Ảnh vệ tinh Mỹ phát
hiện xưởng đóng tàu sân bay bí mật của Trung Quốc
Trọng NghĩaĐăng
Ảnh
vệ tinh chụp xưởng đóng tàu Giang Nam (Jiangnan), Thượng Hải, Trung Quốc, ngày
18/09/2019Mandatory credit CSIS/ChinaPower/Airbus 2019/Handout via REUTER
Ảnh vệ tinh thương mại
mới nhất của Mỹ đã cho biết thêm nhiều chi tiết về chiếc tàu sân bay thứ ba mà
Trung Quốc đang đóng, và nhất là đã phát hiện ra điều được giới phân tích cho
là nhà máy đóng tàu sân bay hay các loại tàu cực lớn của Trung Quốc.
Các ảnh kèm theo phần phân tích đã được Trung Tâm
Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington công bố hôm qua
17/10/2019 trong bản tin « Theo dấu tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc ».
Theo trung tâm nghiên cứu Mỹ, các ảnh vệ tinh với độ
phân giải cao chụp ngày 18/09/2019 xưởng đóng tàu Giang Nam, ở ngoại ô Thượng
Hải (Trung Quốc). So sánh các ảnh mới với những tấm hình chụp vào tháng Tư vừa
qua, giới phân tích ghi nhận nhiều tiến triển trong việc đóng chiếc tàu sân bay
thứ ba của Trung Quốc.
Đối với CSIS, công việc đóng tàu vẫn ở giai đoạn đầu,
phần thân tàu đang được hoàn thành, nhưng căn cứ vào các bộ phận khác nhau của
con tàu đã được chế tạo trước, trung tâm nghiên cứu Mỹ cho rằng phần thân tàu
sẽ được hoàn tất trong 12 tháng, sau đó sẽ là việc lắp ráp các bộ phận bên
trong và phần boong tàu, cũng như các thượng tầng kiến trúc trên boong.
Với các chi tiết thu thập được, và những thông tin
khác đã được tiết lộ, CSIS cho rằng chiếc tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc sẽ
là tàu đầu tiên có boong phẳng và hệ thống phóng máy bay, cho phép chở theo
nhiều loại máy bay hơn. Hai tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc như chiếc Liêu
Ninh và chiếc tàu tự đóng đang chạy thử đều khá nhỏ, chỉ mang theo được khoảng
25 chiếc máy bay.
ADVERTISING
Theo nhà phân tích Matthew Funaiole thuộc CSIS, hình
ảnh vệ tinh mới nhất xác nhận rằng chiếc tàu thứ ba này của Trung Quốc cho dù
nhỏ hơn loại siêu hàng không mẫu hạm 100.000 tấn của Mỹ, nhưng lớn hơn chiếc
Charles de Gaulle của Pháp chỉ là 42.500 tấn.
Điểm quan trọng hơn vừa được ảnh vệ tinh phát hiện
chính là xưởng đóng tàu Giang Nam được mở rộng, các cơ sở và thiết bị được xây
dựng thêm tại đấy.
Theo ghi nhận của CSIS, bến cảng lớn ở cửa sông Dương
Tử, gồm cả một cầu tàu dài gần 1km và các tòa nhà lớn để chế tạo các bộ phận
của tàu sân bay, đã gần hoàn tất. Trong khi đó, cách đây một năm, phần lớn khu
vực bến cảng này chỉ là đất nông nghiệp bỏ hoang.
Trả lời hãng tin Anh Reuters, chuyên gia phân tích
Matthew Funaiole của CSIS cho rằng việc mở rộng cơ sở hạ tầng đồng thời với
công việc đóng tàu là dấu hiệu cho thấy cơ xưởng này sẽ là « một nơi
chuyên dùng để đóng các loại tàu sân bay hoặc các tàu lớn khác ».
Chuyên gia phân tích hải quân Collin Koh tại Singapore
cũng cùng nhận định và cho biết thêm là một cơ sở hiện đại, chuyên trách, đặt
tại một hòn đảo thưa dân cư ở cửa sông Dương Tử có lẽ an ninh hơn là xưởng đóng
tàu chật hẹp ở Đại Liên, miền bắc Trung Quốc, nơi chiếc tàu sân bay thứ hai của
Trung Quốc được đóng.
Phát hiện của ảnh vệ tinh mà CSIS vừa công bố cũng
khẳng định xu thế được Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (IISS) tại Luân Đôn
từng đưa ra, theo đó, các xưởng đóng tàu quân sự của Trung Quốc hiện đang tập
trung vào việc đóng các tàu chiến lớn.
Mới đây, Hải Quân Trung Quốc đã hạ thủy 4 tuần dương
hạm cỡ lớn loại 055 (Type 055), cũng như chiếc tàu chở trực thăng đầu tiên loại
075.