TIỀN
YUAN HOA LỤC SẼ ĐƯỢC TỰ DO
Nguyễn thành Trí
Một quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu, dù giàu hay nghèo, đều cần và
phải có một loại tiền riêng cho quốc gia của mình. Tiền của một quốc gia là
biểu tượng của lòng tin của người dân vào nền kinh tế quốc gia. Ngoài việc được
dùng để thanh toán thương mại trong nước, tiền của một quốc gia có giá trị còn
có thể được dùng trong việc mua bán ở nước ngoài. Khi tiền của một quốc gia
được cộng đồng quốc tế công nhận, cũng có nghĩa là các chính sách kinh tế và
nền kinh tế của quốc gia đó có thể tin được, cũng như giới lãnh đạo của quốc
gia đó có uy tín.
Tổ chức Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế/IMF là một cơ quan tài chính quốc tế của các quốc gia tư bản tự do dân chủ mà đứng đầu là nước Mỹ. Vấn đề chủ yếu của tổ chức IMF là Tiền của 188 thành viên quốc gia hữu quan, nhưng vấn đề chính trị của các nước cũng quan trọng và rất được tổ chức IMF quan tâm không kém. Vì vậy có thể nói tổ chức IMF luôn có đầy đủ tính chất chính trị, một thứ tài chính cộng thêm chính trị, và công việc chính của tổ chức IMF đúng là làm chính-trị-tiền. Lịch sử cho thấy trong 20 năm cuối của thế kỷ 20, tổ chức IMF đã góp công sức đánh sập nền kinh-tài của Liên Sô và Khối Cộng Sản Đông Âu.
Vào năm 1999 tổ chức Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế/IMF đã kết nạp tiền Euro Liên Âu vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới để thay thế tiền Mark Đức và tiền Franc Pháp. Nếu trong năm 2015 này tổ chức IMF không quyết định kết nạp tiền Yuan Hoa Lục, thì Ngân Hàng Trung Ương Nhà Nước Tàu Cộng sẽ phải chờ một cơ hội khác vào năm 2020.
Vì cái cơ hội được kết nạp vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR (special Drawing Rights) rất hiếm hoi như vậy, nên người ta hiểu tại sao Nhà Nước Tàu Cộng đã có những nỗ lực vận động ngoại giao và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục đã phá giá tiền Yuan ba lần liên tiếp trong ba ngày và có dấu hiệu còn tiếp tục phá giá hơn nữa; thêm vào đó là có những biện pháp nới lỏng kiểm soát để hai loại tiền Yuan ở hải ngoại và nội địa không cách biệt quá đáng để dần dần thống nhất hai loại tiền tuy một mà thực chất có hai tính cách khác nhau. Hơn nữa, Nhà Nước Tàu Cộng sẽ phải cập nhật rõ ràng số lượng vàng dự trữ của Hoa Lục chính thức là bao nhiêu, một yếu tố tài chính rất quan trọng trong trường hợp cần thiết phải có bảo chứng cho tiền Yuan Hoa Lục, và đây cũng là một chuyện mà Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã luôn luôn giữ kín. Để được tổ chức IMF cứu xét kết nạp vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới và có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR, tiền Yuan Hoa Lục phải được chi xài hoán đổi dễ dàng, có hối suất tự do ở mọi thị trường tiền tệ trên thế giới, và nó phải ổn định đáng tin cậy.
Trong thực tế tiền Yuan Hoa Lục vẫn chưa có những đặc điểm phải có như vừa nêu trên khi nó vẫn bị Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục kiềm giữ nó không được là một loại tiền tệ thả nổi tự do như tiền Đô Mỹ hay các loại tiền của những quốc gia tự do khác. Mặc dù mức tăng trưởng GDP của Hoa Lục đã đang giảm sút, thị trường chứng khoán Hoa Lục đã đang là một mớ lộn xộn chưa ổn định, và người giàu ở Hoa Lục đã đang nhanh chóng chuyển tiền của họ ra khỏi Hoa Lục; còn một điều nữa là tiến trình cải cách kinh tế vẫn còn chậm chạp không chắc chắn; cộng đồng quốc tế vẫn yểm trợ cho Hoa Lục tiếp tục công cuộc cải cách kinh tế bằng một thiện chí của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế/IMF là chấp nhận cho tiền Yuan Hoa Lục được tham gia vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới cùng với tiền Đô Mỹ, tiền Yen Nhật, tiền Pound Anh, tiền Euro Liên Âu. Cũng như bốn loại tiền của Mỹ, Nhật, Anh, và Liên Âu, tiền Yuan Hoa Lục cũng sẽ có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/Special Drawing Rights/SDR.
Quyền Rút Vốn Đặc Biệt /SDR đã được thiết lập vào năm 1969 ngay trước thời gian cộng đồng quốc tế bỏ không dùng Vàng làm Kim Bản Vị để bảo chứng cho tiền quốc gia của nước mình mà thay vào đó là dùng tiền Đô Mỹ làm Mỹ Kim Bản Vị. Sự kiện bỏ không dùng Vàng làm bản vị mà lại dùng tiền Đô Mỹ làm bản vị đã không phải ngẫu nhiên. Cái loại tài sản dự trữ này đã được thiết lập để làm ổn định các thị trường tiền tệ trên thế giới. Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/ SDR có thể được chính phủ của các quốc gia hữu quan sử dụng như một hình thức phụ trội của tiền dự trữ với mục đích trang trải bù đấp vào những thiếu hụt mà họ phải đối phó trong một cơn khủng hoảng tài chính. Có một điều cần được chú ý là Quyền Rút Vốn Đặc Biệt chắc chắn không phải là một thứ hình thức tiền mặt có trong các thị trường. Các thực thể kinh-tài tư nhân không được phép sở hữu hoặc sử dụng Quyền Rút Vốn Đặc Biệt. Thí dụ cụ thể như một thực thể kinh-tài tư nhân không thể dùng Quyền Rút Vốn Đặc Biệt này để mua sắm nhà cửa, đất đai, xe hơi, tàu thuyền, máy bay, v.v…Một cách nghiêm khắc, chỉ có các chính phủ và các ngân hàng quốc gia trung ương được phép sử dụng Quyền Rút Vốn Đặc Biệt như một loại tiền dự trữ phụ trội. Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới và Quyền Rút Vốn Đặc Biệt có tính chất phức tạp khó hiểu. Cũng như cái tên gọi của nó, Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/Special Drawing Rights/SDR, chắc chắn là cái quyền này rất đặc biệt vì ngay cả các thành viên của tổ chức IMF trong Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới cũng đã và đang không dùng tới nó một lần nào. Tuy nhiên, nó đúng là Quyền Rút Vốn Đặt Biệt vì khi là một quốc gia thành viên Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới thì có thể dùng quyền lợi của mình yêu cầu tổ chức IMF cung ứng một số tiền mặt lớn hơn con số trong tài khoản đóng góp của chính mình.
Thí dụ cụ thể như trong trường hợp một quốc gia thành viên của tổ chức IMF gặp phải khủng hoảng tài chính, thì quốc gia đó có thể yêu cầu IMF hoán đổi Quyền Rút Vốn Đặc Biệt của mình với tiền Yuan Hoa Lục, hoặc trong một trường hợp ngược lại là Hoa Lục Tàu Cộng có yêu cầu hoán đổi Quyền Rút Vốn Đặc Biệt của Hoa Lục với một Tiền Dự Trữ nào khác, thí dụ như tiền Pound Anh. Cũng có một đặc điểm là hối suất giữa các loại Tiền Dự Trữ Của Thế Giới phải do tổ chức IMF ấn định. Vì vậy việc hoán đổi một Quyền Rút Vốn Đặc Biệt của một quốc gia với tiền Yuan Hoa Lục sẽ không tạo ra một nhu cầu tiền Yuan cho các thị trường tài chính trên thế giới và cũng sẽ không gây ảnh hưởng lên các tỉ lệ hối đoái, bởi vì nó chỉ là một loại giao dịch nội bộ, chuyển khoản ngoài-thị trường và tổ chức IMF sẽ quyết định hối suất giữa tiền Yuan Hoa Lục với cái Quyền Rút Vốn Đặc Biệt của quốc gia đang có yêu cầu, hoặc ngược lại là cái Quyền Rút Vốn Đặc Biệt của Hoa Lục hoán đổi với một loại tiền dự trữ khác, khi có yêu cầu của Hoa Lục Tàu Cộng trong một tình hình khẩn cấp.
Cứ mỗi chu kỳ thời hạn năm năm là Quĩ Tiền
Tệ Quốc Tế/IMF duyệt xét lại tiêu chuẩn của các thành viên Lực Lượng Tiền Dự
Trữ Của Thế Giới và tỉ lệ phần trăm đóng góp cấu tạo Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của
Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR. Nhân dịp có sự
duyệt xét tiêu chuẩn của các thành viên Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có
Quyền Rút Vốn Đặc Biệt như vậy, Hoa Lục Tàu Cộng đã đang nỗ lực rất nhiều để
vận động ngoại giao với các nước có liên quan trong Quỉ Tiền Tệ Quốc Tế/IMF với
mong muốn cuối cùng là được kết nạp vào tổ chức IMF. Lần duyệt xét thứ nhất
trong tháng 8/2015 IMF đã tuyên bố không chấp nhận tiền Yuan Hoa Lục mặc dù
Ngân Hàng Trung Ương Tàu Cộng đã phá giá tiền Yuan ba lần liên tiếp trong ba
ngày và để cho tiền Yuan Hoa Lục có được tỉ lệ hối đoái tự do hơn. Nhà Nước Tàu
Cộng đã nới lỏng sự kiểm soát vốn tư bản của tư nhân trong Hoa Lục, không
nghiêm ngặt như trước đây. Tuy nhiên, lần duyệt xét thứ nhì trong ngày
30/11/2015 vừa qua, BàLagarde Giám Đốc Điều Hành IMF đã tuyên bố “công nhận sự
tiến bộ trong việc cải cách hệ thống tài chính và tiền tệ của Hoa Lục mà Nhà
Nước Tàu Cộng đã thực hiện trong những năm qua. Hội Đồng Quản Trị IMF quyết
định kết nạp tiền Yuan Hoa Lục vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế
Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR; quyết định này là một sự kiện quan trọng để
kết hợp nền kinh tế Hoa Lục vào hệ thống tài chính của thế giới.”
Rất dễ nhận thấy rằng quyết định kết nạp tiền Yuan Hoa Lục vào tổ chức IMF, một tổ chức tài chính thế giới mà nước Mỹ có một tỉ lệ đóng góp lớn nhất và nắm giữ quyền phủ quyết có ảnh hưởng mạnh nhất, chỉ rõ việc chấp nhận tiền Yuan Hoa Lục vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR là một quyết định đầy tính chất chính trị. Bởi vì tiền Yuan Hoa Lục đã và đang kém xa tiền Đô Canada và tiền Đô Úc trong việc sử dụng như tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương và hai loại tiền đôla này có được hối suất tự do, được xài dễ dàng ở mọi thị trường khắp nơi, trong khi tiền Yuan Hoa Lục vẫn còn chưa được như vậy, nhưng cả hai loại tiền đôla Úc và Canada vẫn chưa được kết nạp vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR của tổ chức IMF. Một cách đầy tính chất chính trị, tổ chức IMF có thể kiểm soát tài chính của Hoa Lục Tàu Cộng nhờ vào cái Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR.
Để đạt mục đích được kết nạp vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt chính thức vào ngày 1/10/2016, đây cũng là một ngoại lệ cho tiền Yuan Hoa Lục, vì đúng ra là phải chờ một năm sau ngày tuyên bố quyết định chấp nhận một loại tiền mới, có nghĩa là phải vào ngày 1/1/2017 tiền Yuan Hoa Lục Tàu Cộng mới chính thức là thành viên của IMF. Trong thực tế trong năm 2015 Nhà Nước Tàu Cộng và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục đã thực hiện một số yêu cầu cải cách kinh tế tài chính, mặc dù chưa triệt để hoàn toàn như là tiền Yuan phải có được hối suất tự do theo thị trường. Nhà Nước Tàu Cộng cũng đã cho phép dễ dàng tiếp cận với thị trường công chứng khoán chính phủ và đã giải phóng những qui định ràng buộc tiền Yuan ở nội địa Hoa Lục.
Trên nguyên tắc là khi được gia nhập vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt là tiền Yuan Hoa Lục đã được tổ chức IMF xem xét chấp nhận tính chất hoàn toàn tự do hối suất và có thể xài được ở các thị trường mọi nơi trên thế giới, nhưng trong thực tế Nhà Nước Tàu Cộng và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục vẫn còn duy trì sự kiểm soát vốn tư bản và sau khi đã phá giá tiền Yuan ba lần trong liên tiếp ba ngày 11, 12,13 tháng 8/2015 thì trở lại kiềm chế tỉ lệ hối đoái với tiền Đô Mỹ. Như vậy Nhà Nước Tàu Cộng và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục đã có thực tâm thực hiện cải cách tiền Yuan Hoa Lục hay không?
Việc kết nạp tiền Yuan Hoa Lục vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt không gây ảnh hưởng gì đến các thị trường tiền tệ. Có thể nói là việc kết nạp chỉ có tính cách tượng trưng để gây uy tín cho tiền Yuan Hoa Lục, chỉ thế thôi, bởi vì các ngân hàng trung ương của các nước khác cũng không có nhu cầu phải có tiền Yuan; cũng như sẽ không có thêm những đầu tư tài chính hoặc có thêm những giao dịch lớn thanh toán bằng tiền Yuan.
Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt đúng ra chỉ là một đơn vị tài khoản và nó đúng là không có tiền mặt để một cá nhân nào đó có thể tuỳ tiện muốn rút tiền ra lúc nào cũng được. Từ ngày thiết lập tổ chức IMF cho tới nay gần như không có một nước thành viên nào của IMF sử dụng số tiền dự trữ được ấn định tỉ lệ phần trăm của nước đó trong Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt. Riêng Hoa Lục Tàu Cộng cũng sẽ không ngoại lệ là được sử dụng Quyền Rút Vốn Đặc Biệt để xài món tiền dự trữ một cách không chính đáng. Hơn nữa, Hoa Lục Tàu Cộng cũng sẽ không có thêm được cái quyền bỏ phiếu quyết định trong nội bộ cơ cấu tổ chức IMF.
Rất dễ nhận thấy rằng quyết định kết nạp tiền Yuan Hoa Lục vào tổ chức IMF, một tổ chức tài chính thế giới mà nước Mỹ có một tỉ lệ đóng góp lớn nhất và nắm giữ quyền phủ quyết có ảnh hưởng mạnh nhất, chỉ rõ việc chấp nhận tiền Yuan Hoa Lục vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR là một quyết định đầy tính chất chính trị. Bởi vì tiền Yuan Hoa Lục đã và đang kém xa tiền Đô Canada và tiền Đô Úc trong việc sử dụng như tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương và hai loại tiền đôla này có được hối suất tự do, được xài dễ dàng ở mọi thị trường khắp nơi, trong khi tiền Yuan Hoa Lục vẫn còn chưa được như vậy, nhưng cả hai loại tiền đôla Úc và Canada vẫn chưa được kết nạp vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR của tổ chức IMF. Một cách đầy tính chất chính trị, tổ chức IMF có thể kiểm soát tài chính của Hoa Lục Tàu Cộng nhờ vào cái Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR.
Để đạt mục đích được kết nạp vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt chính thức vào ngày 1/10/2016, đây cũng là một ngoại lệ cho tiền Yuan Hoa Lục, vì đúng ra là phải chờ một năm sau ngày tuyên bố quyết định chấp nhận một loại tiền mới, có nghĩa là phải vào ngày 1/1/2017 tiền Yuan Hoa Lục Tàu Cộng mới chính thức là thành viên của IMF. Trong thực tế trong năm 2015 Nhà Nước Tàu Cộng và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục đã thực hiện một số yêu cầu cải cách kinh tế tài chính, mặc dù chưa triệt để hoàn toàn như là tiền Yuan phải có được hối suất tự do theo thị trường. Nhà Nước Tàu Cộng cũng đã cho phép dễ dàng tiếp cận với thị trường công chứng khoán chính phủ và đã giải phóng những qui định ràng buộc tiền Yuan ở nội địa Hoa Lục.
Trên nguyên tắc là khi được gia nhập vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt là tiền Yuan Hoa Lục đã được tổ chức IMF xem xét chấp nhận tính chất hoàn toàn tự do hối suất và có thể xài được ở các thị trường mọi nơi trên thế giới, nhưng trong thực tế Nhà Nước Tàu Cộng và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục vẫn còn duy trì sự kiểm soát vốn tư bản và sau khi đã phá giá tiền Yuan ba lần trong liên tiếp ba ngày 11, 12,13 tháng 8/2015 thì trở lại kiềm chế tỉ lệ hối đoái với tiền Đô Mỹ. Như vậy Nhà Nước Tàu Cộng và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục đã có thực tâm thực hiện cải cách tiền Yuan Hoa Lục hay không?
Việc kết nạp tiền Yuan Hoa Lục vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt không gây ảnh hưởng gì đến các thị trường tiền tệ. Có thể nói là việc kết nạp chỉ có tính cách tượng trưng để gây uy tín cho tiền Yuan Hoa Lục, chỉ thế thôi, bởi vì các ngân hàng trung ương của các nước khác cũng không có nhu cầu phải có tiền Yuan; cũng như sẽ không có thêm những đầu tư tài chính hoặc có thêm những giao dịch lớn thanh toán bằng tiền Yuan.
Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt đúng ra chỉ là một đơn vị tài khoản và nó đúng là không có tiền mặt để một cá nhân nào đó có thể tuỳ tiện muốn rút tiền ra lúc nào cũng được. Từ ngày thiết lập tổ chức IMF cho tới nay gần như không có một nước thành viên nào của IMF sử dụng số tiền dự trữ được ấn định tỉ lệ phần trăm của nước đó trong Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt. Riêng Hoa Lục Tàu Cộng cũng sẽ không ngoại lệ là được sử dụng Quyền Rút Vốn Đặc Biệt để xài món tiền dự trữ một cách không chính đáng. Hơn nữa, Hoa Lục Tàu Cộng cũng sẽ không có thêm được cái quyền bỏ phiếu quyết định trong nội bộ cơ cấu tổ chức IMF.
Trong tình hình như thế thì Hoa Lục Tàu Cộng đã quá mong muốn được kết nạp vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt để làm gì? Câu trả lời đúng nhất là vì vấn đề tạo uy tín cho Hoa Lục Tàu Cộng. Cũng có một khả năng mà Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục sẽ có cơ hội để thực hiện một biện pháp táo bạo hơn nữa là gia tăng lạm phát số lượng tiền Yuan Hoa Lục được tiếp tục phát hành nhiều thêm. Tuy nhiên, việc kết nạp tiền Yuan Hoa Lục vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới không có nghĩa là các ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới bây giờ có nhu cầu phải mua vào tiền Yuan Hoa Lục để làm ngoại tệ dự trữ như tiền Đô Mỹ.
Trong thực tế khi tiền Yuan Hoa Lục thực sự được giải phóng để được kết nạp vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới, thì nước Mỹ và tổ chức IMF đã thắng trong cuộc chiến tranh tiền tệ với Hoa Lục Tàu Cộng. Khi chính thức là một thành viên của tổ chức IMF và trở thành một Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt, thì Hoa Lục Tàu Cộng sẽ dễ dàng bị kiểm tra hơn trước đây. Có những chuyện cần làm trước nhất là Hoa Lục Tàu Cộng sẽ phải bắt buộc rõ ràng minh bạch trong mọi báo cáo kinh tế tài chính, cũng như phải làm sáng tỏ vấn đề ngoại tệ dự trữ của Hoa Lục từ trước tới nay, một vấn đề tài chính rất quan trọng mà Hoa Lục Tàu Cộng đã đang giữ kín như một chuyện bí ẩn hay một bí mật quốc gia, và cũng sẽ phải cập nhật thường xuyên tình hình chính xác số lượng dự trữ vàng ở trong Hoa Lục do Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục quản lý. Còn hơn thế nữa, tổ chức IMF cũng có thẩm quyền chỉ thị Hoa Lục Tàu Cộng chấp nhận Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR và hoán đổi nó với một loại tiền của nước khác theo một hối suất nội bộ do tổ chức IMF ấn định. Có một điều quan trọng đáng ghi nhớ là trong tổ chức IMF sẽ không bao giờ có sự nhượng bộ hoặc rời bỏ thẩm quyền tối hậu của chính mình, và bởi vì sự phân phối quyền bỏ phiếu của các thành viên rõ ràng hoàn toàn độc lập với Lực Luợng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới.
Tổ chức IMF là một cơ quan tài chính quốc tế của các quốc gia tư bản tự do dân chủ mà đứng đầu là nước Mỹ. Vấn đề chủ yếu của tổ chức IMF là Tiền của 188 thành viên quốc gia hữu quan, nhưng vấn đề chính trị của các nước cũng quan trọng và rất được tổ chức IMF quan tâm không kém. Vì vậy có thể nói tổ chức IMF luôn có đầy đủ tính chất chính trị, một thứ tài chính cộng thêm chính trị, và công việc chính của tổ chức IMF đúng là làm chính-trị-tiền. Lịch sử cho thấy trong 20 năm cuối của thế kỷ 20, tổ chức IMF đã góp công sức đánh sập nền kinh-tài của Liên Sô và Khối Cộng Sản Đông Âu.
Trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, tổ chức IMF đã đang và sẽ tiếp tục khuyến khích Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng cũng như Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục giải phóng nền kinh tế tài chính của Hoa Lục. Quả thật đúng là Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã rời xa bến bờ Mác-Lê-Mao để ra biển khơi sóng nước tự do và có định hướng đi thẳng tới Tây Phương. Chiếc thuyền kinh-tài Tàu Cộng trên biển khơi còn nhiều sóng to gió lớn, nhưng đã có ngọn hải đăng IMF dẫn lối, và cái Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới là những chiếc phao cứu sinh rất hữu ích cho Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục. Cũng có một điều rất đáng ngạc nhiên thích thú khi người ta nhận thấy những người cầm quyền quản trị nền kinh-tài Hoa Lục là những người tích cực theo trường phái Keynesianism là thúc đẩy và bênh vực biện hộ có sự can thiệp sâu nặng của Nhà Nước Tàu Cộng vào nền kinh tế thị trường Hoa Lục.
Như vừa phân tích ở đoạn trên, tổ chức IMF đúng là một cơ quan chính trị-tài chính của các quốc gia tư bản tự do dân chủ. Căn cứ vào nhận định này, thì việc kết nạp tiền Yuan Hoa Lục vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt sẽ không có hại gì cho các quốc gia thành viên và các loại tiền của họ. Bởi vì nước Mỹ đã có khả năng ngăn chặn nếu Hoa Lục Tàu Cộng thực sự có ý đồ phá hoại tổ chức IMF, và nếu đã như thế thì tiền Yuan Hoa Lục đã chưa được kết nạp vào tổ chức IMF. Trong khi tổ chức IMF đã nâng cấp tiền Yuan Hoa Lục lên để đủ tiêu chuẩn là một loại tiền dự trữ, có nghĩa là tiền Yuan được đánh giá có uy tín, đáng tin cậy thực sự có tự do hối suất, có thể dùng ở mọi nơi với kết quả là Nhà Nước Tàu Cộng và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục phải có bổn phận và trách nhiệm giải phóng tiền Yuan Hoa Lục; như vậy, Tiền Yuan Hoa Lục Sẽ Được Tự Do./.
Nguyễn Thành Trí
Sài Gòn, 8.12.2015
Sài Gòn, 8.12.2015
(Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt gồm có đồng Đô La Mỹ, đồng Euro Liên Âu, đồng Yen Nhật, đồng Pound Anh, đồng Nguyên (Yuan) Hoa Lục)