Các thủ đoạn này sẽ không gây ra
phản ứng mạnh mẽ cho đối phương, nhưng sẽ làm thay đổi tình hình theo ý đồ của Trung
cộng; sau này còn yêu sách mới.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 Trung cộng
Tờ South
China Morning Post Hồng Kông ngày 23/2 đăng bài viết của Michael Tim – nhà phân
tích các vấn đề quốc tế Czech bàn về thủ đoạn “cắt xúc xích” của Chính phủ Trung
cộng ở Biển Đông.
Theo bài
viết, năm 2009, Chính phủ Trung cộng đã gửi một công
hàm lên Liên Hợp Quốc, sử dụng “đường chín đoạn” để đưa ra yêu sách vô lý và
bất hợp pháp: đòi độc chiếm Biển Đông. Điều này tiếp tục làm leo thang
căng thẳng khu vực, tình hình Biển Đông sau đó đã có nhiều thay đổi.
Gần đây, Trung cộng đã xây dựng (bất hợp pháp) hệ thống phi đạn phòng
không HQ-9 ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam)
đánh dấu một diễn biến mới làm xấu đi quan hệ giữa Trung cộng với các bên khác
có yêu sách và lợi ích ở Biển Đông.
Hệ thống phi
đạn phòng không này rõ ràng nhằm đối phó các mục tiêu trên không như máy bay,
tên lửa của các bên liên quan trong khu vực, có thể đe dọa nghiêm trọng tự do
và an toàn hàng không. Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống này đến đâu thì còn
chưa rõ và thực ra hệ thống này cũng dễ bị tiêu diệt.
Về tương
quan lực lượng, Trung cộng có ưu thế trong việc thách thức các đối thủ tồn
tại bất đồng lợi ích, bởi vì Việt Nam và Phi Luật Tân đều là những nước nhỏ
hơn. Trong khi đó Mỹ chủ yếu quan tâm đến tự do đi lại ở Biển Đông, cho dù Phi
là đồng minh của Mỹ.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy, Trung cộng sắp hoàn thành
xây dựng bất hợp pháp radar cao tần ở đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của
Việt Nam
Để chống lại
yêu sách bành trướng của Trung cộng, Mỹ đã triển khai hoạt động đảm bảo tự
do hàng hải hàng không trên Biển Đông. Nhưng điều đáng bàn lại là Mỹ có thể
triển khai đến mức độ nào mới có thể làm cho Bắc Kinh phải cân nhắc lại
cách làm của họ? Nếu Mỹ chỉ hành động chiếu lệ càng chỉ tạo cớ cho Bắc
Kinh “tạo cớ” đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông.
ASEAN hoàn
toàn không làm cho Trung cộng quá đau đầu. Có một thủ
đoạn nham hiểm của Bắc Kinh là đã chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông rất
“thành công”. Trung cộng đã lợi dụng vai trò ảnh hưởng của họ ở một số
nước thành viên của khối như Campuchia.
Trung cộng
hầu như đã sẵn sàng hơn trong việc chấp nhận hy sinh “hình tượng tích cực” để
đổi lấy duy trì lợi ích chính trị thực dụng.
Chính phủ Trung cộng cũng đã áp dụng một thủ đoạn được thiết kế tinh
vi, đó là tăng cường hiện diện mạnh mẽ. Trung cộng thường lợi dụng ngư dân để hỗ trợ, sử dụng hải cảnh (chứ
không phải hải quân) để tiến hành tuần tra vùng biển họ nhảy vào tranh chấp.
Trung
cộng tìm cách xây dựng bất hợp pháp các công trình hạ tầng cơ sở để dàn lực
lượng khi cần. Họ xây
dựng các đảo nhân tạo ở 7 thực thể ngoài Trường Sa (chiếm đóng bất hợp
pháp của Việt Nam từ năm 1988, 1995 đến nay) có thể làm thay đổi quy tắc.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy, Trung cộng sắp hoàn thành
xây dựng bất hợp pháp radar cao tần ở đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của
Việt Nam
Bắc Kinh dàn
dựng hệ thống phi đạn phòng không, chiến đấu cơ hoặc hỏa tiễn chống hạm đã cho
thấy họ đã tạo ra được thế bố trí binh lực mới nhờ những công trình xây dựng
bất hợp pháp này.
Như vậy, thủ đoạn “cắt xúc xích” của Trung cộng là thông qua các biện
pháp “sẽ không gây ra phản ứng mạnh mẽ” (từ đối phương) để thúc đẩy yêu sách,
nhưng về tổng thể “sẽ làm thay đổi tình hình theo ý đồ của Trung cộng”.
Thủ đoạn của Trung cộng rất tinh vi, khó mà ứng phó.
Mục
tiêu của cách làm này không phải là tạo ra đối đầu, mà là “tạo ra sự thực đã
rồi”. Bắc Kinh xây
dựng đảo nhân tạo thì Mỹ dùng hành động tự do hàng hải để đáp trả. Bắc Kinh
triển khai tên lửa phòng không thì Mỹ hoặc đối tác của họ ngoài triển khai
nhiều hơn các hành động tự do hàng hải, thì chưa thấy họ có phản ứng nào khác.
Ngoài ra,
gần đây tàu Trung cộng cũng đã xuất hiện ở vùng biển vịnh Borneo của Malaysia.
Động thái này cho thấy, Chính phủ Trung cộng có thể muốn sử dụng thủ đoạn
“cắt xúc xích” với các yêu sách mới ở khu vực này.
Trung cộng sẽ phải đối mặt với phán quyết của Tòa
trọng tài thường trực Liên hợp quốc
Đến nay,
cách làm của Bắc Kinh hầu như rất kín kẽ. Tuy nhiên,
điều lo ngại của họ chính là kết quả cuối cùng của vụ kiện Biển Đông do Phi
Luật Tân đưa ra tại Tòa Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc.
Trung cộng
mặc dù bác bỏ quyền thụ lý của Tòa, tuyên bố tránh né phán quyết, nhưng sự thực
là phán quyết sẽ được đưa ra và Trung cộng sẽ không thể làm cho nó mất đi.
Đáng chú ý,
Mỹ đã mạnh mẽ yêu cầu Trung cộng phải tuân thủ kết quả phán quyết của tòa trọng
tài, nếu không, Trung cộng sẽ phải trả giá đắt.
Michael Tim (South China Morning Post)