GS Nguyễn Ngọc Bích
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị Hội Toàn Quốc của Người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ, đã từ trần trên chuyến phi cơ bay từ Hoa Kỳ sang Manila, nơi ông sẽ thuyết trình về chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông, kình chống lại các lý luận của chính phủ Bắc Kinh về cái gọi là “đường biên giới 9 đoạn trên Biển Nam Hải.”
Theo tin đài VOA Tiếng Việt thì Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích lên cơn đau tim và qua đời trên chuyến phi cơ đi Manila ngày 03.03.2016.
Bản tin cho biết Ông tới Manila lần này để tham dự hội
nghị Biển Đông mà các thành viên trong tổ chức Họp mặt Dân chủ phối hợp với một
số đoàn thể người Phi Luật Tân đồng tổ chức, thảo luận về tranh chấp Biển Đông,
chủ quyền Việt Nam, và cách ứng phó với sự bành trướng của Trung cộng.
Cùng có mặt trên chuyến bay với ông có giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà tranh đấu dân chủ lâu năm của Việt Nam.
Giáo sư Bích được nhiều người biết tiếng vì các hoạt động không ngừng nghỉ của ông ở hải ngoại nhằm cổ võ một nền dân chủ, nhân quyền cho người dân tại Việt Nam.
Cùng có mặt trên chuyến bay với ông có giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà tranh đấu dân chủ lâu năm của Việt Nam.
Giáo sư Bích được nhiều người biết tiếng vì các hoạt động không ngừng nghỉ của ông ở hải ngoại nhằm cổ võ một nền dân chủ, nhân quyền cho người dân tại Việt Nam.
Ngọn gió Đông Phương vừa thổi lại Phương Đông
(Tiếc thương và kính tiễn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích)
(Tiếc thương và kính tiễn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích)
Trần Trung Đạo
Ba giờ sáng ngày 3
tháng 3, 2016 tôi nhận được tin nhắn của một người thân “Giáo sư Nguyễn Ngọc
Bích mất trên máy bay”. Dù chưa kiểm chứng và còn quá sớm để gọi những người
quen nhưng tôi nghĩ đó là tin đúng. Tôi biết giáo sư cùng nhiều vị khác đang
trên đường tham dự Họp Mặt Dân Chủ 2016 tổ chức ở Manila. Năm ngoái cũng tổ
chức ở Manila, lý do để có một không gian và các thành phần tham dự thích hợp,
nhất là từ phía Philippines, khi thảo luận về tranh chấp Biển Đông.
Sáng nay đọc tin chi
tiết trên báo Người Việt trích dẫn lời của Tiến sĩ Đào Thị Hợi, phu nhân của
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết lúc 9 giờ tối 2 tháng 3, 2016 (giờ miền Đông
Hoa Kỳ) ông “vào phòng vệ sinh trên máy bay, khi về lại chỗ ngồi thì lên cơn
mệt và mất ngay tại ghế ngồi.”
Giáo sư Nguyễn Ngọc
Bích sinh năm 1937 tại Hà Nội. Ông học tiểu học ở Vĩnh Yên, trung học ở
Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Năm 1955, ông được học bổng Fulbright tại đại học
Princeton và tốt nghiệp Cử Nhân Chính Trị Học năm 1958. Sau đó ông đã theo học
các chương trình cao hơn tại nhiều trường đại học nổi tiếng của Mỹ như Columbia
University và Georgetown University. Ông sang Đại Học Kyoto, một trong bảy
trường đại học quốc gia của Nhật Bản, từ 1962 đến 1963 để sưu tập tài liệu làm
luận án Tiến sĩ về Giáo Dục.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đóng góp rất nhiều vào các chương trình giáo dục song ngữ tại Mỹ và là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học giá trị. Trong sinh hoạt cộng đồng và truyền thông, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là chủ tịch của tổ chức Nghị Hội Toàn Quốc Của Người Việt tại Hoa Kỳ và là Giám Đốc Ban Việt Ngữ của đài Á Châu Tư Do trong bảy năm. Một tiểu sử chi tiết của giáo sư đang được lưu trữ trên trang nhà của Viện Việt Học, trong mục Ban Giảng Huấn.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đóng góp rất nhiều vào các chương trình giáo dục song ngữ tại Mỹ và là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học giá trị. Trong sinh hoạt cộng đồng và truyền thông, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là chủ tịch của tổ chức Nghị Hội Toàn Quốc Của Người Việt tại Hoa Kỳ và là Giám Đốc Ban Việt Ngữ của đài Á Châu Tư Do trong bảy năm. Một tiểu sử chi tiết của giáo sư đang được lưu trữ trên trang nhà của Viện Việt Học, trong mục Ban Giảng Huấn.
Giáo sư Nguyễn Ngọc
Bích sinh hoạt rất đa dạng và đóng góp tích cực trong nhiều lãnh vực nhưng như
ông đã có lần chia sẻ, con người thật sự của ông vẫn là con người của văn hóa
giáo dục. Khi thành tài trở về nước, ước nguyện của nhà trí thức Nguyễn
Ngọc Bích là nâng cao dân trí. Ông từng là Quyền Viện Trưởng Viện Đại Học Cửu
Long.
Giáo sư Nguyễn Ngọc
Bích rất quan tâm đến tuổi trẻ. Tuổi cao và thể lực yếu dần nhưng nhiệt
tình của ông dành cho tuổi trẻ Việt Nam không vì thế mà giảm sút. Đóng
góp của ông không chỉ giới hạn qua các vận động yểm trợ vật chất mà quan trọng
hơn là chăm sóc về tinh thần, nhất là các em vừa ra khỏi tù CS.
Ai cũng có thể tự
nhận mình quan tâm tới tuổi trẻ trong nước nhưng chắc là không bao nhiêu người
gần 80 tuổi mà vẫn thức rất khuya để dạy các lớp tiếng Anh qua internet và ngay
cả kèm riêng cho từng cháu cách phát âm những chữ khó. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích
làm rất nhiều việc mà chỉ những người trong cùng đề án của ông mới biết. Lý do
không phải vì bảo mật mà chỉ vì ông ít nói về thành tựu của riêng mình. Dù ông
không nói ra, các cộng đồng, đoàn thể, tổ chức hay cá nhân tranh đấu cho tự do
đất nước tại hải ngoại hẳn để ý một điều, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích không
từ chối việc gì miễn là việc đó góp phần vào nỗ lực vận động tư do dân chủ và
nhân quyền cho Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Ngọc
Bích là nhà biên khảo, dịch thuật, giáo dục nhưng trên hết ông người yêu nước
lớn. Như giáo sư kể lại, ngày 19 tháng Tư 1975 ông lên đường sang Mỹ cùng phái
đoàn VNCH để tìm viện trợ nhưng thất bại. Dù biết sớm muộn miền Nam cũng mất,
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích vẫn trở về. Chuyến bay trở về Việt Nam gần 30 tháng Tư
chỉ có hai người Việt, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng và Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.
Trở về nhưng rồi phải ra đi trong đêm 30 tháng Tư khi ngọn đèn tự do của Sài
Gòn vừa tắt.
Mỗi buổi sáng trên
bàn của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, ngoài những món điểm tâm còn có một hộp gồm
nhiều loại thuốc phải uống trong ngày nhưng ông uống xong không phải để rồi
nghỉ ngơi mà tiếp tục lên đường. Ít có người nào trong tuổi gần 80 mà đi đây đi
đó nhiều hơn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Ông đến mọi nơi và ngồi xuống với mọi
người. Ông không quá quan tâm người đối diện mình là ai miễn là còn biết lắng
nghe nhau nói. Mặc dù rất dứt khoát trong lập trường chính trị quốc gia, ông có
một tinh thần ôn hòa, cởi mở và tinh thần đó đã làm giáo sư trở thành điểm gặp
gỡ của nhiều khuynh hướng khác nhau.
Sau mỗi lần gặp
gỡ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, khách mang về không chỉ là những câu trả lời
sâu sắc hay những nhận xét tinh tường về những vấn đề họ cần biết nhưng nhớ
nhất vẫn là một nụ cười của ông. Ông sống rất lạc quan. Những người gần gũi
giáo sư đều có một nhận xét chung, dường như đối với ông, không có điều gì quan
trọng, kể cả sức khỏe, hơn là việc được đóng góp cho tự do dân chủ của đất nước
và an lạc của con người. Tinh thần bao dung, hỷ xả Phật Giáo thể hiện rất rõ
nét trong thái độ và cách sống của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Làm người ai cũng
mang theo suốt đời mình những nhân tính hỉ nộ ái ố, tham sân si, nhưng riêng
với Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, ông quên chuyện buồn phiền rất dễ dàng và tha thứ
rất nhanh.
Ngọn gió thổi đi từ
phương Đông tối ngày 30 tháng 4, 1975 và tối ngày 2 tháng 3, 2016 đã thổi về
lại phương Đông. Bên kia bờ biển là Hà Nội, nơi Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích
cất tiếng khóc chào đời, là Sài Gòn nơi ông khôn lớn, nhưng bầu trời Thái Bình
Dương lại là nơi ông trút hơi thở cuối cùng. Ôi kỳ diệu thay, phải chăng không
gian bao la mới đủ rộng cho tâm hồn yêu quê hương bát ngát của ông.
Tiếc thương và kính
tiễn biệt Anh.
Trần Trung Đạo
Boston 3/3/2016