khả năng va chạm bạo lực với lực lượng công quyền là rất dễ. Riêng vụ việc ở Phan Rí, thì có nhiều nguyên nhân khác nữa!
Nhà báo Lưu Trọng Văn trong một bài viết mới đây đã nói lên nỗi bức xúc của người dân khi tàu thuyền đánh cá của họ liên tục bị tàu Trung Quốc đâm chìm hay ngư dân bị bắt đòi tiền chuộc!
Và nguyên nhân quan trọng nhất, Phan Rí là trung tâm của huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Nơi đây đặt nhà máy Vĩnh Tân 2. Nhà máy này gây ô nhiễm khủng khiếp. 3 năm trước người dân đã chặn đường và có xảy ra bạo lực với công an một lần. Tuy vậy, chính quyền Bình Thuận không coi đây là một bài học. Thay vì giải quyết bức xúc người dân, họ chọn cách bỏ tù người dân. Những bức xúc dồn nén như một cái lò xo khủng khiếp, và đến ngày bung ra thì vô cùng tai hại.”
--
Nhà nghiên cứu chính trị Jonathan London cho biết:
"Dù có quan điểm như thế nào, chúng ta không nên bỏ qua một thực tế rất rõ: khi những quyết định lớn mà ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế, xã hội một cách thiếu minh bạch thì dân không dễ chịu. Những quyết đinh lớn phải được thỏa luận và phân tích một cách cởi mở mới được.
Vậy, trong lúc căng thẳng phải bình tĩnh. Phải xem đâu là vấn đề sơ bộ đâu là vấn đề gốc. Sau hơn 20 năm nghiên cứu về Việt Nam, tôi thấy người Việt muốn đất nước của mình phát triển một cách bền vững hơn; họ muốn sống trong một xã hội minh bạch hơn và có một trật tự xã hội công bằng và an toàn hơn; xứng đáng với giá trị dân xã của đất nước.
Không có nước nào mà biểu tình được xem là phương án tốt nhất để giải quyết những vấn đề lớn và quan trọng trong xã hội".
-
----
Vào 14h00 11.6, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin v/v một số thanh niên gây rối trật tự, đập phá trụ sở UBND tỉnh. Tuy nhiên, họp để BTG định hướng và chỉ đạo hạn chế thông tin chứ không cung cấp gì hết!
Hiện các ngã đường vào trung tâm Phan Thiết đã bị phong tỏa!
Chiều tối 11.6, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động K.20 (BCA) gấp rút tăng cường quân vào Bình Thuận, hỗ trợ lập lại trật tự.
21h30 đêm 11.6: vẫn ở trước trụ sở UBND tỉnh: hai bên đang thăm dò nhau và tạm thời kiềm chế. Người tụ tập càng lúc càng đông!
22h30: Theo tin từ người dân Bình Thuận cho biết thì điện tại các khu vực Phan Rí, Chí Công và Liên Hương đã bị cắt điện.
23h30: một phóng viên của báo Bình thuận cho hay, những người biểu tình hôm qua đã bị bắt thêm một ít nữa.
0 giờ ngày 12.6: Trật tự vãn hồi. Sau chiến trận tan hoang ở Phan Thiết, lòng đường đầy mảnh chai, những công nhân vệ sinh bắt đầu dọn dẹp. Bàn tay của họ đều rướm máu!
Tin cuối ngày: Sáng mai, ông Bí thư Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng sẽ đi Phan Rí gặp dân đối thoại!
----
Người dân cần có hành lang pháp lý để thể hiện thái độ của mình một cách trực tiếp. Không phải ai cũng có đủ lý luận để đưa ý kiến, nên tham gia biểu tình ôn hòa là một cách đóng góp văn minh cho đất nước. Quốc hội nợ dân luật biểu tình!

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận