𝐓𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦 𝐜𝐨́ 𝐢́𝐜𝐡 𝐜𝐡𝐨 𝐦𝐮̀𝐚 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐕𝐮̃ 𝐇𝐚́𝐧
GS. Nguyễn Văn Tuấn
Mỗi chúng ta cần tăng cường hệ thống miễn dịch để phòng chống nhiễm SARS-Cov-2. Một biện pháp thực tế nhứt để tăng cường hệ miễn dịch là qua thực phẩm. Dưới đây là một danh sách các thực phẩm và rau quả giúp tăng cường hệ miễn dịch (28). 𝑴𝒐̂̃𝒊 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒄𝒐́ 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒌𝒆̂ 𝒌𝒆̀𝒎 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝒄𝒖̛́𝒖 𝒌𝒉𝒐𝒂 𝒉𝒐̣𝒄:
1. Trái 'Việt quất’ (blueberries) và nho đen: là loại trái có chất anthocyanin với đặc tính chống oxy hoá, và do dó có thể tăng cường hệ miễn dịch (1).
2. Nghệ (curcumin) cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch vì có đặc tính kháng viêm và chống oxy hoá (2).
3. Cá giàu chất dầu omega: cá mòi, cá salmon, v.v. rất giàu dầu omega-3 fatty acids, cũng giúp ích cho hệ thống miễn dịch (3-4).
4. Cải lơ (Broccoli). Giàu vitamin C và kháng oxy hoá (5).
5. Khoai lang: Giàu beta carotene (nguồn vitamin A), một hoạt chất chống oxy hoá. Có thể giúp dưỡng da và tăng sức đề kháng của hệ miễn dịch (6-7).
6. Rau xanh (spinach): giàu các chất chống oxy hoá như flavonoids, carotenoids, vitamin C, vitamin E. Trong đó, vitamins C and E có thể giúp yểm trợ hệ miễn dịch (8-9).
7. Gừng: được biết đến như là thực phẩm kháng viên và chống oxy hoá qua nhiều nghiên cứu (10-15).
8. Tỏi: thường được dùng để chống cảm cúm và phòng ngừa vài bệnh khác, khá có hiệu quả (16).
9. Trà xanh: có thể tăng cường hệ miễn dịch và giảm nhiễm khuẩn như trái Việt quấc (17).
10. Đậu hướng dương (sunflower seeds): giàu vitamin E, có khả năng chống oxy hoá, chống lại free radicals (18-19).
10. Đậu hạnh (almonds): một nguồn vitamin E, có chứa manganese, magnesium, và chất xơ, rất có ích cho hệ thống miễn dịch.
11. Cam và trái kiwi: một nguồn vitamin C tuyệt vời, giúp chống cảm cúm và cải thiện hệ thống miễn dịch (21).
12. Trái tiêu (red bell pepper): ít thấy ở nông thôn VN nhưng khá nhiều ở thành phố và phương Tây. Trái này giàu vitamin A và quercetin, tức hai chất có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch qua rất nhiều nghiên cứu (22-25).
13. Đậu bắp (okra): có hiệu quả chống oxy hóa và chống mệt mỏi, và giúp tăng cường hệ miễn dịch (26).
14. Chocolate đen: nổi tiếng hàm chứa chất chống oxy hoá và giúp tăng cường hệ miễn dịch nhưng chỉ ăn liều lượng vừa phải (27).
Hi vọng thông tin này có ích cho các bạn quan tâm. Tôi nghĩ chắc còn nhiều thực phẩm khác cũng có ích cho hệ miễn dịch, nhưng đây là danh sách mà họ chia sẻ. Thường, tôi rất nghi ngờ những phát biểu về thực phẩm và bệnh tật, nhưng lần này tôi thấy có thể chia sẻ vì mỗi thực phẩm đều có chứng cớ khoa học (29). Xin cám ơn các bạn Thái Lan đã có công sưu tầm (mà chắc các bạn ấy đâu đọc được tiếng Việt).
===
(1) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4863266/
(2) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5664031/
(3) https://ard.bmj.com/content/73/11/1949
(4) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3257669
(5) https://academic.oup.com/…/10.1093/biohorizons/hzs004/220345
(6) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3551189/,
(7) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3583891/
(8) https://www.researchgate.net/…/316488658_NUTRITIONAL_VALUE_…,
(9) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23830380
(10) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23123794
(11) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29861127
(12) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/30011890
(13) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16338110
(14) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29109311
(15) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3665023/
(16) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3928210/
(17) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4863266/
(18) https://www.researchgate.net/…/275653985_THERAPEUTIC_POTENT…
(19) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23830380
(20) https://onlinelibrary.wiley.com/doi/pdf/10.1002/jsfa.2659
(21) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23830380
(22) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3783921/
(23) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3997530/
(24) https://journals.plos.org/plosone/article…
(25) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2906676/
(26) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4632455/
(27) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4335269/
(2) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5664031/
(3) https://ard.bmj.com/content/73/11/1949
(4) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3257669
(5) https://academic.oup.com/…/10.1093/biohorizons/hzs004/220345
(6) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3551189/,
(7) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3583891/
(8) https://www.researchgate.net/…/316488658_NUTRITIONAL_VALUE_…,
(9) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23830380
(10) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23123794
(11) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29861127
(12) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/30011890
(13) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16338110
(14) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29109311
(15) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3665023/
(16) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3928210/
(17) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4863266/
(18) https://www.researchgate.net/…/275653985_THERAPEUTIC_POTENT…
(19) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23830380
(20) https://onlinelibrary.wiley.com/doi/pdf/10.1002/jsfa.2659
(21) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23830380
(22) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3783921/
(23) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3997530/
(24) https://journals.plos.org/plosone/article…
(25) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2906676/
(26) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4632455/
(27) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4335269/
(28) Chú thích: Tôi không phải là chuyên gia về dinh dưỡng; cái note này chỉ chia sẻ thông tin. Các bạn có thể tham khảo những bài báo khoa học và tự đánh giá, hay tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng có 𝙠𝙞𝙣𝙝 𝙣𝙜𝙝𝙞𝙚̣̂𝙢 𝙠𝙝𝙤𝙖 𝙝𝙤̣𝙘.