04.09.2019

Joshua Wong : "Chúng tôi khát khao một ngày Hồng Kông thoát khỏi độc tài !"

Joshua Wong : "Chúng tôi khát khao 
một ngày Hồng Kông thoát khỏi độc tài !"

" Một làn sóng đàn áp chính trị đang diễn ra ở Hồng Kông, nơi nhân quyền và tự do của chúng tôi đang mấp mé trên bờ vực sụp đổ. Thế giới không thể tiếp tục im lặng.

Trong vòng 30 giờ đồng hồ, những kẻ côn đồ đã tấn công đội ngũ tổ chức biểu tình và cảnh sát tiến hành bắt giữ hàng loạt những nghị sĩ và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, bao gồm cả tôi. Quyền biểu tình của chúng tôi đã bị cùm lại, trong khi chính quyền cấm một buổi tập trung ôn hòa đã được lên kế hoạch vào ngày 31/8.

Cùng lúc đó, chính phủ dường như muốn kiểm tra phản ứng của công luận về ý tưởng họ sẽ kích hoạt điều luật tình trạng khẩn cấp đã lạc hậu từ lâu. Việc này sẽ cho phép trưởng đặc khu quyền lực to lớn như kiểm duyệt báo chí, tiến hành bắt bớ quy mô lớn và ngay lập tức thiết quân luật một phần của thành phố này – tất cả chưa cần tới trợ giúp của Quân Giải phóng Nhân Dân Trung Quốc.

Trong khi đó, binh lính Trung Quốc và các phương tiện thiết giáp được di chuyển tới biên giới Hồng Kông, sẵn sàng tiến vào “trong vòng 10 phút”, theo đúng lời của quân đội Trung Quốc.

Tất cả những hành động này có mục đích là để đe dọa người Hồng Kông, khiến họ sợ hãi và quy phục. Nhưng có phải nhà cầm quyền thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ ngậm miệng và giữ im lặng, hay chúng tôi sẽ đứng lên và chiến đấu?

Một làn sóng đàn áp chính trị đang diễn ra ở Hồng Kông, và nhân quyền cùng tự do của chúng tôi đang đứng trên bờ vực sụp đổ.

Chúng tôi hoàn toàn lên án chiến dịch độc ác của bạo lực này và những phát ngôn từ giáo điều từ thời Liên Xô dán nhãn chúng tôi là “những gián điệp ăn tiền của thế lực nước ngoài”. Ngày này qua ngày khác, chính quyền đang tiến gần hơn đến việc sử dụng quân bài cuối cùng của họ.

Nhưng người dân sẽ tiếp tục chiến đấu, bởi vì trận chiến này là vì tương lai của Hồng Kông. Chúng tôi không muốn thấy một Hồng Kông chỉ có tự do trên giấy, nơi mà địa vị tự trị chỉ là cái vỏ bọc của một nhà nước độc tài toàn trị.

Vì tương lai của chúng tôi mà những người trẻ sẵn sàng trả cái giá cuối cùng trong cuộc chiến của mình. Rất nhiều người biểu tình – những em thiếu niên, một số vẫn học trung học – bây giờ đang mang theo “di nguyện và chúc thư” trong cặp trước khi lao lên tuyến đầu của cuộc biểu tình. Nỗ lực vì hòa bình được viết bằng máu của họ. Một số đã tự tử, đã trở thành nạn nhân của sự độc ác của cảnh sát, thành mục tiêu của những cuộc tấn công của các băng nhóm côn đồ tàn bạo và bừa bãi.

Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam đã gạt ra bên lề những người trẻ bằng tuyên bố “họ không có đóng góp gì cho xã hội”. Về chúng tôi, chúng tôi xin hỏi lại bà rằng:

Ai là người không cho phép người trẻ có “đóng góp gì” cho xã hội?

Ai đã cấm người trẻ, những ứng viên được bầu chọn một cách dân chủ, tham gia vào chính trị?

Ai đã quyết định phớt lờ nguyện vọng của nhân dân và đưa ra dự luật dẫn độ bị ghét bỏ ngay từ đầu?

Câu trả lời là: một chính phủ được lựa chọn một cách phi dân chủ. Những người trẻ thay vì được coi là những cột trụ tương lai của xã hội, đã bị tước bỏ bất cứ tiếng nói nào khi một quyết định hệ trọng được đưa ra, bất chấp việc họ là những người sống lâu nhất với hậu quả từ những quyết định đó.

Cách duy nhất để ổn định trở lại Hồng Kông là Bắc Kinh phải trao cho chúng tôi quyền bầu cử tự do và công bằng tại thành phố này – đây là một trong 5 yêu cầu của phong trào chống luật dẫn độ. Họ phải đưa ra một chương trình cải tổ chính trị bao hàm việc cho chúng tôi quyền lựa chọn trưởng đặc khu và bầu chọn toàn bộ vị trí trong nghị viện thành phố, tức hội đồng lập pháp. Phổ thông đầu phiếu đã được hứa hẹn dưới nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” thiết lập trong sự kiện trao trả Hồng Kông năm 1997.

Sự tức giận của chúng tôi không chỉ là vì dự luật dẫn độ; sự phẫn nộ này là vì một chính quyền phi dân chủ ngày càng phớt lờ nguyện vọng của người dân.

Cộng đồng quốc tế có thể giúp đỡ người Hồng Kông.

Đầu tiên, chúng tôi thúc giục các bạn gây áp lực để Bắc Kinh rút về quân đội đang đặt dọc biên giới Hồng Kông. Hành động làm bộ này của các lực lượng quân sự Trung Quốc khiến căng thẳng leo thang không đáng có .

Trung Quốc sẽ gặt hái được một cơ lốc những lời lên án nếu họ cho xe tăng vào thành phố chúng tôi. Nó sẽ khiến người ta hoài nghi thiện chí tuân thủ các thỏa thuận song phương của Bắc Kinh. Nó cũng có thể dẫn đến việc Mỹ rút lại quy chế đặc biệt cho Hồng Kông theo luật Mỹ.

Có một số những người trung thành với Bắc Kinh ở trong thành phố này, những người mà vì lòng tôn sùng mù quáng đối với chế độ độc tài Trung Quốc đã ủng hộ việc đưa binh lính vào dập tắt phong trào của chúng tôi. Rõ ràng là họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro giết chết trung tâm tài chính Châu Á này.

Thứ hai, các nhà lãnh đạo quốc tế tại Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cần lên tiếng rõ ràng rằng chính phủ Trung Quốc phải tuân thủ đầy đủ các điều khoản và tinh thần của Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984, văn kiện mở đường cho sự kiện trao trả năm 1997: Hồng Kông rời Anh Quốc. Chúng tôi hoan nghênh các lãnh đạo G7 vì đã ủng hộ nền tự trị của chúng tôi trong một thời kỳ đầy thử thách như thế này và thúc giục họ tiếp tục lên tiếng.

Thứ ba, chúng tôi đề nghị tất cả mọi người ủng hộ những lời kêu gọi chính phủ Hồng Kông tiến hành một cuộc điều tra độc lập đối với việc cảnh sát sử dụng vũ lực thái quá. Chúng tôi cũng kêu gọi chấm dứt bán các thiết bị kiểm soát đám đông cho cảnh sát Hồng Kông, những người mà trong vài tháng gần đây đã cho thấy thiên hướng khát máu và bạo lực trong các hành động cảnh sát của mình.

Cuối cùng, chúng tôi thúc giục các chính trị gia ở Mỹ ủng hộ và thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông càng sớm càng tốt, để theo dõi chặt chẽ những kẻ vi phạm nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và trừng phạt những kẻ tước đoạt khỏi người Hồng Kông những quyền lợi chính đáng của họ.

Lần này tôi không phải là gương mặt của cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Phong trào chống luật dẫn độ lớn hơn và có tổ chức hơn nhiều Phong trào Ô dù 2014.

Việc bắt bớ sẽ không ngăn được quyết tâm của chúng tôi. Trước mặt chúng tôi là rất nhiều tháng dài nữa của nước mắt và đau khổ, trong khi bóng đen của cuộc thanh trừng đe dọa không chỉ những ai đổ ra đường phố, mà còn trên khắp các ngành kinh tế, giáo dục, y tế và giao thông của Hồng Kông.

Toàn bộ thành phố này đang đứng trên một mặt trận thống nhất chống lại chính phủ, nhưng mỗi ngày chính quyền của bà Lâm lại tiếp tục thêm dầu vào lửa bằng những lời đe dọa. Nỗ lực của bà trong cái gọi là “đối thoại” không thuyết phục được ai.

Ở trong bất kỳ một nền dân chủ nào, mức độ đối kháng kéo dài trong một thời gian lâu như thế này đã phải đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của một lãnh đạo giống như bà Lâm. Nhưng bởi vì chúng tôi không sống trong một chế độ dân chủ, bà ta có thể ngắm nhìn chiến trường từ trong tòa tháp kính của mình, và chế độ của bà ta – dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh – tiếp tục ngấu nghiến những đứa con của Hồng Kông.

Thành phố của chúng tôi đang oằn mình trong một vị thế không mấy dễ chịu: ở mặt trật giữa tự do và độc tài. Nhưng chúng tôi đã bị dồn đến chân tường và nếu bây giờ chúng tôi run sợ, sẽ không còn cơ hội thứ hai để lên tiếng. Đằng sau những hàng rào chắn, chúng tôi khát khao một Hồng Kông thoát khỏi ách độc tài và chính phủ bù nhìn.

Chúng tôi khát khao có một một quê hương nơi tự do dân sự được tôn trọng, nơi con cái của chúng tôi không phải là đối tượng bị giám sát toàn diện, bị tước đoạt nhân quyền, kiểm duyệt chính trị và bắt bớ bừa bãi. Chúng tôi đang đứng lên cùng tất cả những dân tộc tự do trên thế giới và hy vọng các bạn sẽ đứng cùng chúng tôi trong cuộc chiến tìm kiếm công lý và hòa bình này.”

Bài viết của Joshua Wong (Huỳnh Chi Phong), đăng trên chí Economist của Anh Quốc.

Trọng Đức biên dịch.

Guest comment: Joshua Wong“We long to see a Hong Kong free from tyranny”

On a weekend of violence after peaceful marches were denied permits, a prominent democracy activist offers his views, following his arrest on what supporters say are politically-motivated charges

This is a by-invitation commentary in a series on “Hong Kong’s Future,” part of The Economist’s Open Future initiative, which aims to foster a global conversation across the ideological spectrum on vital issues. You can comment here or on Facebook and Twitter. More articles can be found at Economist.com/openfuture
A wave of political persecution is underway in Hong Kong and our human rights and freedoms are on the brink of collapse. The world must not stay silent.
In the space of 30 hours, thugs have assaulted protest organisers and the police have conducted mass arrests of pro-democracy lawmakers and activists, including me. Our rights to protest have been shackled, as authorities banned a peaceful rally planned for August 31st.
At the same time, the government appears to be testing public reaction to the idea that it might invoke antiquated emergency laws. That would give the chief executive far-reaching powers to censor the press, conduct large-scale arrests and in effect put parts of the city under martial law—all without the help of the People’s Liberation Army.
Meanwhile, Chinese troops and armoured vehicles are positioned near the Hong Kong border with the mainland, ready to roll into the territory "in ten minutes" in the words of the Chinese military.
All these actions are intended to scare Hong Kongers into submission. But do the authorities really think that we will shut up and stay silent, or that we will come out and fight?
A wave of political persecution is underway in Hong Kong and our human rights and freedoms are on the brink of collapse
We roundly condemn this cynical campaign of fear and the ossified Soviet-era rhetoric that brands us as being “paid agents of foreign powers.” Day by day, authorities are edging closer to exercising their last resort.
But the people will continue to fight on, because this struggle is for the future of Hong Kong. We do not want to see a Hong Kong that enjoys freedoms on paper, but whose autonomous status conceals the workings of a totalitarian state beneath.
It is for our future that young people are prepared to pay the ultimate price in their fight. Many protesters—teenagers, some still in high school—now carry their "last will and testament" in their bags before heading to the frontlines of the demonstrations. Their bid for freedom is written with their blood. Some have committed suicide, been victims of police brutality, have been subject to savage and indiscriminate gang attacks.
Hong Kong Chief Executive Carrie Lam has alienated the youth by saying “they have no stake” in society. Rather, we turn the question back to her:
Who were the ones who did not give young people “a stake” in society?
Who barred young people, democratically elected candidates, from entering politics?
Who decided to ignore the will of the people and table the unpopular extradition bill in the first place?
The answer: an undemocratically selected government. The young, rather than being treated as future pillars of our society, have been denied any say when major decisions are made, though they will be the ones living with the consequences for longest.
The only way for stability to return is for Beijing to grant us free and fair elections in the city—one of the five demands made by the anti-extradition movement. They must present political reforms that include allowing us to choose our chief executive and to elect all members of our parliament, the Legislative Council. Universal suffrage was promised to Hong Kong under the “one country, two systems” principle that was established at the time of the 1997 handover.
The only way for stability to return is for Beijing to grant us free and fair elections
Our anger is not just against the extradition bill itself; it is directed all the more against the undemocratic government that continues to ignore the will of the people.
The international community can help the people of Hong Kong.
First, we ask that it put pressure on Beijing to withdraw the troops it has placed near Hong Kong’s borders. This sort of posturing by the Chinese paramilitary forces is a needless escalation of tensions.
China will reap a whirlwind of condemnation if it sends tanks into our city. This would throw into question its willingness to uphold its bilateral agreements. It could lead to America revoking Hong Kong’s special status under US law.
There are some Beijing-loyalists in the city who, out of blind deference to China’s authoritarian regime, support sending in troops to quash our movement. Apparently they are willing to risk the death of Asia’s finance centre.
Second, international leaders at the UN Security Council must make clear that the Chinese government should fully abide by the terms and spirit of the Sino-British Joint Declaration of 1984 that set the stage for the 1997 handover from British rule. We applaud the G7 leaders for backing our autonomy at such a trying time and ask that they continue to speak out.
Third, we ask everyone to back calls for the Hong Kong government to launch an independent inquiry into the police’s use of excessive force. We also call for an end to sales of crowd-control equipment to the Hong Kong police, who have shown in recent months a bloodthirsty penchant for violence in their policing tactics.
Finally, we urge politicians in America to support and pass the Hong Kong Human Rights and Democracy Act as soon as possible, to pay close attention to infringements of the “one country, two systems” principle and to impose sanctions on those who deny Hong Kongers their rights.
Our city finds itself in an uncomfortable place: on the front line between freedom and autocracy
I am not the face of Hong Kong’s protests this time. The anti-extradition movement is larger and much more organised than the Umbrella Movement in 2014.
The arrests will not stop our determination. We have before us many more long months of tears and suffering, as a looming purge threatens not just those who take to the streets, but also across all business, education, health-care and transport sectors of Hong Kong.
The entire city stands in a united front against the government, but every day Ms Lam’s administration fans the flames with threats. Her attempts at so-called dialogue convince nobody.
In any democracy, this level of resistance, over such a long period of time, would have finished the political career of a leader like Ms Lam. But because we do not live in a democracy yet, she can watch from her glass tower while battles rage outside, and her regime—under the directives of Beijing—continues to gobble up the children of Hong Kong.
Our city finds itself in an uncomfortable place: on the front line between freedom and autocracy. But our backs are against the wall and if we are cowed by fear now, there won’t be another chance to speak out. Beyond the barricades we long to see a Hong Kong free from tyranny and a puppet government.
We long to have a home where civil freedoms are respected, where our children will not be subject to mass surveillance, abuse of human rights, political censorship and mass incarceration. We stand with all the free peoples of the world and hope you stand with us in our quest for justice and freedom.
__________
Joshua Wong is the Secretary General of Demosisto. He was arrested on August 30th, and now released on bail, for his role in the ongoing pro-democracy demonstrations.
Other guest commentaries in the “Hong Kong’s Future” series include: 
Regina Ip
Christine Loh
Fernando Cheung
Nathan Law Kwun-chung
Kevin YamAnson Chan
https://www.economist.com/open-future/2019/08/31/we-long-to-see-a-hong-kong-free-from-tyranny