02.11.2022

DÂNG MỘT TẤC ĐẤT - MỘT THƯỚC BIỂN CHO GIẶC ĐẠI HÁN: TỘI TRU DI !!! - (trích lời Vua Lê Thánh Tông ) -Đỗ Ngọc Uyển

 DÂNG MỘT TẤC ĐẤT - MỘT THƯỚC BIỂN CHO GIẶC ĐẠI HÁN: TỘI TRU DI !!! (trích lời Vua Lê Thánh Tông )


Truyền Thuyết Lập Quốc:

Tích xưa kể rằng Mẹ Âu Cơ đẻ ra cái bọc được 100 con trai. Ngày lập quốc, Cha Lạc-Long-Quân bảo Mẹ Âu Cơ: "Ta là dòng-dõi Long-Quân, nhà ngươi là dòng-dõi Thần-Tiên, ăn ở lâu với nhau không được, nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam-Hải".
Truyền thuyết kể trên hàm ý rằng: Từ thời lập quốc, lãnh tổ nước Văn Lang gồm cả núi và biển Nam Hải tức Biển Đông. Và lòng Biển Đông là triền đất từ núi (của Mẹ Âu Cơ) trườn ra Biển Đông. Đây là cách giải thích của tổ tiên chúng ta. Và, vì thế, Biển Đông là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam và đã đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia từ thời lập quốc cho tới nay.
Ngày nay, theo môn Đại Dương Học (Oceanography và Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (The United Nation Convention On The Law of The Sea /UNCLOS) thì Biển Đông là thềm lục địa của Việt Nam bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý kể từ đường cơ sở. Điều này có nghĩa rằng tất cả những tài nguyên trong lòng Biển Đông thuộc chủ quyền khai thác của Việt Nam.
Tên cướp biển Tập Cận Bình cùng tên Việt gian Nguyễn Phú Trọng đang âm mưu biến Biển Đông của Việt Nam thành vùng tranh chấp để cướp đoạt tài nguyên biển của Việt Nam. Tập Cận Bình tuyên bố hình lưỡi bò gồm 9 khúc chiếm hết 80% diện tích Biển Đông gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và tất cả vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân và Bruni là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Với giọng lưỡi của tên cướp biển, Tập Cận Bình tuyên bố rằng: “Đường lưỡi bò này có giá trị lịch sử không thể tranh cãi kể từ thời ông Bành Tổ...??”. Sự thật là tấm bản đồ đầu tiên có hình “đường lưỡi bò” được Vụ Biên Giới và Lãnh Thổ thuộc Bộ Nội Vụ nước Cộng Hoà Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch xuất bản tháng 2/1948, với tên: Nam Hải Chư Đảo Vị Trí Đồ.
Từ nguyên thủy, đường lưỡi bò này có tới 11 khúc, nhưng chúng cắt hai khúc để còn lại 9 khúc như hiện nay.
Tên cướp biển Tập Cận Bình thường xuyên đưa các tầu cướp biển ngụỵ danh tàu của lực lượng chấp pháp nghề cá và tàu hải chính xâm nhập phi pháp vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chúng chặn đánh, đập phá và cướp hết hải sản cùng dụng cụ đi biển, bắt giữ tàu và thuyền trưởng cùng nhân viên và đòi tiền chuộc mạng. Trong khi đó, tên Trọng Lú hèn hạ ra lệnh cho các cơ quan truyền thông và báo chí gọi chúng là “tàu lạ, tàu nước ngoài” làm 5 ngư dân mất tích.
Một trích đoạn của tin trong nước:
"Năm ngư dân Khánh Hòa hiện vẫn mất tích sau khi tàu cá đánh bắt xa bờ của họ bị một tàu lạ đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa. Cơ quan hữu trách Việt Nam thông báo tin này sáng nay 9/3. Vụ chìm tàu xảy ra vào ban đêm, nhưng tin tức không xác định là ngày nào.
Báo chí Việt Nam cho biết sau khi tín hiệu cấp cứu được cơ quan chức năng phát tán, hiện đã có có 21 tàu đánh cá Việt Nam hoạt động trong khu vực tham gia tìm kiếm 5 ngư dân lâm nạn. Các tàu cá tiếp cứu đã phát hiện thân tàu lâm nạn số hiệu KH96640, nhưng chưa tìm thấy các ngư dân mất tích.
Những người này trước đó đã điện cho tàu bạn báo tin tàu bị chìm và họ đã chuyển sang một thuyền thúng.
Tàu cá KH 96640 TS, do ông Nguyễn Tầm làm thuyền trưởng, tàu dài 17 mét trị giá 1, 3 tỷ đồng và được trang bị để đánh bắt cá ngừ đại dương”.
DI CHÚC CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
(1473)​
NẾU CÁC NGƯƠI ĐEM MỘT THƯỚC SÔNG, MỘT TẤC ĐẤT CỦA THÁI TỔ LÀM MỒI CHO GiẶC THÌ PHẢI TỘI TRU DI
Sau đây xin liệt kê đất và biển mà Việt Cộng đã dâng cho Tàu Cộng theo tài liệu trong nước:
1. Hiệp Định ký ngày 5/10/2000, VC dâng cho Tàu Cộng 9% diện tích 126,500 km2 của Vịnh Bắc Bộ, tức 11,205 km2.
2. Hiệp Định ký ngày 30/12/1999, VC dâng cho Trung Cộng 789 km2 dọc theo đường biến giới phía Bắc trong dó có ½ Thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng và Ải Nam Quan thuộc tình Lạng Sơn. Đây là hai di sản của tổ tiên để lại từ thời lập quốc.
3. Dâng đất cho Tàu Cộng dưới hình thức cho thuê đất trồng rừng. Sau đây là hai trích đoạn của báo trong nước:
“Hiện tổng diện tích đất cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trực tiếp trồng rừng là 288.974 ha (3000km2) giá thuê đất quá thấp (bình quân khoảng 180.000 đồng một ha) trong khi người dân địa phương vẫn có nhu cầu nhận đất để trồng rừng.”
Ghi chú của người viết: 288.974 ha tương đương với 3000 km2.
“Khảo sát của phóng viên VietNamNet cho thấy, nếu giá một bó rau muống 100 cọng ở Hà Nội được bán với giá 4.000 đồng, thì giá 1m2 đất ở Quảng Nam được tỉnh này cho công ty Innov Green cho thuê mỗi năm với giá 2,75 đồng/ m2 (tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, thời hạn 50 năm), tính ra không đủ mua... 1 cọng rau muống!”.
4. Dâng cho Tàu 23,000 ha đất tương đương với 230 km2 để lập khu kỹ nghệ tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Dưới đây là vài trích đoạn của báo trong nước:
“Với gần 23 nghìn ha (tương đương với 230 Km2) của 9 xã thuộc huyện Kỳ Anh, Vũng Áng đang "tích tụ" để trở thành khu vực kinh tế phát triển nhất của tỉnh Hà Tĩnh trong nay mai”
Báo Tiền Phong ngày 17/6/2013 viết:
“Sau khi Formosa đã tiến hành lễ khởi công xây dựng nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (tháng 12/2012) - một dự án thành phần quan trọng trong khu liên hợp có diện tích trên 3.300 ha, từ đó đến nay, khu vực này được cho là “nội bất xuất ngoại bất nhập”.
“Người dân bình thường không thể vào trong khu vực dự án vì chủ đầu tư thuê bảo vệ canh tứ phía. Nhiều người dân được hỏi cho biết, dù ở ngay bên cạnh dự án nhưng việc chủ dự án làm gì bên trong thì không hay biết. Không chỉ người bình thường mà báo chí chính thống của nhà nước muốn thâm nhập thực tế để viết bài cũng không được”.
5. Dâng 42,000 km2 đất khai thác mỏ Bauxite tại Đắc Nông, Cao Nguyên Trung Phần.
Tổng cộng: 11,205 km2+789 km2+3000km2+230 km2+42,000 km2 = 57,000 km2
Các loại đất gồm rừng đầu nguồn, đất lập các khu kỹ nghệ, đất khai thác mỏ… mà VC dâng cho Trung Cộng không ai biết là bao nhiêu nhưng chắc chắn gấp nhiều lần con số kể trên.
Di Chúc của Vua Lê Thánh Tông:
NẾU CÁC NGƯƠI ĐEM THƯỚC SÔNG, MỘT TẤC ĐẤT CỦA THÁI TỔ LÀM MỒI CHO GIẶC THÌ PHẢI TỘI TRU DI
Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã dâng cho Tàu Cộng ít nhất 57 ngàn km2 đất và biển, vậy tội Tru Di chưa xứng với chúng!
Vua Trần Nhân Tông cũng để lại di chúc như sau:
DI CHÚC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG
(1258-1309)
Các Người chớ quên!
Nghe lời Ta dạy
Chính nước lớn
Làm những điều bậy bạ
TRÁI ĐẠO LÀM NGƯỜI
Bất nghĩa bất nhân
Ỷ nước lớn
Tự cho mình cái quyền ăn nói!
Nói một đường làm một nẻo! Vô luân!
Chớ xem thường chuyện nhỏ ngoài biên ải.
Chuyện vụn vặt thành lớn chuyện: NGOẠI XÂM!
Họa Trung Hoa!
Tự lâu đời truyền kiếp!
Kiếm cớ này bày chuyện nọ! TÀ MA!
Không tôn trọng biên cương theo quy ước
Tranh chấp hoài! Không thôn tính được ta
Chúng gậm nhấm Sơn Hà và Hải Đảo
Chớ xem thường chuyện vụn vặt Chí Nguy!
Gặm nhấm dần
Giang Sơn ta nhỏ lại
Tổ ĐẠI BÀNG thành cái tổ chim di
Các việc trên khiến Ta đây nghĩ tới
Canh cánh bên lòng “ĐẠI SỰ QUỐC GIA”!
Chúng kiếm cớ xua quân qua ĐẠI VIỆT
Biến nước ta thành quận huyện Trung Hoa!
VẬY NÊN
CÁC NGƯỜI PHẢI NHỚ LỜI TA DẶN
KHÔNG ĐỂ MẤT
MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI
HÃY ĐỀ PHÒNG
QUÂN ĐẠI HÁN TRUNG HOA!
Con chim gần chết tiếng kêu thương...; Con người gần chết lời nói thành thực. Đọc kỹ những lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tông mới thấy mỗi chữ, mỗi câu trong Bản Di Chúc là những lời tâm huyết cuối đời của nhà Vua về: “Cái Họa Trung Hoa Từ Lâu Đời Truyền Kiếp là Đại Sự Quốc Gia luôn luôn canh cánh bên lòng nhà Vua”.
Nhà Vua được truyền ngôi tháng 11 năm 1278 khi chưa được 20 tuổi. Khi đó tin thám báo từ biên giới cho biết Đề Quốc Nguyên Mông đang chuẩn bị xâm lược Đại Việt, Vua Trần Nhân Tông và Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông mở Hội Nghị Quân Sự Bình Than vào tháng 10 âm lịch năm 1282 với sự tham dự của các vị Tướng Soái để bàn phương sách đánh quân xâm lược phương bắc. Chính tại Hội Nghị này, Vua Trần Nhân Tông - với sự chấp thuận của Thái Thượng Hoàng - đã quyết định trao quyên tổng chi huy cho Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo và Trần Khánh Dư làm phó..
Tiếp theo Hội Nghị Bình Than, năm 1284, Thượng Hoàng Trần Thái Tông mở Hội Nghị Diên Hồng mời các bô lão đại diện cho toàn dân trong toàn quốc về kinh tại Điện Diên Hồng để bàn Quốc Sự. Trước khi vào họp, chính Thượng Hoàng đã ban yến cho các bô lão. Khi vào họp, Thượng Hoàng đã trình bày rõ âm mưu thôn tính nước ta của giặc Nguyên Mông và Nhà Vua đặt câu hỏi: HÒA hay CHIẾN? - một tiếng hô bật ra từ miệng toàn thể các bô lão: CHIẾN vang dội cả Điện Diên Hồng mà dư âm còn vang tới ngày nay...
Đế Quốc Nguyên Mông xâm lăng Việt Nam lần thứ nhất
Đúng như dự liệu, năm 1285, Vua Nguyên Mông Hốt Tất Liệt đã cử Ngột Lương Hợp Thai (wouleangotai) mang khoảng 50 vạn quân theo lưu vực sông Hồng tiến xuống uy hiếp phía bắc ngày 17-1-1285 rồi tràn vào Kinh Đô Thăng Long một cách dễ dàng. Vua quan nhà Trần phải lui về vùng Thiên Mạc (Khoái Châu, Hải Hưng)
Ngày 27-1-1285, quân ta từ Thiên Mạc do Trần Quốc Tuấn chỉ huy ngược dòng sông Hồng tiến công vũ bão vào Đông Bộ Đầu (gần Cầu Long Biên – Hà Nội) khiến địch quân phải trốn chạy về hướng tây bắc nhưng bị vị chủ tướng người thiểu số là Hà Bổng chận đánh và tiêu diệt tại Quy Hóa. Bại binh của đoàn quân xâm lược đạp lên nhau mà chạy về hướng Vân Nam. Vua quan nhà Trần cùng toàn quân Đại Việt đã anh dũng đánh bại cuộc xâm lăng của đế quốc Mông Cổ lần thứ nhất (1285).
Đế quốc Nguyên Mông của Thành Cát Tư Hãn, một triều đại đã từng mang quân xâm lăng dẫm nát cả một vùng đất rộng lớn từ Á sang Âu, nhưng đã bị quân dân Đại Việt đánh bại khi đặt bước chân xâm lăng lên lãnh thổ Đại Việt.
Đế Quốc Nguyên Mông xâm lăng Việt Nam lần 2
Năm 1286, Hốt Tất Liệt lại cử đại quân sang xâm lược nước ta để phục thù. Lần này, Thoát Hoan mang 500,000 quân tiến vào miền Bắc và Toa Đô đưa 500 chiến thuyền cùng 10,000 quân theo đường biển tiến vào.
Trước khí thế như chẻ tre của đoàn quân Thoát Hoan và khi thấy Hưng Đạo Vương lui quân về Vạn Kiếp, vua Trần Nhân Tông mới bảo rằng: “Thế giắc to như vậy, mà chống với nó thì dân sự tàn hại, hay là trẩm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân” (Trần Trọng Kim, sđd, tr. 139). Hưng Đạo Vương tâu rằng: “Bệ hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân đức, nhưng mà tôn miếu, xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau sẽ hàng”. Vua nghe nói vậy mới an tâm và quyết lòng chống trả quân xâm lược. Tuy thế, quân Nguyên đã tiến chiếm Bắc Ninh, Thăng Long, Thiên Trường và cả Nghệ An cũng bị Toa Đô chiếm đóng. Trong khi đó, quân ta cứ lùi dần Qua tháng 5/1286, cuộc chiến chống quân Nguyên bắt đầu chuyển qua thế công, bằng các chiến thắng liên tiếp sau đây:
Trận chiến thắng hải thuyền của Toa Đô ở Hàm Tử Quan (thuộc huyện Đông An, Hưng Yên), khiến địch quân phải lùi về cửa biển Thiên Trường. Nhân đà thắng lợi này, vua Trần Nhân Tông sai Trần Quang Khải chuẩn bị binh đội để giải phóng thành Thăng Long.
Trận đánh thắng quân Thoát Hoan tai Chương Dương khiến địch quân phải bỏ Thăng Long chạy qua sông Hồng để giữ mặt Kinh Bắc (Bắc Ninh).
Tại mặt trận Tây kết, Toa Đô bị quân ta bắn tên trúng và cắt thủ cấp đưa về dâng vua Trần Nhân Tông, còn Ô Mã Nhi may mắn trốn thoát được về Tàu.
Trận Vạn Kiếp, quân Thoát Hoan đã không đương cự nỗi với đại quân của ta, phải chui ống đồng để tàn quân kéo chạy về Tàu. Cuộc phản công chỉ trong vòng 6 tháng (từ tháng 12/1284 đến 6/1285) 50 vạn quân Mông Cổ do Thoát Hoan chỉ huy đã bị đuổi ra khỏi bờ cõi nước ta.
Quân dân Đại Việt lại oanh liệt chiến thắng quân xâm lăng Nguyên Mông lần thứ hai (1286-1287)
Đế Quốc Nguyên Mông xâm lăng Việt Nam lần 3
Ngày 25-12-1287, Thoát Hoan khởi binh xâm lăng Đại Việt với danh nghĩa đưa "An Nam quốc vương" Trần Ích Tắc về nước. Quân Nguyên chia làm 3 cánh:
1. Cánh thứ nhất theo đường Vân Nam tiến xuống sông Thao và sông Lô như 2 lần trước do Aruq chỉ huy
2. Cánh thứ hai là quân chủ lực đi đường châu Khâm, châu Liêm do Thoát Hoan cùng Trình Bằng Phi, Áo Lỗ Xích, dẫn theo Trần Ích Tắc tiến vào biên giới đông bắc.
3. Cánh thứ 3 là thủy quân do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy 500 chiến thuyền cùng đoàn vận lương do Trương Văn Hổ phụ trách kéo theo sau.
Ngay khi đặt chân lên lãnh thổ Đại Việt, ba cánh quân xâm lược đã bị chặn đánh. Với tài thao lược của Đức Trần Hưng Đạo, cuộc chiến chống ngoại xâm kéo dài trong 5 tháng và quân Đại Việt đã chiến thắng oanh liệt qua 4 trận đánh lịch sử dưới đây:
1- Trận Bạch Hạc
2- Trận Vân Đồn
3- Trận Thăng Long
​4- Trận Bạch Đằng
Từ những điều trình bày trên đây, có thể rút ra một bài học lịch sử: Khi nào toàn dân một lòng thì bất kỳ kẻ thủ nào cũng bị đánh bại và tên nội thù CSVN đang thống rị đất nước - sởm hay muộn - cũng sẽ bị tiêu diệt.
Cho tới nay, cái họa Trung Hoa truyền kiếp không bao giờ chấm dứt. Xin trích vài câu trong di chúc của Vua Trần Nhân Tông:
Họa Trung Hoa!
Tự lâu đời truyền kiếp!
Không tôn trọng biên cương theo quy ước
Chúng kiếm cớ xua quân qua ĐẠI VIỆT
Biến nước ta thành quận huyện Trung Hoa!
Trong thời đại minh của thế kỷ 21, giặc Hán không thể đem quân trực tiếp xâm lược và đô hộ nước ta, nhưng chúng thi hành chính sách xâm lăng và đô hộ kiểu mới bằng cách thuần hóa một đám tay chân, ban cho chúng lợi lộc để thi hành chính sách thực dân kiểu Tàu Cộng của tên Cướp Biển Đông Tập Cận Bình. Bọn tay chân được thuần hóa này chính là bọn Việt Cộng đứng đầu là tên Nguyễn Phú Trọng cùng bọn lâu la trong cái bộ chính trị của chúng. Và, như đã nói ở trên, bọn tay sai này sẽ bi toàn dân trong và ngoài nước tiêu diệt. Đây là hướng đi của lịch sử Việt Nam.
Trong suốt dòng lịch sử 4000 năm, nước ta đã bị giặc ngoại xâm chiếm đóng và đô hộ cả ngàn năm, nhưng tổ tiên và ông cha chúng ta đã đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi và bảo vệ toàn vẹn biên cương của tổ tiên để lại từ thời lập quốc và còn mở mang bờ cõi về phương Nam,. Nhưng, kể từ ngày 19-8-1945, Hồ Chí Minh và Băng Đảng đã dâng cho giặc Đại Hán gần 60,000 km2 đất và biển. Bọn chúng là những tên nội thù vô tiền khoáng hậu trong suốt dòng lịch sử của dân tộc.
Đỗ Ngọc Uyển