(10.03.2016)
Báo chí Hoa Kỳ: Trung cộng tiến gần đến vị trí bá chủ
Biển Đông
Ảnh vệ tinh chụp những hoạt động của Trung cộng quân
sự hóa đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.Reuters
Hàng
không mẫu hạm Mỹ John C. Stennis khi cùng bốn chiến hạm khác đi vào Biển Đông
hôm 01/03/2016, trong một chiến dịch tuần tra đã đưa ra một thông điệp rất rõ
ràng: Hoa Kỳ là cường quốc quân sự hàng đầu trong khu vực và quyết tâm duy trì
vị thế đó. Hải Quân Hoa Kỳ cũng cho biết đã có nhiều tàu hải quân Trung cộng
hoạt động gần đó, đông đảo hơn những năm gần đây.
Phân
tích sự kiện này, nhật báo Mỹ The New
York Times ngày 08/03/2016 ghi nhận : « Việc
tăng cường hiện diện giúp Bắc Kinh tiến gần hơn đến việc thực hiện quyền khống
chế Biển Đông ». Tờ báo Mỹ đã trích lời một viên chức Trung cộng khẳng định
rằng tàu Trung cộng đã có mặt trong vùng để « giám sát, nhận dạng, theo dõi và đánh đuổi » tàu thuyền và máy bay
ngoại quốc, tùy theo khoảng cách giữa những chiếc tàu này với « đảo của chúng
ta. »
Đối
với The New York Times, từ ngày lên cầm quyền cách nay ba năm, Chủ tịch Trung
cộng Tập Cận Bình đã biến đảo đá mà Bắc Kinh chiếm đóng tại vùng quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa thành công cụ để in đậm « dấu chân quân sự » của Trung cộng
trong khu vực, từng bước xây dựng và trang bị vũ khí cho các tiền đồn xa đất
liền, bất chấp phản đối của các nước láng giềng và của Washington.
Giấc
mơ về vùng trái độn trên biển
Mức
độ quy mô của thủy lộ thương mại trị giá hàng ngàn tỷ đô la mỗi năm đã làm căng
thẳng leo thang trong khu vực và củng cố tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung
cộng đối với toàn bộ Biển Đông. Đà tăng cường sự hiện diện của Trung cộng cũng
khuấy động nguyên trạng quân sự ở Tây Thái Bình Dương kể từ khi Đệ Nhị Thế
chiến kết thúc, và đưa Trung cộng tiến lại gần hơn mục tiêu thiết lập một vùng
trái độn về an ninh nằm ở xa bờ biển Trung cộng.
Marc Lanteigne,
chuyên gia nghiên cứu cấp cao về chính sách đối ngoại của Trung cộng tại Viện
Quan Hệ Quốc tế Na Uy đã so sánh ý đồ khống chế Biển Đông của Trung cộng với sự
thống trị của Mỹ hiện trên vùng biển Caribê : « Trung cộng muốn có một cái bồn tắm (người Việt hay nói là ao nhà hay
sân sau)... muốn có một vùng biển của riêng họ, nơi họ có thể cho tàu quân sự
và cảnh sát của họ hoạt động mà không cần phải lo lắng về sự hiện diện của Hải
Quân Hoa Kỳ hay Phi Luật Tân, Việt Nam hay Ấn Độ. »
Việc
tăng cường sự hiện diện đã được tiến hành theo từng bước, nhưng một cách rõ
ràng là nhanh chóng vì tranh chấp giữa Trung cộng và các nước láng giềng đã tồn
tại từ hàng chục năm nay: Từ công việc nạo vét cát để xây dựng đảo nhân tạo
trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa bắt đầu vào đầu năm 2014, đến các bãi
ngầm giờ đã có hải cảng nước sâu và phi đạo dài thích hợp cho tàu chiến và phi
cơ chiến đấu.
Sau
đó, phi đạn phòng không đã xuất hiện vào tháng Hai vừa qua tại quần đảo Hoàng
Sa, cách Trường Sa hơn 300 dặm về phía bắc. Hiện nay, ảnh vệ tinh cho thấy các
công trình mang dáng dấp của các đài radar cực mạnh, có khả năng mở rộng tầm
hủy diệt của hỏa tiễn Trung cộng đặt trên đất liền đối với hàng không mẫu hạm Hoa
Kỳ ở ngoài khơi xa.
Tiền
đồn Trung cộng trên Biển Đông sẽ gây khó khăn cho Hải Quân Mỹ
Các
tiền đồn mới này của Trung cộng chưa là mối đe dọa lớn cho quân đội Hoa Kỳ, vì
rất dễ bị triệt hạ trong một cuộc xung đột. Tuy nhiên, các viên chức Mỹ ngày
càng lo ngại rằng đà tăng cường sự hiện diện quân sự của Trung cộng, nếu không
được kiểm soát kịp thời, sẽ cung cấp cho Bắc Kinh quyền kiểm soát trên thực tế
một vùng biển có kích thước của Mexico, và một ưu thế quân sự trên các láng
giềng đang tranh chấp chủ quyền trên vùng biển với Trung cộng.
Điều
này, theo các chuyên gia phân tích, có thể thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang
trong khu vực và tăng gia nguy cơ xung đột.
Trong
khi các giới chức có thẩm quyền ở Washington nói rằng còn lâu Trung cộng mới
đạt được khả năng đuổi lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi vùng Biển Đông, giới phân tích
cho rằng việc Trung cộng tăng cường sự hiện diện của họ trong vùng sẽ làm cho
Hải quân Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nhanh chóng bảo vệ các đồng
minh có quân đội yếu hơn, như Phi Luật Tân.
Việc
khai triển phi cơ chiến đấu, hỏa tiễn chống hạm và radar cực mạnh ở Biển Đông
còn khiến cho Hải Quân Trung cộng bạo dạn hơn, trong khi các chỉ huy Mỹ thì dè
dặt hơn.
Điều
trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ hồi tháng trước, Đô đốc Harry Harris,
chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, cảnh báo rằng hành động của Trung
cộng đang làm « thay đổi cảnh quan chiến lược trong vùng Biển Đông. »
Trong
câu trả lời bằng văn bản gửi đến Ủy Ban, quan chức tình báo hàng đầu của chính
quyền Obama, ông James R. Clapper,
dự đoán rằng Trung cộng sẽ « có năng lực
đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh quân sự hùng hậu đến khu vực »
vào đầu năm tới.
Mặc
dù chưa hoàn tất các công trình xây dựng, nhưng theo ông Clapper, Trung cộng đã
có thể đã khai triển chiến đấu cơ, phi đạn phòng không, hỏa tiễn hành trình bảo
vệ bờ biển cũng như chiến hạm lớn và các tàu bảo vệ bờ biển khá lớn tại các đảo
nhân tạo mới trong quần đảo Trường Sa.
Ông
cũng khẳng định rằng radar quân sự đã được đặt trên Đá Châu Viên, ở cực nam của
bảy hòn đảo nhân tạo mà Trung cộng bồi đắp tại Trường Sa, cách đảo Hải Nam của Trung
cộng 600 dặm. Về lý thuyết, Trung cộng có thể mở rộng tầm bắn của tên lửa được
mệnh danh là sát thủ diệt hàng không mẫu hạm DF-21D, để tấn công các mục tiêu
xa xôi và gây khó khăn cho Hải quân Hoa Kỳ trong việc tìm cách đối phó.
Việt
Nam và Phi Luật Tân: 2 nạn nhân chính của Trung cộng
Vào
tháng Hai, Việt Nam đã lên tiếng phản đối chính thức sau khi hình ảnh vệ tinh
cho thấy rằng Trung cộng đã dàn phi đạn phòng không không HQ-9 trên hòn đảo lớn
nhất trong quần đảo Hoàng Sa là đảo Phú Lâm.
Hoạt
động của Trung cộng tại quần đảo Trường Sa cũng đã làm Phi Luật Tân tức giận.
Cách nay 4 năm, Trung cộng đã giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough ở
Trường Sa từ tay Phi Luật Tân sau một vụ đối đầu kéo dài, một động thái bị Tổng
thống Phi Luật Tân Benigno Aquino sau đó so sánh với sự sáp nhập Tiệp Khắc của
Đức Quốc Xã.
Thượng
nghị sĩ đảng Cộng Hòa John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ, cảnh
báo rằng Trung cộng có dấu hiệu sẵn sàng đánh đuổi lính Phi Luật Tân đóng trên
một bãi cạn khác ở Biển Đông.
Chuyên
gia Gregory Poling, Giám đốc chương
trình Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược
và Quốc Tế ở Washington, nhận định : « Bây
giờ tàu Trung cộng có thể yên tâm ở lại vùng quần đảo Trường Sa bất cứ khi nào
họ muốn ».
Nhìn
chung, các nhà phân tích đều nghĩ rằng mục tiêu của Trung cộng sẽ là áp đặt một
vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, tương tự như những gì Trung cộng đã
làm ở Biển Hoa Đông vào cuối năm 2013.
Theo tin RFI
Không Quân Hoa Kỳ muốn đặt oanh tạc cơ chiến lược tại
Úc
Oanh tạc cơ chiến lực B-1B cất cánh từ một phi
trường Mỹ ngày 27/03/2011. B-1B Lancer có thể mang 57 tấn vũ khí, và có khả năng
ném tất cả các loại bom, bao gồm cả bom nguyên tử chiến lược và chiến thuật.REUTERS/U.S.
Air Force/Staff Sgt. Marc I. Lane
Washington
đang đàm phán với Canberra về kế hoạch đưa các loại oanh tạc cơ chiến lược đến
Úc. Theo hãng truyền thông Úc ABC vào hôm nay, 09/03/2016, chính Lori Robinson,
nữ tư lệnh lực lượng Không Quân Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, đã tiết lộ tin
trên.
Theo
ABC, phát biểu với một số nhà báo tại Canberra, nữ đại tướng Lori Robinson xác
nhận là hai nước Mỹ và Úc đang đàm phán về khả năng cho oanh tạc cơ B-1 cùng
các máy bay tiếp liệu trên không của Mỹ đặt căn cứ tạm thời tại miền Bắc Úc, ở
Tindal và Darwin.
Trung
tá Damien Pickart, phát ngôn viên lực lượng Không Quân Mỹ tại Thái Bình Dương,
cho biết thêm là hai bên cũng đàm phán về viêc mở rộng hoạt động tuần tra của oanh
tạc cơ chiến lược B-52.
Vùng
Biển Đông đang tranh chấp giữa Trung cộng và các nước Đông Nam Á như vây sẽ nằm
trong tầm hoạt động của oanh tạc cơ Mỹ nếu B-1 và B-52 được đóng tại miền bắc
Úc.
Theo
bà Lori Robinson, ngoài nhân tố chiến lược như vừa kể, khi oanh tạc cơ tầm xa
của Mỹ được phép hoạt động tại Úc, phi công Mỹ có thể nhanh chóng làm quen với
địa hình khu vực Biển Đông, đồng thời phát huy được khả năng phối hợp với đồng
đội Úc.
Oanh
tạc cơ chiến lược B-52 của không lực Hoa Kỳ.
Hiện nay Mỹ không có oanh tạc cơ B-1 xuất kích từ
Australia nhưng thỉnh thoảng có các phi vụ của B-52 cất cánh từ đó.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vào hôm nay đã từ chối
bình luận về các cuộc đàm phán. Ông nói với các nhà báo hôm 9/3: “Tôi chỉ có thể bảo đảm với các bạn rằng tất
cả những gì chúng tôi làm trong khu vực này đều được quyết định rất cẩn thận để
đảm bảo rằng các lực lượng quân sự của chúng tôi làm việc chặt chẽ với nhau
nhất có thể được vì lợi ích quốc gia chung”.
Về mặt chiến lược, việc khai triển được các oanh tạc
cơ ở các căn cứ của Úc sẽ là một cú hích lớn với Washington. Ông Andrew Davies, nhà phân tích kỳ cựu
đồng thời là giám đốc nghiên cứu tại Viện Chính sách Chiến lược Australia nói:
“Việc có các địa điểm để tác chiến xa hẳn
khỏi Trung cộng so với các căn cứ hiện có ở Đại Hàn, Nhật Bản và Guam mang lại
chiều sâu lớn hơn về tác chiến, vì kế hoạch tăng cường sức mạnh của Trung cộng
làm cho các địa điểm gần hơn nêu trên gặp nguy cơ”.
Bộ Ngoại giao Trung cộng đã bày tỏ quan ngại. Phát
ngôn viên Hồng Lỗi phát biểu tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng “Hợp tác giữa các nước liên quan cần phải bảo
vệ hòa bình và ổn định trong khu vực và không nhắm vào lợi ích của các bên thứ
ba”.
Theo RFI, Sbs.com, Reuters, Presstv.ir
Trung cộng: Biển
Đông là hải lộ tự do nhất thế giới
Ngoại
trưởng Trung cộng Vương Nghị phát biểu trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí
ở Bắc Kinh, ngày 8/3/2016.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung cộng Vuơng Nghị hôm thứ Ba
tuyên bố rằng Biển Đông là một trong những thuỷ lộ tự do và an toàn nhất thế
giới.
Hãng thông tấn Reuters trích lời Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng việc Bắc Kinh kiểm soát hải phận có nhiều tranh chấp chủ quyền chồng chéo này là hợp lý bởi vì Trung cộng đã “tìm ra” vùng biển này đầu tiên.
Hãng thông tấn Reuters trích lời Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng việc Bắc Kinh kiểm soát hải phận có nhiều tranh chấp chủ quyền chồng chéo này là hợp lý bởi vì Trung cộng đã “tìm ra” vùng biển này đầu tiên.
Trung cộng trong mấy tháng gần đây đã bị Mỹ và các
đồng minh mạnh mẽ lên án các hoạt động lấp biển, xây đắp đảo trong Biển Đông -
thuỷ lộ có lượng hàng hoá thương mại trị giá 5.000 tỉ đôla qua lại mỗi năm.
Hải quân Mỹ mới đây đã diễn tập tự do hàng hải, với việc đưa các chiến hạm đi qua gần các đảo tranh chấp để khẳng định quyền tự do hoạt động trong vùng biển này.
Hải quân Mỹ mới đây đã diễn tập tự do hàng hải, với việc đưa các chiến hạm đi qua gần các đảo tranh chấp để khẳng định quyền tự do hoạt động trong vùng biển này.
Việc hải quân Mỹ đưa chiến hạm vào khu vực và các tin
tức nói rằng Trung cộng triển khai phi đạn tối tân, chiến đấu cơ và hệ thống
radar trên các đảo ở Biển Đông đã đưa Washington và Bắc Kinh đến chỗ tố giác
qua lại là quân sự hoá khu vực.
Tự do hàng hải không có nghĩa là “tự do chạy điên
cuồng,” Vương Nghị phát biểu trong
cuộc họp báo bên lề phiên họp thường niên của quốc hội Trung cộng. “Thực tế, nhờ vào những nỗ lực phối hợp của Trung
Hoa và các nước trong khu vực, Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) hiện nay là một
trong những thuỷ lộ an toàn và tự do nhất trên thế giới.”
Ông Vương tuyên bố: “Trung
Hoa là nước đầu tiên khám phá, đặt tên, khai thác và quản lý nhiều đảo trên
Biển Nam Trung Hoa. Tổ tiên của chúng tôi đã dày công gầy dựng những nơi đó qua
bao thế hệ.”
Ngoại trưởng Vương nói Trung cộng không phải là nước
đầu tiên triển khai vũ khí ở Biển Nam Trung Hoa mà cũng không phải là nước có
nhiều vũ khí nhất ở đó, nhưng ông không nêu đích danh nước nào.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cũng cảnh báo về
những “hậu quả cụ thể” nếu Trung cộng có những “hành động hung hãn” trong khu
vực.
Ash Carter nói Mỹ sẽ gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và sẽ chi tiêu 425 tỉ đôla từ nay cho đến năm 2020 cho các cụôc thao duợt và huấn luyện cho các nước trong khu vực lo sợ trước những hành động của Trung cộng.
Ash Carter nói Mỹ sẽ gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và sẽ chi tiêu 425 tỉ đôla từ nay cho đến năm 2020 cho các cụôc thao duợt và huấn luyện cho các nước trong khu vực lo sợ trước những hành động của Trung cộng.
Nguồn: Reuters,
Business World Online
Trung cộng phản đối Phi Luật Tân thuê máy bay tuần tra
của Nhật Bản
Năm phi cơ huấn luyện TC-90 sẽ được Nhật Bản giao cho Phi
Luật Tân để tăng cường tuần tra vùng Biển Đông.REUTERS/Japan Maritime
Self-Defense Force
Trung
cộng lên tiếng phản đối một hiệp định theo đó Phi Luật Tân sẽ thuê 5 phi cơ của
Nhật Bản để tăng cường tuần tra trên vùng Biển Đông, trong bối cảnh tranh chấp
chủ quyền trên vùng biển này ngày càng gay gắt.Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh
ngày 10/03/2016, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung cộng Hồng Lỗi tuyên bố : « Nếu những hành động của Phi Luật Tân là nhằm
thách thức chủ quyền và lợi ích chiến lược của Trung cộng, thì Trung cộng kiên
quyết chống lại ».
Ông
Hồng Lỗi còn yêu cầu Nhật Bản « nên phát ngôn và hành động thận trọng,
và không làm bất cứ gì gây phương hại hòa bình và ổn định khu vực », nhắc
lại rằng Tokyo không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông.
Trước
đó, ngày 09/03, tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino vừa thông báo Manila sẽ
thuê năm máy bay huấn luyện TC-90 của Nhật Bản để hỗ trợ cho hải quân Phi Luật
Tân tuần tra trên vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền.
Vào
tuần trước, Phi Luật Tân và Nhật Bản vừa ký một hiệp định về việc chuyển giao
các thiết bị và công nghệ quân sự. Tokyo phải ký một hiệp định như vậy để có
thể xuất khẩu vũ khí và bảo đảm là những vũ khí này sẽ không được chuyển giao
cho một bên thứ ba.
Phi
Luật Tân xem việc hiện đại hóa không quân và hải quân là ưu tiên hàng đầu,
trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh quân sự hóa vùng Biển Đông, với việc triển
khai tên lửa và chiến đấu cơ phản lực trên các đảo tranh chấp.
Các
đồng minh Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã đề nghị giúp Phi nâng cao khả năng chiến đấu
của không quân. Tổng thống Aquino cho biết là trong năm nay, Phi Luật Tân sẽ
tiếp nhận hai phi cơ vận tải C-130 tân trang của Mỹ. Quân đội Phi Luật Tân dự
trù sẽ mua nhiều chiến đấu cơ đa năng, các dàn tên lửa địa đối không, máy bay
không người lái…
Thanh Phương (RFI)