Hai
nhiệm kỳ Thủ tướng: Việt Nam tiến hay lùi?
Nam Nguyên (RFA)
Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng, ảnh minh họa chụp hôm 2/7/2015 tại Hà Nội. AFP
Nhóm quyền lợi xâu xé nền kinh tế
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ rời cương vị Thủ tướng trong vài tháng nữa, hai nhiệm kỳ kéo dài
10 năm của ông để lại
nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng thâm
hụt ngân sách triền miên, một núi nợ công khó trả, những nhóm quyền lợi xâu xé
nền kinh tế, bất công và tham nhũng tràn lan. Bên cạnh sự phân hóa giàu nghèo đến
mức độ khó tưởng tượng, còn là thực tế Việt Nam đã tụt hậu so với các nước láng
giềng trong khu vực vài chục năm. Ông Nguyễn Tấn
Dũng tất nhiên có trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ, nhưng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo
không phải là của riêng ông, mà là của Đảng Cộng sản và ông là người đứng ra
thực hiện.
Trên báo chí Việt Nam, không
ít lần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tự hào là đã đưa Việt Nam vào danh mục các
quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Thu nhập đầu người ở Việt Nam khi ông
Nguyễn Tấn Dũng khởi sự nhiệm kỳ vào năm 2006 là 715 USD đã leo lên 2.109 USD
vào cuối năm 2015. Tuy vậy nợ công của Việt Nam trong 10 năm qua cũng tăng
chóng mặt, năm 2006 là 22,7% GDP và đến cuối năm 2016, lúc ông Nguyễn Tấn Dũng
chuẩn bị từ giã sự nghiệp chính trị, nợ công được dự báo là 64,9% GDP. Điều này
được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác định với Quốc hội ngay từ những tháng
đầu năm 2015 và được báo Dân Trí đưa lên mạng ngày 12/2/2015.
Trả lời Nam Nguyên tối
25/2/2016, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn
Hóa phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định:
“Thu nhập tăng lên thì thực ra không đúng thực tế, đấy
chỉ là con số báo cáo chứ rất ít người tin rằng chuyện đó là có thật. Nợ công
nói rằng sáu mươi mấy phần trăm thì tôi không tin, nó phải hơn số đó rất nhiều. Thống kê còn chênh lệch nhau quá mức, thậm chí nói
kinh tế của các tình thành phố tăng lên vuợt bực nhưng kinh tế cả nước thì chậm
lại. Thực tế mà nói thì cũng chỉ được cái bề mặt, chứ thực sự nền kinh tế vẫn
còn đang tụt hậu so với thế giới, tôi cho là không phải vài ba chục năm mà còn
nhiều hơn nữa.”
Như vậy nền kinh tế Việt Nam
trong 10 năm qua đã có những tiến bộ gì đáng kể. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa nói
tiếp:
“Năng suất lao
động của Việt Nam so với các nước lân cận như Thái Lan, Tân Gia Ba thì Việt Nam
rất kém cỏi. Nếu có tăng về xuất khẩu hay bề nổi sự phát triển công nghiệp nói
chung, tôi cho rằng phần lớn là nhập cảng chứ chưa có một cái gì gọi là tự lực
cánh sinh cả. Nếu thẳng thắn nhận
xét thì nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế chậm phát triển và tụt hậu
so với mức phát triển của thế giới.”
Ngày 20/2/2016 Saigon Times
online đưa lên mạng bài viết ‘Nhìn lại chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo’
của TS Vũ Quang Việt nguyên chuyên viên kinh tế của Liên Hiệp Quốc. Bài viết
không nêu tên người đứng đầu chính phủ nhưng thực tế đánh giá 10 năm 2006-2015
Việt Nam hai lần thất bại trong chính sách lấy quốc doanh làm chủ đạo để nhắm
tốc độ tăng GDP cao.
Trong bài TS Vũ Quang Việt chỉ ra những chính sách đã tạo ra bất ổn trong nền
kinh tế từ năm 2006 đến nay. Chúng tôi xin phép trích thuật: “Sự bất ổn này có thể kể ra gồm lạm phát cao, nợ cao
khó trả, ngân sách thiếu hụt lớn, chênh lệch giàu nghèo. Tất cả là kết quả của
chủ trương xây dựng doanh nghiệp lấy quốc doanh làm chủ đạo - không hẳn là theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013 và
trước đó. Và đi cùng với chủ trương này là việc cho phép lập hàng loạt công ty
con, kể cả ngân hàng chứng khoán, xây dựng và buôn bán địa ốc, nửa công nửa tư
ăn theo - chủ yếu là các loại doanh nghiệp dịch vụ đầu cơ, rồi tập trung vốn
cho chúng.”
TS Vũ Quang Việt phân tích sự khác biệt về vai trò quan trọng của nhà nước
đối với nền kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa kiểu cũ và các nước kinh tế
thị trường. Một phía nhà nước nắm toàn bộ nền kinh tế, vai trò tư nhân không
đáng kể. Phía kia, nhà nước có vai trò xây dựng và thi hành luật pháp nhằm bảo
đảm các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng và chính quyền chỉ can thiệp
vào chính sách vĩ mô nhằm ổn định thị trường. đồng thời thực hiện các đầu tư
công mà khu vực tư nhân không muốn hay không có khả năng đáp ứng. Kinh tế
tăng trưởng mạnh hay yếu là tùy thuộc vào sự cạnh tranh vì lợi nhuận của tư
nhân.
Vẫn theo TS Vũ Quang Việt và
SaigonTimes Online : “Việt Nam cổ võ cho tư duy lấy quốc doanh làm
chủ đạo, công hữu hóa đất đai mà thực tế là giao cho chính phủ quyền làm chủ
đất đai và phân phối cho ai tùy ý, dùng tiền ngân sách và tín dụng mà mình
kiểm soát lập ra các doanh nghiệp quốc doanh, từ đó giới có quyền thế tạo ra
các công ty con nửa nhà nước nửa tư nhân, trong một hệ thống gọi là tập đoàn để
lợi dụng ưu đãi về tín dụng và thu dụng đất công làm của tư.”
Việt Nam đã tụt hậu hàng
chục năm
Chúng tôi xin nhắc lại, các Tập đoàn quốc doanh được Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng ví von là những quả đấm thép của nền kinh tế đã không mang lại hiệu quả
như mong muốn. Sự
sụp đổ của Tập đoàn Vinashin làm thất thoát 86.000 tỷ đồng năm 2010, hay các vụ
bê bối và thất thoát tiền nhà nước ở Vinalines là những ví dụ điển hình. Ngoài ra chính sách
lấy quốc doanh làm chủ đạo mà sau này đổi là khu vực kinh tế Nhà nước chủ đạo
nền kinh tế.
Sau hai nhiệm kỳ tổng cộng 10 năm áp dụng chính sách lấy quốc doanh làm chủ
đạo, Việt Nam hiện nay vẫn theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và sự cải cách thể chế không có tiến bộ thực sự. Việt Nam đã tụt hậu hàng chục
năm so với láng giềng Mã Lai hay Thái Lan chứ không dám nói tới Tân Gia Ba.
Ngày 23/2 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam công bố lộ
trình phát triển tới năm 2035. Theo đó nếu Việt Nam nghiêm chỉnh cải cách thể
chế kinh tế và chính trị theo các khuyến cáo, thì cũng phải 20 năm nữa người
Việt Nam mới có mức thu nhập tương đương các nước láng giềng như Mã Lai thời
điểm 2010. Nói cho rõ nếu cải cách thành công thì 20 năm nữa thu nhập đầu người của
Việt Nam mới bằng nước bạn Mã Lai của 25 năm trước, lúc đó không biết nước bạn
thực tế đã tiến xa hơn đến đâu nữa. Câu chuyện vừa nghiêm chỉnh vừa xót xa.
Trong cuộc phỏng vấn tối ngày 23/2/2016, TS Lê Đăng Doanh thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên
Hiệp Quốc đã nhận định về thách thức phải cải cách. Ông nói:
“Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đã thắng thắn đề cập là Việt Nam cần phải mạnh
mẽ nâng cao năng suất lao động, nâng cao sự sáng tạo hiệu quả và phải phát
triển mạnh mẽ năng lực cạnh tranh. Muốn như vậy thì Việt Nam phải cải cách về
mặt thể chế và nếu như những điều đó được giới lãnh đạo được Đại hội 12 đã bầu
ra thực hiện, thì Việt Nam với tiềm năng của mình hoàn toàn có thể đạt được
những tiến bộ như đã đề ra. Nếu như công cuộc cải cách không vượt qua
được sự cản trở của nhóm lợi ích và không tự mình vượt qua được những ràng buộc
mà mình tự buộc mình vào, tự hạn chế mình thì Việt Nam sẽ ngày càng bị tụt hậu
xa hơn.”
Ngày 24/2/2016 Báo mạng VnExpress trích lời Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor
Phước cảnh báo trước quốc hội về nguy cơ bất ổn xã hội do khoảng cách giàu
nghèo. Ông Ksor Phước đã góp ý về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính
phủ và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước đó tại Đại hội Đảng 12, ông Nguyễn Quốc
Cường Chủ tịch hội Nông dân Việt Nam báo động là khoảng cách giàu nghèo đang
cách biệt hơn 10 lần.
Trao đổi với chúng tôi, Giáo sư Tiến
sĩ Vũ Văn Hóa cho rằng hiện rất khó để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở
Việt Nam. Ông nói:
“Bây
giờ đất đai tập trung vào những người có quyền thế, những người có tài chính.
Những chỗ đất đai đẹp nhất ở các thành phố hay ở vùng nông thôn thì lại rơi vào
tay những người có tiền, còn người ta có tiền từ nguồn gốc nào thì mình cũng
không biết được. Rõ ràng là họ có những tài sản rất lớn, tôi lấy ví dụ ở Hà Nội những nơi
đẹp nhất thuộc về những người có nguồn tài chính rất lớn, những cái đó tạo ra
thu nhập rất lớn cho họ, bên cạnh họ lại có một bộ máy giúp việc rất đắc lực và
như vậy những người khác trở thành những người làm thuê thôi. Xã hội nào cũng
có việc đó. Nhưng ở Việt Nam tôi cho rằng mấy năm gần đây sự cách biệt rất
nhanh và rất lớn. Cần có nghiên cứu và trả lời cho dân chúng, chứ cứ nói cách
biệt giàu nghèo thể hiện rõ ràng, nhưng chưa ai dám phát biểu công khai là
nguyên nhân tại đâu mà ra, chưa có cái đó.”
Nguyên nhân cách biệt giàu nghèo ở Việt Nam có lẽ chỉ có Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng và chính phủ của ông mới có lời giải đáp, vì ông đã lãnh đạo Chínhnh
phủ 10 năm liên tiếp. Tiếc rằng trong 7 điểm hạn chế và yếu kém trong nhiệm kỳ
Thủ tướng, được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày trước Quốc hội chiều
24/2/2016, đã không có nội dung nào liên quan tới vấn đề này.