„…qua phương tiện mạng xã hội công dân ở các quốc gia như Việt nam tham gia
ngày càng nhiều vào hoạt động chính trị của quốc gia mình.“ Jonathan London
Mạng xã hội ở Việt
nam
Trang Facebook của Nguyễn Hữu Quốc Duy ở Cam Ranh
Một công
chức ở tỉnh An Giang bày tỏ cảm xúc của mình về ông chủ tịch tỉnh đã bị kỷ
luật, việc này gây nhiều chỉ trích trên mạng xã hội. Sau đó chính quyền tỉnh
này phải tuyên bố là các thủ tục kỷ luật người công chức kia là không đúng.
Một cô giáo
cũng bị kỷ luật vì lên tiếng bình luận về chuyện cầu sập ở địa phương, bị kỷ
luật, rồi sau đó được chính quyền chính thức xin lỗi.
Đó là ba
trong số nhiều vụ việc bắt đầu từ mạng xã hội, nhưng sau đó ảnh hưởng đến quyết
định của chính quyền.
Sau đây là ý
kiến của một số nhà báo, blogger trong nước cũng như nhận định của một số nhà
quan sát nước ngoài về hoạt động của mạng xã hội tại Việt nam.
Tác
động của mạng xã hội đến chính quyền
Nhận xét về
việc này nhà báo Đoan Trang ở Hà
nội, đồng thời cũng là một người hoạt động rất tích cực trên mạng xã hội cho
biết:
“Lâu nay mọi người tưởng, và chính quyền cũng
làm cho mọi người tưởng là nói thì cũng chẳng đi về đâu, chẳng thay đổi được
cái gì. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu nghĩ sâu vào, quan sát kỹ, thì thấy là dư luận
có ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền thật. Có
nhiều chính sách chỉ mới là dự thảo thôi nhưng bị đưa lên mạng xã hội, bị các
blogger đánh tơi bời, những chương trình đó, những dự thảo, chính sách đó bị
đình lại hết, bị hủy hết. Đương nhiên là chính quyền họ không bao giờ
công nhận là họ bị tác động cả, họ không muốn nghĩ rằng người dân có thể thay
đổi gì ở chính quyền này cả.”
Chứng minh
cho điều đó cô Đoan Trang liệt kê các chính sách đã bị đình lại như là Qui định
vòng ngực tối thiểu để được phép chạy xe gắn máy, Qui định về xe chính chủ, Ghi
tên cha mẹ vào chứng minh nhân dân,…
Nhà báo Trương Duy Nhất, người từng bị bỏ tù vì
hoạt động thông tin qua phương tiện blog cá nhân nói là mạng xã hội thực chất
đã trở thành một kênh truyền thông tại Việt nam:
“Có những trang Facebook có thua gì
trang báo đâu, về bài viết, về thông tin, thậm chí họ còn đưa phong phú hơn,
nhanh nhạy hơn, khách quan hơn, trung thực hơn là báo, chứ không một chiều như
báo. Và những cái hiệu ứng mà những trang Facebook đó tạo
ra cho xã hội lan tỏa rất mạnh, rất thực tế hơn các báo. Nhiều trang Facebook,
blog cá nhân có lượng bạn đọc mà nhiều tờ báo nhìn vào là niềm mơ ước. Nhà nước
không cho nó là báo, nhưng thực ra nó là báo, và nó làm thay cho thiên chức của
anh nhà báo luôn nữa.”
Nhiều
phương áp đàn áp hoạt động của mạng xã hội
Nhưng cũng
trong thời gian gần đây, nhiều vụ bắt bớ đã xảy ra với những người hoạt động
trên mạng xã hội. Trường hợp gần đây nhất là anh Nguyễn Hữu Quốc Duy tại tỉnh
Khánh Hòa, một người mới bắt đầu bày tỏ quan điểm riêng của mình qua phương
tiện Facebook. Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay blogger Mẹ Nấm ở Nha Trang nhận xét về việc này:
Hình ảnh cây cầu được cô Hải Âu đăng lên Facebook.
(Ảnh: phapluattp.vn)
“Tôi nghĩ
các trường hợp mới như bạn Nguyễn Hữu Quốc Duy ở Cam Ranh bị cho là sử dụng
Facebook để chống phá nhà nước, trong chiều hướng có một kênh thông tin mở như
vậy, thì cái cách trấn áp những người mới để làm họ sợ, thì tôi cho là một cái
việc mà cơ quan an ninh thường làm. Cứ dọa trước như vậy, còn ai sợ thì tính
sau. Những trường hợp sách nhiễu và trấn áp những người hoạt động xã hội trên
mạng như tôi đã xảy ra cách đây một hai năm. Họ muốn xử để làm gương cho những
người khác, tạo cái ấn tượng xấu là sử dụng mạng xã hội để bày tỏ thì sẽ rất
phiền phức, và họ sẽ tránh. Tôi nghĩ mục đích bên an ninh là như vậy.”
Tuy nhiên
các nhà báo và blogger đều cho rằng việc ngăn chận mạng xã hội hoàn toàn ở Việt
nam là không thể được. Lý do là Việt nam không có phương tiện để thay thế nó,
và nhiều cơ sở kinh tế Việt nam, trong đó có cả các cơ sở của nhà nước cũng sử
dụng mạng xã hội cho hoạt động của mình.
Nhà báo Đoan
Trang cho rằng trong tương lai gần thì các nhà hoạt động chỉ trích hay phản
biện trên mạng xã hội tại Việt nam vẫn có thể tiếp tục bị ngăn cản bằng nhiều
hình thức:
“Họ sẽ có những cái hoạt động khác để
ngăn chận Facebook, chẳng hạn như thấy Facebooker nào có ảnh hưởng, thì họ sẽ
diệt, diệt bằng nhiều cách, không nhất thiết là phải đi tù. Ví dụ như là huy động dư luận viên tấn công, bôi nhọ, viết các bài tấn
công, comment chống lại những người đó, gây sức ép gần như là khủng bố tin
thần, viết cái gì thì cũng có người vào chửi, cứ liên tục như vậy. Họ có những
trang, những Facebook của dư luận viên. Hay là họ hành hung ở ngoài, như là sử
dụng “quần chúng tự phát” để đánh. Chuyện này có hiệu quả và dễ làm vì nó cũng
gây sợ hãi chứ không phải là không, gây sợ hãi lên những người khác. Có thể
những người đấy không sợ, nhưng mà những người chung quanh như hàng xóm láng
giềng họ sợ. Rồi sức ép về kinh tế, như là tìm cách cô lập người đó trong đời
sống. Người đó có thể nổi tiếng trên mạng, nhưng hễ gặp gỡ ai là công an đến
tìm cái người được gặp. Tức là họ cô lập những Facebooker, những người ủng hộ
dân chủ, ra khỏi cộng đồng.”
Giải thích
lý do vì sao cơ quan anh ninh Việt nam vẫn tiếp tục gây trở ngại cho hoạt động
trên mạng xã hội, blogger Mẹ Nấm cho biết:
“Theo tôi nghĩ thì mạng xã hội nó vẫn
còn là cái gì đó nhạy cảm, đối với giới lãnh đạo Việt nam, đặc biệt là các địa
phương xa trung ương. Mạng xã hội có một ưu điểm là không có kiểm duyệt nên khi
mà các công dân bày tỏ ý kiến của mình trên mạng thì lãnh đạo ở đó e ngại và
cho rằng đó là một thông tin xấu. Vì từ trước đến nay người ta quen
các cuộc họp, các cuộc dàn xếp với nhau, nằm trong một cái vòng có thể kiểm
soát được thông tin. Bây giờ đưa vấn đề lên mạng, cùng lúc phải nhận được nhiều
ý kiến trái chiều. Đối với các công chức, các nhà lãnh đạo, thì nó vẫn nhạy
cảm, tôi nghĩ là họ chưa quen, họ đang sợ.”
Cho đến nay
chính phủ Việt nam có một nghị định tên là nghị định 72 hạn chế việc đưa thông
tin và bình luận trên các trang mạng xã hội. Nghị định này bị nhiều người chỉ
trích là hạn chế quyền tự do ngôn luận tại Việt nam. Một lý do thường được các
quan chức Việt nam đưa ra để giải thích cho việc kiểm soát thông tin trên mạng
xã hội là thông tin đó có thể gây nhiễu cho người dân.
Nhà báo
Trương Duy Nhất nói rằng:
“Nếu nói như thế thì tôi cho rằng xem thường người đọc
quá. Tôi không dám xem thường dân như thế đâu. Dân trí bây giờ không đến nỗi
nào đâu. Thông tin đưa lên thì người ta biết cách đọc, biết cách tiếp cận thế
nào, chứ thông tin không làm nhiễu dân chúng. Chính cái anh không đưa thông tin
mà án binh bất động, hay là một chiều mới là cách làm người dân hỗn loạn, nhiễu
thông tin, nhiễu người dân vì họ không biết nó như thế nào cả.”
Sự
tham gia chính trị qua mạng xã hội
Khi mạng xã
hội bắt đầu hình thành tại Việt nam với tốc độ phát triển nhanh chóng, nhiều
nhà hoạt động dân chủ như giáo sư Đoàn Viết Hoạt hiện sống tại Mỹ hy vọng rằng
từ các nhóm hình thành trên mạng, những nhà hoạt động sẽ khuếch trương những
hoạt động của mình trong xã hội. Nhà báo Đoan Trang đồng ý với nhận định này
với các dẫn chứng là những hoạt động từ thiện, giúp đỡ tù nhân chính trị,… đã
bắt đầu từ trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó,
cơ quan công quyền ở các quốc gia độc đoán về chính trị cũng sử dụng mạng xã
hội để theo dõi những người bất đồng chính kiến. Đầu năm nay, bà Tamara Wittes, một nhà quan sát về ảnh
hưởng của mạng xã hội ở Trung Đông nói với chúng tôi như thế và thêm rằng đang có một cuộc chiến tranh giữa nhà cầm quyền và xã hội
dân sự trên phương tiện mạng xã hội.
Trong cuộc
chiến tranh mà bà Tamara đề cập, lại có sự tương tác của các công dân mạng đến
chính quyền ngày càng mạnh. Còn theo một nhà quan sát xã hội chính trị Việt nam
khác là Giáo sư Jonathan London thì qua phương tiện mạng xã hội công dân ở các quốc gia như
Việt nam tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động chính trị của quốc gia mình.
Nguồn: Theo
RFA Tiếng Việt