Daniel Friedrich
Sturm (Die Welt *)
Nguyễn Trọng Toàn chuyển ngữ (Diễn Đàn Việt Nam 21)
11/10/2015 - Một thứ trưởng Đức gặp một blogger có tiếng ở Việt Nam.
Người này sau đó bị đánh đập tơi tả – khiến cho người ta nghĩ rằng đây là một
hành động trả thù của chế độ. Bộ Ngoại giao đưa ra nhiều cáo buộc nghiêm trọng.
Blogger
Nguyễn Chí Tuyến, anh chụp từ FB Anh Chí
Vào tháng tư trong chuyến thăm làm việc kéo dài năm ngày, Christian Lange (Đảng Dân chủ xã hội SPD) , thứ trưởng bộ tư pháp không những đã gặp các đại diện đảng cộng sản, chính quyền mà còn tiếp chuyện Nguyễn Chí Tuyến, tức blogger Anh Chí. Việc này không chỉ là một hành động bày tỏ thiện ý mà còn mang nhiều ý nghĩa hơn.
Việt Nam là chế độ
độc đảng ít muốn cải cách, nhưng so với Trung Cộng và Nga thì những vụ vi phạm
nhân quyền lại ít được dư luận phương tây biết đến.
Anh Chí, một blogger có tiếng ở Việt Nam, là gương mặt của phong trào công dân chống chủ trương chặt 6700 cây xanh ở thủ đô Hà Nội. Anh Chí đã tổ chức các cuộc biểu tình và qua Facebook kêu gọi dân chúng tham gia phản đối. Những người phê bình chính quyền: „Các ông muốn nhét túi 300 Euro nhờ đốn cây bán gỗ quý, còn chúng tôi muốn giữ hàng cây xanh“ .
Chính quyền Hà Nội cảm thấy bị khiêu khích trước cuộc phản kháng thấp thoáng ẩn ý chính trị nên bộ máy an ninh phải phản ứng mạnh bạo đến dã man. Ba tuần sau cuộc gặp gỡ giữa thứ trưởng Lange và Anh Chí, nhà báo mạng đã bị hành hung trước nhà. Vào lúc sáng đưa con đến trường ông bị bốn người vây đánh ông ngã xuống đất rồi bỏ chạy. Hình chụp sau trận đòn này cho thấy ông mặt bê bết máu.
“Bị sốc nặng vì cuộc hành hung”
Anh Chí không biết những người đánh ông là ai và ai đã giao cho họ việc hành hung như vậy. Dư luận phỏng đoán đây là một vụ trả thù của chế độ dành cho những hành động chống đối cũng như cuộc gặp một thành viên chính phủ Đức của ông.
Sau hội nghị đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt, trở về Đức với một bản tuyên bố chung và một chương trình hợp tác mới cho ba năm, Thứ trưởng Lange đã viết thư ngay cho người đồng nhiệm, bà Nguyễn Thúy Hiền, thứ trưởng tư pháp. Ông bị sốc nặng về vụ hành hung dã man ông Nguyễn Chí Tuyến, người ông mới gặp và muốn được thông tin về các hoạt động dân sự, ông Lange viết. "Tôi tin chắc rằng bộ tư pháp Việt Nam cùng các cơ quan truy nã hình sự sẽ hết sức làm sáng tỏ vụ này cũng như xử phạt thích đáng các thủ phạm“.
Mãi ba tháng sau, đến giữa tháng tám bộ tư pháp Việt Nam mới gửi một công hàm cho biết cảnh sát Hà Nội đã thụ lý điều tra việc liên quan đến ông Nguyễn Chí Tuyển theo các quy định pháp luật.
Không có tự do ngôn luận
Từ đó đến nay chính phủ liên bang Đức không nhận được thêm tin tức gì mới. Điều này đã làm Bá Linh (Berlin) bất bình về tình trạng yếu kém luật hình sự ở Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Đức cho rằng thực tế chẳng hề có điều tra thủ phạm gì cả. Chính vì vậy cần phải tiếp tục lưu tâm theo dõi vụ việc này, tin từ giới chính phủ Đức nói.
Tuy nhiên vào giữa tháng Chín, dưới áp lực quốc tế, Hà Nội đã trả tự do trước thời hạn cho blogger người Việt bà Tạ Phong Tần sau khi bà đã ngồi tù ba năm trời. Năm 2012 bà Tạ Phong Tần bị kết án mười năm tù và năm năm quản thúc tại gia vì “tuyên truyền chống nhà nước”. “Điều nghịch lý là Việt Nam cam kết chấp hành nhân quyền trong Hiến Pháp mới nhưng đồng thời lại không tôn trọng quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị đã được Việt Nam phê chuẩn”, Đặc ủy nhân quyền của chính phủ liên bang Đức Christoph Strässer tuyên bố. Lời nói của ông vẫn còn tính chất thời sự.
Anh Chí, một blogger có tiếng ở Việt Nam, là gương mặt của phong trào công dân chống chủ trương chặt 6700 cây xanh ở thủ đô Hà Nội. Anh Chí đã tổ chức các cuộc biểu tình và qua Facebook kêu gọi dân chúng tham gia phản đối. Những người phê bình chính quyền: „Các ông muốn nhét túi 300 Euro nhờ đốn cây bán gỗ quý, còn chúng tôi muốn giữ hàng cây xanh“ .
Chính quyền Hà Nội cảm thấy bị khiêu khích trước cuộc phản kháng thấp thoáng ẩn ý chính trị nên bộ máy an ninh phải phản ứng mạnh bạo đến dã man. Ba tuần sau cuộc gặp gỡ giữa thứ trưởng Lange và Anh Chí, nhà báo mạng đã bị hành hung trước nhà. Vào lúc sáng đưa con đến trường ông bị bốn người vây đánh ông ngã xuống đất rồi bỏ chạy. Hình chụp sau trận đòn này cho thấy ông mặt bê bết máu.
“Bị sốc nặng vì cuộc hành hung”
Anh Chí không biết những người đánh ông là ai và ai đã giao cho họ việc hành hung như vậy. Dư luận phỏng đoán đây là một vụ trả thù của chế độ dành cho những hành động chống đối cũng như cuộc gặp một thành viên chính phủ Đức của ông.
Sau hội nghị đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt, trở về Đức với một bản tuyên bố chung và một chương trình hợp tác mới cho ba năm, Thứ trưởng Lange đã viết thư ngay cho người đồng nhiệm, bà Nguyễn Thúy Hiền, thứ trưởng tư pháp. Ông bị sốc nặng về vụ hành hung dã man ông Nguyễn Chí Tuyến, người ông mới gặp và muốn được thông tin về các hoạt động dân sự, ông Lange viết. "Tôi tin chắc rằng bộ tư pháp Việt Nam cùng các cơ quan truy nã hình sự sẽ hết sức làm sáng tỏ vụ này cũng như xử phạt thích đáng các thủ phạm“.
Mãi ba tháng sau, đến giữa tháng tám bộ tư pháp Việt Nam mới gửi một công hàm cho biết cảnh sát Hà Nội đã thụ lý điều tra việc liên quan đến ông Nguyễn Chí Tuyển theo các quy định pháp luật.
Không có tự do ngôn luận
Từ đó đến nay chính phủ liên bang Đức không nhận được thêm tin tức gì mới. Điều này đã làm Bá Linh (Berlin) bất bình về tình trạng yếu kém luật hình sự ở Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Đức cho rằng thực tế chẳng hề có điều tra thủ phạm gì cả. Chính vì vậy cần phải tiếp tục lưu tâm theo dõi vụ việc này, tin từ giới chính phủ Đức nói.
Tuy nhiên vào giữa tháng Chín, dưới áp lực quốc tế, Hà Nội đã trả tự do trước thời hạn cho blogger người Việt bà Tạ Phong Tần sau khi bà đã ngồi tù ba năm trời. Năm 2012 bà Tạ Phong Tần bị kết án mười năm tù và năm năm quản thúc tại gia vì “tuyên truyền chống nhà nước”. “Điều nghịch lý là Việt Nam cam kết chấp hành nhân quyền trong Hiến Pháp mới nhưng đồng thời lại không tôn trọng quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị đã được Việt Nam phê chuẩn”, Đặc ủy nhân quyền của chính phủ liên bang Đức Christoph Strässer tuyên bố. Lời nói của ông vẫn còn tính chất thời sự.
Nguồn: https://sites.google.com/site/forumvietnam21/tiengviet/nq-ordner/bnq20151011-anhchi(*)
Nguồn tiếng Đức: Berlin wegen
verprügelten Bloggers sauer auf Vietnam, nhật báo "Die
Welt" 05/10/2015