22.02.2020

Câu hỏi liên quan đến dịch Coronavirus cho đến nay không ai trả lời chính xác, đầy đủ được vì nhiều lý do -TS Duong Hong-An

Câu hỏi liên quan đến dịch Coronavirus cho đến nay không ai trả lời chính xác, đầy đủ được vì nhiều lý do
Bildergebnis für Coronavirus

  1. Bệnh này nay có tên chính thức là COVID-19.
  2. Vi trùng Coronavirus gây bệnh nay có tên chính thức là SARS-COV-2. Vi trùng này là một vi trùng mới xuất hiện. Các khoa học gia cũng chưa biết rõ ràng về các đặc tính của nó.
  3. Hiện có rất nhiều tin về bệnh dịch này được loan truyền rồn rập trên mạng, mặc dù chưa  được kiểm chứng y học, nhiểu khi có thể là fake news nữa.

Xin chú ý để phân biệt: Bệnh cúm mà ta thường biết, tiếng Đức: Grippe, tiếng Anh: Flu, tên y khoa: Influenza, do vi trùng Influenzavirus gây ra, thường có ở Đức mỗi mùa đông (mùa cúm), có những triệu chứng như đau cổ, đau chân, tay, nhức đầu, sốt, nóng lạnh, ho khan, mệt mỏi, phát bệnh đột ngột…làm nhiều người bị cúm hoang mang, lo sợ họ cũng bi bệnh COVID-19.

 Còn nhiều uẩn khúc về bệnh COVID-19:
  1. Thời gian lây vi trùng cho tới khi phát bệnh không rõ ràng: từ 3-4 ngày cho đến 2 tuần, nên những ai bị nghi ngờ nhiễm vi trùng phải bị cô lâp, cách ly 2 tuần.
  2. Người ta cho rằng ta có thể bị lây vi trùng từ những người bề ngoài coi khỏe mạnh nhưng đã được xét nghiệm xác định đã bị nhiễm trùng. Điều này cũng gây rất nhiều hoang mang. Ngoài đường phố, nơi công cộng người Đức tránh né người Á Châu, vì nghi ngờ họ mắc bệnh COVID-19.
  3. Tại sao người Tầu tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, mắc bệnh này nhiều nhất, trầm trọng nhất, chết nhiều nhất?
  4. Tại sao người ngoại quốc sống ở Vũ Hán, bị lây tại Vũ Hán, hoặc bị lây từ người Tầu xuất thân từ Vũ Hán (thí dụ như trường hơp nhân viên công ty Webasto, Bayern) chỉ bị nhẹ, có khi nhẹ hơn cả cảm cúm thường (Grippe)? Hơn 120 người Đức sống ở Vũ Hán, được đưa về Đức và được cô lập, cách ly 2 tuần trong bệnh viện, đã được về nhà hôm 16.02.2020, được coi là khỏe mạnh. Cả 2 người Đức được thử nghiệm, xác định bị lây vi trùng SARS-COV-2 nhưng không phát bệnh, cũng được ra viện.
Người bệnh Coronavirus chết bên Pháp là một du khách người Tầu, cư dân Vũ Hán, lớn tuổi, 80 tuổi.
  1. Dữ kiện về các bệnh nhân tại Vũ Hán bị chết về nhiễm trùng Coronavirus đều là người cao niên hoăc là người đã mắc các chứng bệnh hiểm nghèo khác có đúng hoàn toàn không?
  2. Nơi bị lây vi trùng? Thời gian tiếp xúc với vi trùng? Ta bị lây vi trùng vì thường xuyên có mặt tại những nơi có nồng độ (Konzentration) vi trùng rất cao trong không khí, trong môi trường chung quanh ta, như chợ bán gà sống tại Vũ Hán, hay chinh trong các bệnh viện chữa tri người bệnh ở Vũ Hán?
Còn trường hợp chỉ tiếp xúc ngắn hạn với một người đẳ bị bệnh thì sao, thí dụ ngồi gần họ vài phút trong xe bus?

Những dữ kiện tin được:
  1. Được coi như bị lây bệnh COVID-19 nếu kết quả xét nghiệm mẫu trong cổ họng (Rachenabstrichthroat swab) xác định đúng là tìm được vi trùng SARS-COV-2 trong người bệnh, còn gọi là kết quả xét nghiệm dương tính
  2. Không phải ai được xác định bị nhiễm trùng SARS-COV-2 (kết quả dương tình) cũng sẽ phát bệnh và nếu phát bênh sẽ có trường hợp nặng, nhẹ.
  3. Kết luân cho rằng bị bệnh COVID-19 chỉ qua triệu chứng sốt, nóng lạnh trên 38°C bằng cách đo nhiệt độ cơ thể ở chỗ công cộng (phi trường, nhà ga..) như bên Trung quốc đã làm là không đúng. Các tin tức mới, ngày hôm qua, cho biết chính Trung quốc đã thay đối „cách đếm“ bệnh nhân thực sự bị bệnh (kết quà xét nghiệm dương tính) nên con số người thực sự mắc bệnh đột nhiên giảm xuống nhiều. Trước kia, theo lối đếm cũ, tất cả những ai bị sốt trên 38°C đều bị coi là bệnh nhân COVID-19 nên số người bị coi là mắc bênh COVID-19 rất cao. Một điều nguy hại nữa có thể xẩy ra là việc người bệnh „không thật“ bị nhập viện ở chung với người bệnh „thật“ khiến người bệnh „không thật“ sau đó bị lây vi trùng và trở thành người bệnh „thật“! Một bi hài kịch !

Kết luận tạm

Dựa vào các uẩn khúc, các dữ kiện nêu trên tôi tạm kết luận như sau:
  1. Cũng như các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh khác, vi trùng SARS-COV-2 tùy trường hợp có thể hiện hữu trong không khí, trong môi trường quanh ta. Tùy trường hợp, các vi trùng, vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể con người và có thê gây bệnh. Nói một cách khác: không nơi nào là không có vi trùng, vi khuẩn cả, chỉ có các phòng mổ trong bệnh viện mới được coi là sạch sẽ, tiệt trùng/steril (mà  cũng không 100%).
  2. Mỗi năm mùa đông ở Đức có dịch cúm Grippe/Flu/Influenza do vi trùng Influenzavirus gây ra. Nhưng  không phải ai cũng sẽ bị cúm, mà chỉ có thiểu số (tương đối) sẽ phát bệnh cúm nặng, nhẹ, hay bị tử vong. Các dịch cúm này có năm hoàng hoành rất mạnh, có năm nhẹ hơn. Bệnh COVID-2 cũng có thể tương tư như vậy.
  3. Tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch (Immunsystem) / sức đề kháng của từng cá nhân, vi trùng đã xâm nhập, nằm trong cơ thể, nhưng còn thụ động, bất động, sẽ trỗi dậy tấn công ta và bệnh sẽ phát hiện. Điều này cũng giải thích tại sao ở Vũ Hán người cao niên hay những ai đã mắc các chứng bệnh nặng kháctức là sức miễn dịch, đề kháng của họ suy giảm mạnh, so sánh với người trẻ, khỏe mạnh, thường phát bệnh rất nặng, đưa đến tử vong.
  4. Cho đến nay không có thuốc chữa bệnh COVID-19, kể cả bệnh cúm Grippe/Flu, do vi trùnggây ra. Không có hóa chất nào có thể hủy diệt được vi trùng, trong khi thuốc kháng sinh/trụ sinh (Antibiotika) diệt được vi khuẩn (nhưng không diệt được vi trùng).
  5. Cách tránh bệnh tốt nhất là chích ngừa, tiêm chủng, nhưng đối với vi trùng SARS-COV-2 thì chưa có thuốc chủng, trong tiếng Việt còn gọi là Vắc xin (từ Vaccine trong tiếng Anh). Vi trùng SARC-COV-2 là loại vi trùng mới xuất hiện nên cần ít nhất 18 tháng nữa mói có thuốc chủng (từ lúc nghiên cứu cho đến lúc được cho phép xử dụng). Bộ y tế Trung quốc nói đến tháng 4 này họ sẽ có thuốc chủng. Có thể họ quá lạc quan hoặc họ muốn làm yên lòng bệnh nhân.

Mình (khỏe mạnh, gesund) làm được gì trong mùa bênh dịch này?
Các điều quan trọng ta nên quan tâm đến:

-Tránh đi các nơi cộng cộng, đông người 
như tham dự đại hội văn nghệ, Tết, đi chợ siêu thị, đi tầu, đi máy bay ….Đáng quan tâm đến là các chuyến bay liên lục địa 10-12 tiếng. Trong xuốt thời gian này ta „trao đổi, hít thở“ không khí với nhiều người quanh ta. Ngoài ra hệ thống điều hòa không khí trong máy bay cũng là một vấn đề.

-Tránh bắt tay
Nên tránh bắt tay người khác. Nói thẳng với họ về vấn đề này, họ sẽ chấp thuận. Nay tại nhiều phòng mạch các bác sĩ cũng không bắt tay bệnh nhân nữa.

-Rửa tay thường xuyên.
Vì rất khó tránh sờ, rờ vào nhiều nơi (nắm cửa, cánh tay ghếphòng vệ sinh…) ở các nơi công cộng đông người, nên cố gắng tìm chỗ rửa tay và sau đó lau khô bằng khăn giấykhông dùng máy phun hơi nóng.

-Giữ gìn sức khỏe, giữ sức miễn dịch, đề kháng ở tình trạng tốt
Măc quần áo ấm, ngủ đầy đủ, ăn uống lành mạnh, ăn nhiều hoa quả, trái cây, uống nước nhiều, bớt rượu, bớt hút thuốc

Ngoài ra cũng nên
-          Tránh dùng bàn tay dụi mặt, dụi mắt, dụi mũi, ngoáy mũi. Mỗi ngày mình dụi mắt, mũi, gãi đầu, gãi tai …cả chục lần là, có khi cả trăm lần.
-          Khi phải hắt hơi: không hắt hơi vào bàn tay mà chỉ hắt hơi vào cánh tay! Tốt nhất là hắt hơi vào khăn mù xoa giấy, khăn tay giấy rồi vứt đi ngay. Phài lấy khăn mù xoa rất nhanh!
-          Sau khi bắt tay nhiều người, thì dụ tại hội Tết, ta có thể dùng khăn gọi nôm na là khăn sát trùng (Hygiene-Tücher) hay lọ thuốc sát trùng (Hygiene-Spray) để lau tay, thường bán trong các chợ dm-Markt, Rossmann…Nhưng các khăn, lọ sát trùng này cũng chỉ diệt vi khuẩn thôi chứ không diệt vi trùng được. Dùng các khăn, lọ này chỉ là một cách „rửa tay tạm“, nếu không có chỗ rửa tay đàng hoàng.
-          Đeo, mang khăn bit miệng, bịt mũi, còn gọi là khẩu trang. Mình thường thấy người Nhật, Tầu rất thường dùng khăn bịt mũi, miệng trong mùa cúm mỗi năm. Các khăn này cũng chỉ „lọc“ được một phần nào vi trùng bay vào mũi thôi, 100% thì không được.
-          Nếu chính mình bị cảm cúm thì nên đeo khăn bit mũi, miệng để tránh truyển bệnh, vi trùng từ mình sang người khác.

Về 2 ý kiến của B.:

-  Tế nhị xin những người mới từ Vietnam trở về Đức ở nhà 2 tuần trước khi đi ra ngoài, tiếp xúc người ngoài:  khó thực hiên được, nhất là đaị đa số phải đi học, đi làm.
-  tự báo và xin bác sĩ lấy mẫu trong cổ họng (Rachenabstrich/throat swab)? : nếu bác sĩ đồng ý, nhưng nếu chỉ đề phòng ngừa (Prevention) mà không hề có triêu chứng gì thì tôi nghĩ khó thực hiện được. Hơn nữa, trong trường hợp chỉ đơn thuần phòng ngừa, mình sẽ phải tự trả phí tổn cao cho việc lấy mẫu cuống họng và việc xét nghiệm vi trùng.

Nói tóm lại:
-khả năng lây vi trùng SARS-COV-2 và bị bệnh COVID-19 ở Đức rất thấp
-bình tâm, không tin và không phổ biến những tin tức có tính cách giật gân
-ngoài ra cũng xin chú ý: mùa cúm ở Đức đã bắt đầu. Các phòng thí nghiệm y khoa báo cáo, xác nhận từ ngày 27 tháng 1 đến 14 tháng 2 đã có 79.263 ca nhiễm cúm ở Đức với 130 bệnh nhân tử vong.
Khoảng 13.300 người bệnh cúm phải vào điều trị tại bệnh viện. Như thế trong mùa cúm Grippe/flu hiện nay, ngửa, tránh bệnh cúm quan trọng hơn là lo sợ bị lây bệnh COVID-19. Và cũng đừng quên hảng năm vào mùa thu, đầu mùa đông ta nên đi chích ngừa bệnh cúm Grippe/flu.

TS Duong Hong-An