Đức gây áp lực đòi tự do
cho Luật sư Nguyễn văn Đài
Nguyễn Quang (DĐVN21)
Cuộc vận động tự do
cho Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Đài do Diễn Đàn Việt Nam 21 (DĐVN21)
khởi xướng đang diễn tiến tốt đẹp. Khi nhận tin Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị công
an bắt giữ vào ngày 16/12/2015 vì tội „Tuyên truyền chống nhà nước
CHXHCNVN", Tiến sĩ Dương Hồng Ân Điều hợp viên của DĐVN21 đã liên hệ
với Khối dân biểu liên bang của hai chính đảng cầm quyền tại Cộng Hòa Liên Bang
Đức - Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) và Liên Minh Xã Hội Thiên Chúa Giáo
(CSU) để yêu cầu chính giới Đức hãy dùng ảnh hưởng gây sức ép đòi chính quyền
CHXHCN Việt Nam hãy sớm trả lại tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà đối
lập dân chủ.
Tưởng cũng nhắc lại, Nguyễn Văn Đài đã
từng bị giam tù từ 2007 đến 2011 vì tranh đấu bảo vệ Nhân quyền, sau đó bị quản
chế mãi đến tháng 3/2015. Ngoài ra ông bị khai trừ khỏi Luật sư đoàn Việt Nam
và bị Bộ tư pháp cấm hành nghề. Mới đây ông được tự do đi lại, nhưng giới
hạn ở trong nước vì không có hộ chiếu. Vào ngày 06/12/2015 Nguyễn Văn Đài bị
nhân viên an ninh nhà nước hành hung khi dự một buổi sinh hoạt nhân quyền và
ngày 16/12/2015 công an bắt giữ ông tại Hà Nội về tội "Tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại Điều 88 -
Bộ luật hình sự.
Đáp ứng chiến dịch vận động chính giới Đức của DĐVN 21, Đặc ủy của chính quyền Liên Bang về Chính Sách Nhân Quyền và Trợ Giúp Nhân Đạo, Christoph Strässer đã lên tiếng về việc bắt giam nhà bảo vệ nhân quyền Nguyễn Văn Đài vào ngày 16/12/2015: “Tôi đã bị sốc khi được tin nhà bảo vệ Nhân Quyền, Luật sư và Blogger Nguyễn Văn Đài đã bị bắt giam hôm nay ở Việt Nam. Tôi nhận biết ông là một người đối thoại nhiệt thành khi gặp hồi tháng sáu ở Hà Nội, một người dấn thân cho tự do ý kiến ở đất nước ông. Hoàn cảnh của ông đã là đề tài của cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam ngay trong ngày trước khi ông bị bắt. Tôi đòi hỏi nhà chức trách Việt Nam hãy hủy bỏ các cáo buộc đối với ông Nguyễn Văn Đài và trả lại tự do ngay cho ông ta.“
Đáp ứng chiến dịch vận động chính giới Đức của DĐVN 21, Đặc ủy của chính quyền Liên Bang về Chính Sách Nhân Quyền và Trợ Giúp Nhân Đạo, Christoph Strässer đã lên tiếng về việc bắt giam nhà bảo vệ nhân quyền Nguyễn Văn Đài vào ngày 16/12/2015: “Tôi đã bị sốc khi được tin nhà bảo vệ Nhân Quyền, Luật sư và Blogger Nguyễn Văn Đài đã bị bắt giam hôm nay ở Việt Nam. Tôi nhận biết ông là một người đối thoại nhiệt thành khi gặp hồi tháng sáu ở Hà Nội, một người dấn thân cho tự do ý kiến ở đất nước ông. Hoàn cảnh của ông đã là đề tài của cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam ngay trong ngày trước khi ông bị bắt. Tôi đòi hỏi nhà chức trách Việt Nam hãy hủy bỏ các cáo buộc đối với ông Nguyễn Văn Đài và trả lại tự do ngay cho ông ta.“
Một ngày sau khi nhận được thư báo động
của Forum Vietnam 21 (Diễn Đàn Việt Nam 21), Nghị sĩ Volker Kauder, trưởng khối dân biểu CDU/CSU đã lên tiếng trong một
bản tuyên bố báo chí ngày 18/12/2015: „Tôi cực lực lên án việc bắt giam Nhà hoạt
động dân quyền Nguyễn Văn Đài. Chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay cho vị
Luật sư và Blogger. Dư luận nghi ngờ là qua vụ bắt ông, một tiếng nói phản biện
của đất nước này sẽ mãi mãi im lặng. Trường hợp này cũng cho thấy là tình trạng
nhân quyền trong nước trước sau chưa tốt đẹp... Chúng tôi ở Đức muốn quan
hệ kinh tế và chính trị tốt đẹp với Việt Nam. Nhưng tiềm năng các mối bang giao
chỉ hoàn toàn phát huy một khi tình trạng nhân quyền trong nước cải thiện và
các khó khăn ở lãnh vực này được giải quyết“.
Nghị sĩ Volker Kauder và Luật sư Nguyễn Văn Đài tại Hà Nội tháng 8/2015
Trong thư phúc đáp DĐVN21 đề ngày
21/12/2015, Nghị sĩ Kauder cho biết ông đã đòi hỏi Đại sứ CHXHCNVN Đoàn Xuân
Hưng ở Berlin hãy vận dụng mọi cách trong quyền hành của mình để ông Nguyễn Văn
Đài sớm được trả lại tự do. Ông Kauder nhấn mạnh „Trường hợp ông
Nguyễn là một cuộc thử nghiệm cho mối bang giao giữa Việt Nam và Đức“.
Song song những phản đối của CHLB Đức, nhiều dân biểu trong Nghị viện Âu châu cũng đã bầy tỏ sự bất bình về các biện pháp trấn áp những người đối lập của chính quyền CSVN. Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và các Đại sứ của các Quốc gia Thành viên Liên Minh Âu Châu (EU) tại Việt Nam cho rằng quyết định bắt và khởi tố ông Nguyễn Văn Đài đã gây thất vọng bởi vì nó diễn ra vào đúng ngày Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam thường niên được tổ chức tại Hà Nội và ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Bruxelles và tại đây Việt Nam và EU đã chính thức công bố kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do song phương. Ông Andrus Ansip, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã nêu việc bắt giữ ông Nguyễn Văn Đài trong một phiên họp của Nghị viện châu Âu. Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu và các Đại sứ của các Quốc gia Thành viên EU nhắc lại quyền cơ bản của tất cả mọi người là quyền tự do ý kiến và biểu hiện ý kiến một cách hòa bình theo Tuyên bố Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên.
Song song những phản đối của CHLB Đức, nhiều dân biểu trong Nghị viện Âu châu cũng đã bầy tỏ sự bất bình về các biện pháp trấn áp những người đối lập của chính quyền CSVN. Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và các Đại sứ của các Quốc gia Thành viên Liên Minh Âu Châu (EU) tại Việt Nam cho rằng quyết định bắt và khởi tố ông Nguyễn Văn Đài đã gây thất vọng bởi vì nó diễn ra vào đúng ngày Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam thường niên được tổ chức tại Hà Nội và ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Bruxelles và tại đây Việt Nam và EU đã chính thức công bố kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do song phương. Ông Andrus Ansip, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã nêu việc bắt giữ ông Nguyễn Văn Đài trong một phiên họp của Nghị viện châu Âu. Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu và các Đại sứ của các Quốc gia Thành viên EU nhắc lại quyền cơ bản của tất cả mọi người là quyền tự do ý kiến và biểu hiện ý kiến một cách hòa bình theo Tuyên bố Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên.
Trong khóa họp ngày 17/12/2015, Nghị viện
Âu châu đã thông qua Bản báo cáo về hiệp định hợp tác (hiệp định tự do mậu
dịch) giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam. Bà Barbara Lochbihler (ảnh bên), thuộc đảng Xanh Đức (Die Grünen),
phát ngôn viên ngoại giao và nhân quyền của Khối đảng Xanh/EFA tại Nghị viện Âu
châu cho biết:
"Qua nỗ lực của chúng tôi, bản báo cáo đã phê bình về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Nghị viện cũng lên án việc áp dụng án tử hình và sự đàn áp tự do ngôn luận và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Nghị viện Âu châu cũng đòi hỏi trả tự do lập tức cho ít nhất 60 tù nhân chính trị".
Về trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt giam, bà Lochbihler tuyên bố: "Việc bắt giữ cho thấy rằng chế độ này vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ chính sách đàn áp chống lại các nhà phê bình. Trong quá khứ Nguyễn Văn Đài từng đã bị tù mấy năm vì các hoạt động của ông. Ngay cả bên ngoài nhà tù, ông liên tục bị truy bức. Ông phải được trả tự do ngay lập tức ! " và bà khẳng định: "Trường hợp này cho thấy một lần nữa tầm quan trọng của nó là không thể bỏ qua tình hình nhân quyền trong khi hợp tác với nước này".
Nghị sĩ Barbara Lochbihler cũng là phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Nghị viện Âu châu. Đầu tháng 11/2015, bà sang thăm Việt Nam trong phái đoàn Nghị sĩ Âu châu, ngoài chương trình chính thức bà đã tiếp xúc với một số công nhân tại một địa điểm tư vấn lao động do Friedrich-Ebert-Stiftung tổ chức.
"Qua nỗ lực của chúng tôi, bản báo cáo đã phê bình về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Nghị viện cũng lên án việc áp dụng án tử hình và sự đàn áp tự do ngôn luận và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Nghị viện Âu châu cũng đòi hỏi trả tự do lập tức cho ít nhất 60 tù nhân chính trị".
Về trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt giam, bà Lochbihler tuyên bố: "Việc bắt giữ cho thấy rằng chế độ này vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ chính sách đàn áp chống lại các nhà phê bình. Trong quá khứ Nguyễn Văn Đài từng đã bị tù mấy năm vì các hoạt động của ông. Ngay cả bên ngoài nhà tù, ông liên tục bị truy bức. Ông phải được trả tự do ngay lập tức ! " và bà khẳng định: "Trường hợp này cho thấy một lần nữa tầm quan trọng của nó là không thể bỏ qua tình hình nhân quyền trong khi hợp tác với nước này".
Nghị sĩ Barbara Lochbihler cũng là phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Nghị viện Âu châu. Đầu tháng 11/2015, bà sang thăm Việt Nam trong phái đoàn Nghị sĩ Âu châu, ngoài chương trình chính thức bà đã tiếp xúc với một số công nhân tại một địa điểm tư vấn lao động do Friedrich-Ebert-Stiftung tổ chức.
Nghị sĩ Âu châu Barbara Lochbihler tại Việt Nam tháng 11/2015 (ảnh:
B.Lochbihler)
Chiến dịch vận động tự do cho Nhà bảo vệ
Nhân Quyền Nguyễn Văn Đài đang được mọi giới trong và ngoài nước quan tâm hỗ
trợ. Mọi người hy vọng chính quyền CSVN sẽ phải nhượng bộ và sớm trả lại tự do
cho Luật sư Đài trong nay mai.
Nguyễn Quang