03.04.2016

Việt Nam : Tướng công an (được sắp xếp) làm chủ tịch nước

Việt Nam : Tướng công an (được sắp xếp) làm chủ tịch nước *
Thanh Phương (RFI) 

Tướng Trần Đại Quang (giữa), bên phải là tổng bí thư tái đắc cử Nguyễn Phú Trọng trong buổi bế mạc Đại hội XII của đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 28/01/2016, tại Hà Nội.REUTERS/Kham

Quốc hội mãn nhiệm của Việt Nam hôm nay, 02/04/2016, với tỷ lệ phiếu thuận 91,5%, đã chính thức bầu tướng Trần Đại Quang, bộ trưởng Công An, làm chủ tịch nước, thay thế ông Trương Tấn Sang, vừa miễn nhiệm ngày 31/03 vừa qua.

Ông Trần Đại Quang đã được đảng Cộng Sản Việt Nam đề cử vào chức vụ này trong kỳ Đại hội tháng Giêng vừa qua, và vì ông là ứng cử viên duy nhất cho nên cuộc bỏ phiếu hôm nay chỉ mang tính hình thức. Nhưng điều đáng nói là việc bầu ban lãnh đạo mới của cơ quan hành pháp và lập pháp diễn sớm hơn 3 tháng so với lịch trình bình thường.


Sau khi được bầu làm chủ tịch nước, ông Trần Đại Quang đã tuyên thệ nhậm chức, tuyên bố sẽ « tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ».

Năm nay 59, ông Trần Đại Quang cho đến nay vẫn nắm giữ bộ Công An, một cơ quan có quyền hạn rất rộng, bao gồm cả việc thu thập tin tình báo và đối phó các mối đe dọa đối với đảng, trong nước cũng như ở nước ngoài.

Hãng tin Reuters hôm nay trích lời nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á – Yusop Ishak, Tân Gia Ba (Singapore), cho rằng khi chọn tướng Trần Đại Quang làm chủ tịch nước, các lãnh đạo Đảng có lẽ nghĩ rằng ông sẽ là người bảo vệ tốt nhất cho chế độ, vào lúc đảng chịu áp lực ngày càng mạnh theo hướng phải thay đổi chính trị.

Thật ra thì trong thể chế chính trị của Việt Nam, chủ tịch nước là một chức danh mang tính hình thức nhiều hơn. Về mặt chính thức thì Việt Nam nằm dưới sự lãnh đạo của bộ ba tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng, nhưng mọi quyết định quan trọng là do Bộ Chính Trị, gồm 19 ủy viên, đưa ra.

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông Trần Đại Quang, với tư cách nguyên thủ quốc gia, sẽ là tiếp tổng thống Mỹ Barack Obama, trên nguyên tắc sẽ viếng thăm Việt Nam vào tháng 5 tới, vào lúc mà Hà Nội đang thắt chặt quan hệ với Washington để đối phó với một nước Trung cộng ngày càng hung hăng, nhất là trên vấn đề Biển Đông.

Sau ông Trương Tấn Sang, vào tuần tới Quốc hội Việt Nam sẽ bầu chọn người thay thế thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tân thủ tướng sẽ là ông Nguyễn Xuân Phúc, hiện là phó thủ tướng, vì ông Phúc cũng đã được đảng đề cử vào chức vụ này.

(*) Tựa đề do BBT đổi khác đi

Tân chủ tịch nước Trần Đại Quang đã khai man lý lịch như thế nào?

 Hoàng Trần
Ngày 2/4/2016, đại tướng CA Trần Đại Quang vừa chính thức làm lễ “tuyên thệ” nhậm chức chủ tịch nước sau khi nhận được 91,5% “phiếu bầu” từ các đại biểu quốc hội sắp mãn nhiệm.

Phát biểu trong lễ nhậm chức, ông này dõng dọc tuyên bố sẽ “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”.

Thông tin này cũng không có gì sốt dẻo cho lắm, bởi lẽ Trần Đại Quang là ứng viên duy nhất cho chiếc ghế chủ tịch nước, điều này đã được biết trước từ cách đây hơn 2 tháng.

Tuy vậy, điều đáng chú ý là hầu như tất cả các cơ quan truyền thông chính thống của đảng cộng sản, trong phần tiểu sử đều ghi rõ Trần Đại Quang sinh ngày: 12/10/1956.

Liệu vị tân chủ tịch nước có đúng sinh năm 1956 như sách vở cộng sản vẫn hay tuyên truyền? Để trả lời câu hỏi này, mời bà con xem lại bài viết cùng tác giả dựa theo những bằng chứng đã được công bố trên Danlambao. 

Thuật “cải lão hoàn đồng” của tân chủ tịch nước.

Trước đại hội đảng lần thứ 11 năm 2011, Trần Đại Quang khi ấy là thứ trưởng bộ CA. Theo tuổi thật thì ông này sinh năm 1950, ngấp nghé bước sang tuổi 61.

Ở đội tuổi này, ông Quang đáng lẽ phải về hưu vì theo quy định nhân sự trong đảng, ứng viên tham gia bộ chính trị lần đầu phải dưới 60 tuổi. 

Để qua mặt đảng, ông này đã cố tình gian lận hồ sơ, biến năm sinh từ 1950 trở thành 1956. Tức ‘cải lão hoàn đồng’ so với tuổi thật là 6 tuổi, đủ điều kiện tham gia bộ chính trị khoá 11.

Văn bản gian lận xác nhận năm sinh giả của ông Trần Đại Quang được đích thân chủ tịch tỉnh Ninh Bình Đinh Văn Hùng ký.

Để hợp thức hoá lý lịch mới này, Trần Đại Quang đã cấu kết với Đinh Văn Hùng – chủ tịch UBND Ninh Bình xác nhận năm sinh là 1956.

Ngón đòn phù phép này đã giúp ông ta vượt qua nhiều ứng cử viên khác, trở thành ủy viên trẻ nhất trong bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam tại đại hội 11. Đến đại hội 12 thì tiếp tục được “cơ cấu” thành chủ tịch nước.

Tuy nhiên, dù quyền lực đến đâu chăng nữa Trần Đại Quang không thể che dấu được sự thật. 

Một bằng chứng không thể chối cãi là tất cả những văn bằng tốt nghiệp đại học, từ tại chức luật cho đến cap cấp lý luận Mac-Lenin của ông Quang đều ghi rõ năm sinh là 1950.





Từ bằng tại chức luật cho đến cao cấp lý luận Mac-Lenin của ông Quang ghi rõ năm sinh 1950

Tất cả các tài liệu như trên đã được tố cáo trên Danlambao từ cuối năm 2010, tức cách đây đã hơn 5 năm. Tuy nhiên, cá nhân Trần Đại Quang và đảng cộng sản chưa bao giờ dám trả lời công khai về nội dung tố cáo.

Càng che đậy thì lại càng khiến dư luận tin rằng những gì Danlambao nói là đúng và chính xác.

Cộng sản được dựng lên bởi những âm mưu và thế lực đen tối, làm sao dám minh bạch vụ việc. Thậm chí, nếu cộng sản muốn minh bạch cũng không xong, bởi sợ há miệng mắc quai.

Đến như thiếu tá Hồ Quang của bát lộ quân Trung Cộng có thể nghiễm nhiên trở thành “ cha già dân tộc”, thì Trần Đại Quang cũng chỉ là học tập và làm theo tấm gương “bác Hồ” như những gì đảng cộng sản tuyên truyền mà thôi.

Chủ tịch nước còn khai man lý lịch thì sớm muộn gì thuộc cấp cũng âm mưu tạo phản. Quả đúng là: Thượng bất chính, hạ tắc loạn. 


Hoàng Trần (bài đăng trên trang mạng danlambao)