Người Quan Sát
Phát biểu trong hội nghị tổng kết
công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015, Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó GĐ CATP Sài Gòn
giải thích vì sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít như sau: "Lý do là vì CATP cũng phải chấp hành chỉ thị
15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì
không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên” (1)
Chỉ thị 15 là gì?
Chỉ thị 15-CT/TW do Bộ Chính trị
ban hành ngày 7/7/2007 thể hiện lãnh đạo của đảng Cộng sản đối với các cơ quan
quan bảo vệ luật pháp trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo
vệ đảng.
Chị thị 15 có quy định: “Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu
đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng
quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng
ý cho điều tra, khởi tố, bắt... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành
các biện pháp tố tụng.”
Công an không được trinh sát đảng
viên vì vướng Chỉ thị 15 - đây là sự thừa nhận của Thiếu tướng Phan Anh Minh.
Chỉ thị 15 đứng trên các quy định về pháp luật, mọi
công dân bình đẳng trước pháp luật.
Chỉ thị 15 thể hiện quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt
đối của đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Đảng là ai? Là Bộ Chính trị, là
đảng ủy các cấp, dưới lá chắn “quản lý” do Chỉ thị 15 có thể đứng trên tòa án
để quản lý chặt chẽ từ đầu tới cuối toàn bộ quá trình tố tụng của một vụ án có
liên quan đến đảng viên: từ trinh sát, phát hiện dấu hiệu, củng cố chứng cứ,
khởi tố, bắt, truy tố đảng viên vi phạm.
Với Chỉ thị 15, bất cứ một lãnh
đạo đảng nào cũng có thể can thiệp vào một vụ án có đảng viên vi phạm để thay
đổi bản chất vụ việc, kéo dài thời gian điều tra, khởi tố, thậm chí biến sai
phạm hình sự thành xử lý hành chính với các đảng viên.
Chỉ thị 15 tạo điều kiện cho các đảng viên vi phạm có
cơ hội cứu nhau. Bởi khi nhận được báo cáo của cơ quan bảo vệ pháp luật
đối với các cá nhân đảng viên sai phạm nếu tổ chức đảng, cấp ủy đó không trong
sáng, không thực lòng chống tiêu cực, thì chắc chắn vụ án sẽ bị chìm xuồng. Quá
trình tố tụng tiếp theo sẽ không thể tiến hành.
Đứng đầu một đơn vị chống tham
nhũng, Cục trưởng Cục Chống Tham Nhũng, ông Phạm Trọng Đạt thừa nhận trên báo Vietnamnet ngày 5/3/2016 (2)
"Tham nhũng là những người có chức vụ quyền
hạn, chống lại cơ chế xin cho.Chúng tôi chống lại có khi "chết trước" (2)
Như vậy đã rõ, khó có thể chống
tham nhũng khi người thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên.
Tuy nhiên, ngày mai ngày kia sẽ
xuất hiện nhiều bài viết cho rằng đảng không sai, Chỉ thị 15 không phải là
khiên chắn bảo vệ đảng viên tham nhũng. Bởi xưa nay chủ trương nhất quán xuyên
suốt của hơn ba triệu đảng viên là phải bám lấy đảng, bảo vệ đảng là bảo vệ
tính mạng quyền lợi của chính mình.
Thừa nhận sự bất lực của cơ quan
trinh sát điều tra trước Chỉ thị 15 của Thiếu tướng Phan Anh Minh trong nỗ lực
chống tham nhũng là một cú tát vào mặt Bộ
trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.
Bởi chính ông Quang đã khẳng định
vào năm 2012: “Thực hiện Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều
tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ đảng, bảo đảm sự thống nhất trong việc
giải quyết, không để xảy ra những sai sót lớn, thực hiện, áp dụng pháp luật
nghiêm minh. Nhất là từ khi Ban Bí thư ban hành Hướng dẫn cụ thể hóa một số nội
dung của Chỉ thị 15, thì việc thực hiện Chỉ thị 15 có nhiều thuận lợi hơn.” (3)
Kêu gọi chống tham nhũng chỉ là
hành động mị dân của đảng Cộng sản. Bởi trên thực tế khi các cơ quan tiến hành
tố tụng không phải là những cơ quan độc lập, toàn quyền.
Chỉ thị 15-CT/TW đã chính thức
chỉ ra rằng khái niệm "mọi công dân đều phải bình đẳng trước pháp
luật" của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chỉ là trò hề khi có sự
phân biệt giữa đảng viên và người dân thường.
Người Quan Sát
(bài
đăng trên trang danlambaovn.blogspot.com)
Chú thích: